Rõ ràng điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín cũng như các sản phẩm của hãng điện tử Hàn Quốc. Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua 25 thiết bị vi phạm của Samsung trong vụ kiện tụng với Apple.
1. Captivate(nhà mạng phân phối AT&T)
Chiếc smartphone Samsung Galaxy S nổi tiếng với diện mạo hoàn toàn mới được phân phối độc quyền bởi nhà mạng AT&T tại thị trường Mỹ. Đây là phiên bản độc quyền của AT&T và có tên gọi chính thức là Samsung Captivate.
Máy được trang bị bộ vi xử lý lõi đơn 1 GHz, 512MB RAM, màn hình Super AMOLED 4 inch độ phân giải 480x800 pixel, camera 5 MP và dung lượng bộ nhớ 16GB.
Vi phạm các bằng sáng chế: 381, 915 và D306.
2. Continuum(nhà mạng phân phối Verizon Wireless)
Điểm nổi bật của máy là trang bị đến 2 màn hình: một 3,4 inch Super AMOLED và một màn hình nhỏ hơn nằm bên dưới (1,8 inch). Người dùng có thể tùy chỉnh màn hình ticker để cập nhật liên tục thông tin từ mạng xã hội, tin nhanh trên web. Samsung Continuum cũng tích hợp sẵn các tính năng Wi-Fi, hỗ trợ thẻ nhớ microSD 8GB, nguồn pin dung lượng 1.500 mAh với thời lượng nghe gọi khoảng một ngày.
Câu chuyện của Apple
Apple đứng hàng đầu thế giới trong việc sản xuất các thiết bị phục vụ công việc cũng như giải trí như iPhone,iPad, Macbook, iPod… Bên cạnh việc hợp tác “có chừng mực” với một số đối tác, Apple còn tự triển khai các nội dung số và phần cứng. Sau nhiều năm, Apple đã hoàn thiện toàn bộ hệ thống phần mềm, ứng dụng của hãng và cung cấp một cách trực tuyến cho người dùng trên toàn cầu với các mức giá từ miễn phí cho tới vài chục USD. Người dùng các sản phẩm của Apple có thể truy cập vào kho App Store ứng dụng này để xem, tải về, dùng thử hoặc mua nếu thích.
Trong quá khứ, Apple đã từng chặn các giao dịch mua bán phần mềm với người dùng ở Việt Nam. “Sự việc bắt nguồn khi một hacker Việt Nam tấn công người dùng App Store của Apple để thu lợi bất chính”, mô tả trên một diễn đàn chuyên về Công nghệ cho hay. “Đầu tháng 7-2010, một hacker có tên ThuatNguyen bị nghi ăn cắp tài khoản iTunes của nhiều người và dùng tài khoản đó để mua ứng dụng của mình như một hành vi rửa tiền. Ngay sau đó, Apple đã xóa tài khoản của Thuat Nguyen và một đại diện của hãng cũng thừa nhận ThuatNguyen đã ăn cắp khoảng 400 tài khoản iTunes”. Ngay sau đó, Apple đã cấm không cho địa chỉ IP đến từ Việt Nam sử dụng tài khoản iTunes truy cập vào App Store đồng thời ngừng hẳn việc cho phép đăng ký mới để sử dụng dịch vụ ngay sau khi phát hiện thêm về việc người dùng Việt Nam sử dụng các tài khoản ăn trộm để mua ứng dụng trên App Store.
Thói quen dùng "chùa"
Theo các nhà quan sát, thực trạng dùng “chùa” phần mềm hoặc dùng các biện pháp không minh bạch để mở khóa phần mềm để sử dụng mà không phải trả phí là hành động diễn ra rất thường gặp ở Việt Nam. Theo Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) công bố ngày 17/5/2012, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính của Việt Nam năm 2011 rất cao, đến 81%. “Thói quen dùng chùa phần mềm đã manh nha ở Việt Nam từ rất lâu, khi mà các máy tính đầu tiên được giới thiệu vào Việt Nam. Khi đó, toàn bộ các game, hệ điều hành… đều không được mua bản quyền mà được bẻ khóa trực tiếp và sử dụng lậu. Thói quen mua bản quyền phần mềm dường như là một thói quen xa xỉ mà nó vẫn còn tiếp tục đến ngày nay”. Khi được hỏi về lý do dùng phần mềm lậu, nhiều thành viên trên một diễn đàn chuyên về smartphone đã đặt câu hỏi ngược lại “tại sao lại phải bỏ tiền mua phần mềm trong khi có thể dùng nó miễn phí và ai quanh chúng ta (ở Việt Nam) cũng làm y chang như vậy”.
" alt=""/>Mốt xài ứng dụng 'chùa' trên di động Việt, lợi bất cập hạiThe Financial Times đưa tin Nokia đang xem xét thử nghiệm một mô hình kinh doanh mới để thúc đẩy thị phần di động đang tụt dốc của mình.
Cụ thể, đại gia di động Phần Lan hiện đang đàm phán với một số mạng di động châu Âu về việc hợp tác phân phối độc quyền loạt smartphone Windows Phone 8 sắp ra mắt. Theo đó, các mẫu điện thoại của Nokia sẽ được bày bán theo hướng tập trung hơn, ít mạng di động phân phối hơn, đồng thời nhà mạng sẽ được trích lại một phần doanh thu từ việc bán điện thoại. Ý tưởng chung, theo Financial Times là tạo động lực tài chính cho các nhà mạng để họ quảng bá, tiếp thị sản phẩm Nokia một cách tích cực hơn.
Nếu quả thực là Nokia theo đuổi một chiến lược như vậy, đây thực sự là một bước ngoặt đáng kể trong quan điểm phân phối của hãng. Hiện tại, Nokia luôn tâm niệm đưa thiết bị của mình đến với càng nhiều mạng di động càng tốt. Họ tin rằng, sản phẩm của mình hiện diện ở càng nhiều nơi thì cơ hội để ghi nhận doanh thu càng cao. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh gần đây của Nokia đã cho thấy, chiến lược này rõ ràng là bất ổn, rất cần điều chỉnh lại.
Tuần trước, Nokia thông báo hãng lỗ tới 1,7 tỷ USD trong quý II, còn doanh số cũng chỉ đạt 9,23 tỷ USD. Dù thừa nhận đó là một quý “rất khó khăn”, song Nokia vẫn trấn an giới đầu tư rằng smartphone Windows Phone 8 sẽ là một “chất xúc tác quan trọng” cho thương hiệu Lumia.
Việc cho phép nhà mạng nhận được một phần doanh thu trích từ mọi điện thoại bán được không phải là ý tưởng tồi. Các nhà mạng hiện không được hưởng chính sách này từ những đại gia như Apple, và thị trường di động đang rộ lên tin đồn rằng các nhà mạng rất muốn Windows Phone gia tăng thị phần để kiềm chế bớt tầm ảnh hưởng của Apple lẫn Google. Bằng cách tạo thêm động lực kiếm tiền cho nhà mạng, Nokia có thể sẽ nhận được sự chào đón, hỗ trợ, hậu thuẫn, tiếp thị tích cực hơn trong tương lai, điều mà các phiên bản Lumia 810, 900 chưa nhận được.
Tuy nhiên, tiếp thị vẫn chỉ là một mảnh ghép nhỏ của bài toán. Người tiêu dùng hiện đại mong muốn mỗi chiếc điện thoại là một tổ hợp hoàn chỉnh, bao gồm thiết kế mạnh mẽ, phần mềm tiện dụng và giá thành hợp lý. Liệu Nokia có thể thỏa mãn tất cả những nhu cầu này với smartphone Windows Phone 8 hay không thì vẫn phải chờ xem.
Trọng Cầm
" alt=""/>Nokia chia doanh thu Windows Phone 8 cho nhà mạng ruột