Giảng viên cao cấp (hạng I) - mã số: V.07.01.01;
Giảng viên chính (hạng II) - mã số: V.07.01.02;
Giảng viên (hạng III) - mã số: V.07.01.03;
Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23.
![]() |
Giảng viên đại học trong một giờ lên lớp. Ảnh: Thanh Hùng. |
Bên cạnh quy định chung, mỗi hạng chức danh nghề nghiệp có quy định riêng về nhiệm vụ; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Cụ thể, yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23 là có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
Yêu cầu đối với chức danh giảng viên (hạng III) - mã số: V.07.01.03 gồm:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III).
Yêu cầu đối với chức danh giảng viên chính (hạng II) - mã số: V.07.01.02 gồm:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).
Yêu cầu đối với chức danh giảng viên cao cấp (hạng I) - mã số: V.07.01.01 gồm:
a) Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I).
Theo Thông tư 40, việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức và theo quy định của pháp luật.
Không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, trừ trường hợp viên chức giảng dạy được công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của luật chuyên ngành.
Cách xếp lương
Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Việc xếp lương chức danh nghề nghiệp thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 12/12/2020. Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) áp dụng đối với viên chức được tuyển dụng sau ngày thông tư này có hiệu lực thi hành.
Việc bổ nhiệm và xếp lương của viên chức giảng dạy có chức danh phó giáo sư, giáo sư được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 141/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 117/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Viên chức giữ chức danh trợ giảng (hạng III), mã số V.07.01.23 nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 quy định tại Thông tư này thì căn cứ vào vị trí việc làm, yêu cầu nhiệm vụ, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học xem xét và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập.
" alt=""/>Hệ số lương giảng viên đại học được hưởng cao nhất là 8,0Theo đó, các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố cùng nghỉ học kỳ I vào ngày 31/12/2018 (thứ Hai).
Ảnh: Thanh Hùng |
Cụ thể, lịch nghỉ học kỳ I và Tết Dương lịch 2019 như sau:
Với cấp học THCS, THPT, GDTX: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được nghỉ học kỳ I và Tết Dương lịch liền 3 ngày từ 30/12/2018 (Chủ Nhật) đến hết ngày 1/1/2019 (thứ Ba). Ngày 29/12 (thứ Bảy), học sinh đi học bình thường.
Với cấp học mầm non, tiểu học: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được nghỉ học kỳ I và Tết Dương lịch liền 4 ngày từ 29/12/2018 (thứ Bảy) đến hết ngày 1/1/2019 (thứ Ba).
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu sau kỳ nghỉ, các đơn vị khẩn trương ổn định nền nếp dạy học và trở lại làm việc bình thường.
Thanh Hùng
" alt=""/>Lịch nghỉ Tết Dương lịch của học sinh Hà NộiNhững hoạt động này đã góp phần tạo ra sự kết nối giữa người bệnh và chuyên gia y tế, nhằm nâng cao hiểu biết về vảy nến - một căn bệnh không lây và hoàn toàn có thể được kiểm soát. Bệnh nhân vảy nến cũng được tiếp thêm niềm tin từ việc kiểm soát tốt tình trạng bệnh để tận hưởng cuộc sống như một người bình thường.
Bên cạnh các hoạt động thiết thực nêu trên, chia sẻ từ chính người bệnh vảy nến cũng mang đến những góc nhìn đa chiều trong việc kiểm soát vảy nến, đồng thời tạo động lực vượt qua thử thách trong quá trình kiểm soát bệnh cho cộng động người bệnh vảy nến nói chung.
Đến với sự kiện, chị Chung và anh Quốc đã giải bày câu chuyện của chính bản thân mình với những thông điệp tích cực dành cho bệnh nhân vảy nến. Từ những người bệnh từng phải đối mặt với mặc cảm, tự ti và nhiều khó khăn do vảy nến gây ra, giờ đây, cả chị Chung và anh Tuấn đều đã kiểm soát tốt tình trạng bệnh, trở lại cuộc sống tự tin, hạnh phúc nhờ phương pháp điều trị phù hợp tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Với ý nghĩa thiết thực, chương trình kỷ niệm nhân Ngày vảy nến thế giới và Câu lạc bộ bệnh nhân “Kiểm soát vảy nến - Chạm đến yêu thương” đã được đông đảo bệnh nhân đón nhận. Chương trình không chỉ thu hút sự tham gia trực tiếp của hơn 200 người bệnh, mà còn thu hút hơn 2.400 lượt theo dõi trên fanpage Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Facebook “Kiểm soát vảy nến - Chạm đến yêu thương”: https://www.facebook.com/groups/bvdalieutphcm
Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.facebook.com/benhviendalieutphcm
Bích Đào
" alt=""/>BV Da liễu TP.HCM đồng hành nâng chất lượng cuộc sống bệnh nhân vảy nến