Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Ủy viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cho biết, chỉ số chuyển đổi số quốc gia năm 2022 là 0,71.
So với năm 2021, tốc độ tăng trưởng chỉ số chuyển đổi số quốc gia năm 2022 có chậm lại. Tuy nhiên, các chỉ số thành phần về chính phủ số, kinh tế số và xã hội số vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, từ 45 đến 55%. Điều này có nghĩa là khi chúng ta càng phát triển lên mức độ cao, việc tăng điểm sẽ càng khó khăn hơn, cần nhiều nỗ lực hơn.
Đánh giá khái quát, chỉ số tổng hợp của cấp tỉnh có mức tăng trưởng mạnh hơn cấp bộ. Điều này phản ánh một cách tương đối trên bình diện tổng thể rằng, trong năm 2022 các địa phương đã nỗ lực lớn hơn các bộ, ngành trung ương.
Năm 2022, 100% các bộ, tỉnh đều có chỉ số tăng so với năm 2021. Qua đó, cho thấy trong năm ngoái, cả hệ thống chính quyền các cấp đều nỗ lực, song do mức độ nỗ lực nhiều, ít khác nhau nên đã dẫn đến những kết quả khác nhau.
Bộ KH&ĐT lần đầu xếp thứ nhất về chuyển đổi số
Cụ thể, ở khối bộ, ngành có cung cấp dịch vụ công, sau 2 lần dẫn đầu vào các năm 2020 và 2021, trong năm 2022 Bộ Tài chính giảm 1 bậc, xếp thứ hai; Bộ KH&ĐT sau 2 năm xếp thứ hai và thứ ba, năm 2022 đã vươn lên dẫn đầu.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng thông tin thêm, Bộ KH&ĐT đứng thứ nhất ở tất cả các chỉ số chính. Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT rất quan tâm chỉ đạo triển khai các nền tảng số dùng chung toàn ngành và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động quản lý của bộ. Năm 2022, đây cũng là bộ đã kiện toàn, đổi tên Trung tâm Tin học thành Trung tâm CNTT và chuyển đổi số.
Xét trên góc độ kết nối, chia sẻ dữ liệu, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 đã tiếp nhận khoảng 12 triệu lượt giao dịch truy vấn đến, chỉ xếp sau các dịch vụ liên quan đến người dân như hộ tịch, dân cư và bảo hiểm xã hội. Ở chiều ngược lại, các hệ thống thông tin của Bộ KH&ĐT trong 6 tháng đầu năm nay đã thực hiện khoảng 200.000 lượt giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu đến các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu khác.
Trong các bộ, ngành có cung cấp dịch vụ công, Bộ Xây dựng tăng hạng về chỉ số chuyển đổi số mạnh nhất, tăng 5 bậc so với năm 2021. Điều này thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ và sự bắt đầu vào cuộc để cải thiện chỉ số nhận thức, chỉ số nhân lực và bước đầu có những kế hoạch cụ thể để triển khai các nền tảng dùng chung toàn ngành xây dựng, ví dụ như nền tảng quản lý xây dựng công trình – BIM.
Trong khi đó, năm 2022, Bộ Tư pháp là bộ giảm hạng mạnh nhất, giảm 5 bậc, xếp vị trí cuối cùng trong 17 bộ, ngành có cung cấp dịch vụ công.
Ở khối bộ, ngành không cung cấp dịch vụ công, dẫn đầu vẫn là Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có sự bứt phá mạnh mẽ nhất, tăng 6 bậc, từ xếp cuối vào năm 2021 đã vươn lên xếp thứ 2 vào năm 2022.
Đà Nẵng có năm thứ ba liên tiếp dẫn đầu
Với khối địa phương, Đà Nẵng có năm thứ ba liên tiếp xếp ở vị trí số 1 về chỉ số chuyển đổi số. Thành phố Cần Thơ lần đầu tiên vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu. Quảng Ngãi tăng hạng mạnh nhất, tăng tới 34 bậc. Đồng Nai và Hà Giang cùng giảm hạng mạnh, giảm 24 bậc.
Điểm ra các địa phương dẫn đầu về nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, đại diện Bộ TT&TT còn nêu rõ điểm chung của từng nhóm này. Theo đó, điểm chung của 9 địa phương dẫn đầu về nhận thức số là đã tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số qua đầy đủ các kênh truyền thông, từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, đặc biệt đã tận dụng kênh truyền thông xã hội.
Điểm chung của 14 địa phương dẫn đầu về thể chế số là đã ban hành đầy đủ các văn bản về chuyển đổi số, đồng thời đã ban hành chính sách về tỷ lệ chi ngân sách nhà nước tối thiểu cho chuyển đổi số; tổ chức các hội nghị phổ biến, hướng dẫn, quán triệt và ban hành các chính sách khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.
Điểm chung của 10 địa phương dẫn đầu về hạ tầng số là phổ cập mạng băng rộng cáp quang đến hộ gia đình, phổ cập smartphone đến người dân, triển khai trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây tập trung thống nhất theo đầu mối là Sở TT&TT, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Bộ TT&TT. Cùng với đó, các địa phương này cũng đã quan tâm triển khai các nền tảng số dùng chung trong toàn tỉnh và quan tâm triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động của tỉnh.
Về nhân lực số, điểm chung của 10 tỉnh, thành dẫn đầu là đã thành lập và tổ chức hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng đến từng thôn, xóm; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, và đặc biệt là có số lượng tài khoản active trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà nhiều.
Real Madridnhư điểm đến khả dĩ nhất, nhưng với cú ‘lật kèo’ của Mbappe với gã khổng lồ La Liga vào năm ngoái, không ai biết chắc điều gì sẽ xảy ra. Báo chí Pháp cho hay, PSG vẫn tin tay săn bàn 25 tuổi sẽ ở lại.
Tuy nhiên, theo cựu danh thủ Dugarry thì tốt nhất là Mbappe nên… cuốn gói khỏi Paris, có như thế PSG mới phát triển thành một đội bóng đúng nghĩa.
“Tôi hy vọng Mbappe sẽ rời PSG. Tôi nghĩ, cậu ấy đang trì trệ”, Dugarry nói với RMC Sport.
Cựu danh thủ Pháp nói thêm: “Mbappe ngày càng trở nên dễ đoán hơn trong các cuộc đấu tay đôi. Cậu ấy thiếu sức mạnh và bản lĩnh, mất tích trong các trận đấu một cách thường xuyên.
Thái độ của Mbappe, cách cậu ấy vung tay lên ở trên sân, cho thấy những biểu lộ tiêu cực.
Cậu ấy muốn làm thủ lĩnh của cả đội, nắm mọi quyền lực nhưng bạn lại thấy Mbappe chỉ là một cậu nhóc và chiếc áo quá rộng với cậu ấy.
Tôi không cảm thấy có sự cộng sinh giữa Mbappe và PSG. Tôi muốn cậu ấy tham gia vào một dự án tập thể, chứ không phải cá nhân”.
Mbappe vừa cùng PSGgiành Siêu cúp Pháp sau chiến thắng 2-0 Toulouse, trong đó chân sút 25 tuổi là người ấn định kết quả chung cuộc, sau bàn mở tỷ số của Lee Kang In.
Trong nghiên cứu, tổng cộng 140 người trên 50 tuổi, mắc bệnh tim hoặc có ít nhất hai yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim, tuân theo chế độ ăn không có trứng hoặc 12 quả trứng tăng cường mỗi tuần.
Trứng tăng cường chứa lượng vitamin bổ sung (như vitamin D) hoặc axit béo omega-3 thông qua thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho gà mái. Mức cholesterol của các tình nguyên viên được ghi lại khi bắt đầu nghiên cứu và sau đó 4 tháng.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt nào giữa tỷ lệ HDL (cholesterol tốt) hoặc LDL (cholesterol xấu) giữa hai nhóm này. Như vậy, ăn 12 quả trứng tăng cường mỗi tuần không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến mức cholesterol.
Trứng tăng cường được chọn vì “chứa hàm lượng phong phú vitamin D, B và E, axit béo omega, i-ốt cùng với lượng chất béo bão hòa thấp hơn", Tiến sĩ Nina Nouhravesh, làm tại Viện nghiên cứu lâm sàng Duke và tác giả chính của nghiên cứu, viết.
Tiến sĩ Nouhravesh lưu ý, với những người mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ phát triển bệnh tim, việc tiêu thụ 12 quả trứng tăng cường mỗi tuần không tác động tiêu cực đến mức cholesterol của họ trong 4 tháng, khi so sánh với nhóm không ăn trứng.
"Khi già đi, chúng ta cần lượng protein cao hơn để duy trì cơ bắp. Khối lượng cơ bắp và sức mạnh thể chất là hai yếu tố dự báo cho sự lão hóa khỏe mạnh. Trứng là một nguồn protein giá rẻ được bán rộng rãi”, Tiến sĩ James O'Keefe, bác sĩ tim mạch tại Viện Tim Trung Mỹ Saint Luke.
Đối với đa số, trứng rất bổ dưỡng và là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Nhưng các chuyên gia y tế cho rằng mỗi người vẫn nên nói chuyện với bác sĩ liệu chế độ ăn nhiều trứng có phù hợp với mức cholesterol và nhu cầu ăn kiêng của bản thân hay không.
Lưu ý khi bảo quản trứngTrứng có thể để được đến 5 tuần khi được bảo quản trong điều kiện tủ lạnh thích hợp. Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo trứng mua tại cửa hàng nên được mang thẳng về nhà và giữ lạnh ngay ở 4 độ C, không để ở cánh cửa tủ lạnh.
Để tránh nguy cơ vi khuẩn phát triển, đừng để trứng ngoài tủ lạnh quá 2 giờ. Bất kỳ vi khuẩn nào có trong trứng đều có thể nhân lên nhanh chóng ở nhiệt độ phòng.
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào trứng qua các vết nứt trên vỏ nên bạn hãy tránh loại trứng này hoặc sử dụng ngay khi phát hiện.
" alt=""/>So sánh sức khỏe khi ăn 12 quả trứng một tuần và không ăn quả nào