![]() |
Thái Lan gọi 33 tuyển thủ chuẩn bị tiếp Việt Nam |
Giới truyền thông Thái Lan cho rằng đây là sự tập hợp tốt nhất của bóng đá xứ Chùa Vàng, ngoại trừ các cầu thủ chấn thương.
Không bất ngờ, khi tài năng 19 tuổi Ekanit Panya được triệu tập. Cầu thủ của Chiangrai United được HLV Nishino đánh giá rất cao.
Ekanit Panya hiện đang là cầu thủ người Thái Lan ghi bàn tốt nhất Thai League, với 8 pha lập công.
HLV Akira Nishino cũng đặt niềm tin vào tân binh Jaroensak Wonggorn, tiền đạo cánh 22 tuổi từng rất nổi bật với U23 Thái Lan.
Đồng đội của Đặng Văn Lâm ở Muangthong United, Saringkan Promsupa, là một gương mặt mới khác trong đợt tập trung này.
![]() |
Ekanit Panya là một trong những hy vọng của Thái Lan |
Thái Lan chuẩn bị cho cuộc chiến quan trọng với tuyển Việt Nam, nên HLV Nishino muốn có trong tay những cầu thủ tốt nhất.
Bóng đá Thái Lan xuống dốc trong thời gian gần đây. Vì vậy, trận tiếp tuyển Việt Nam có rất nhiều ý nghĩa với "Voi chiến".
Ngoài ra, đây còn là trận ra mắt của Akira Nishino trước người hâm mộ Thái Lan, sau khi ký hợp đồng có mức lương hơn 970.000 USD.
Nhà cầm quân người Nhật Bản muốn khẳng định mình bằng chiến thắng trước Việt Nam, và nuôi giấc mộng cùng Thái Lan vào giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2022.
Danh sách 33 tuyển thủ Thái Lan Thủ môn: Siwarak Tedsungnoen (Buriram United), Kawin Thamsatchanan ( Oud-Heverlee Leuven), Chatchai Budprom (BG Pathum United), Apirak Worawong (Chiangrai United), Kornpatnaree Chan (Khonkaen FC). Hậu vệ: Pansa Hemviboon (Buriram United), Adisorn Promrak (Muangthong United), Manuel Bihr (Bangkok United), Shinnaphat Leeaoh (Chiangrai United), Saringkan Promsupa (Muangthong United), Theerathon Bunmathan (Yokohama F. Marinos), Narubadin Weerawatnodom (Buriram United), Tristan Do (Bangkok United), Nitipong Selanon (Port FC), Patcharapol Intanee (Muangthong United). Tiền vệ: Sarach Yooyen (Muangthong United), Sanrawat Dechmitr (Bangkok United), Phitiwat Sukjitthammakul (Chiangrai United),, Sivakorn Tiatrakul (Chiangrai United), Peeradon Chamratsamee (Samut Prakan City), Ratthanakorn Maikami (Buriram United), Chanathip Songkrasin (Consadole Sapporo). Sasalak Haiprakhon (Buriram United). Thitipan Puangchan (Oita Trinita), Supachok Sarachat (Buriram United), Bordin Phala (Port FC), Ekanit Panya (Chiangrai United), Picha Autra (Samut Prakan City), Jaroensak Wonggorn (Samut Prakan City), Anon Amornlerdsak (Bangkok United), Tanaboon Kesarat (Port FC). Tiền đạo: Supachai Jaided (Buriram United), Chananan Pombuppha (Bangkok United). |
MỜI XEM VIDEO ĐƯỢC TẠO TỰ ĐỘNG CỦA BÀI VIẾT NÀY
Thiên Thanh
Thương em bệnh, bé trai xin nghỉ học đi bán vé số
Không còn tiền cầm cự, người phụ nữ xin giúp đỡ để sống thêm với con
Bé Bích Vân ở Tiền Giang bị bệnh ung thư máu. Để cứu nguy tính mạng của bé, ngoài thời gian điều trị, gia đình cần có một khoản tiền khá lớn để chữa bệnh. Mặc dù bé còn đang trong độ tuổi hưởng bảo hiểm y tế nhưng số tiền thuốc ngoài danh mục đắt đỏ khiến gia đình bế tắc.
Ngay từ đầu, vợ chồng anh Bằng, chị Thúy đã biết không thể đủ khả năng để theo đuổi bệnh cho con. Tuy nhiên được sự động viên, chia sẻ của người thân, họ cũng tìm đủ mọi cách để giúp con chữa bệnh.
![]() |
Chị Thúy làm thủ tục nhận tiền của bạn đọc Báo VietNamNet. |
Tai họa tiếp tục ập xuống khi anh Bằng gặp tai nạn dẫn tới gãy xương đòn phải bó bột. Kinh tế gia đình càng thêm suy sụp, cơ hội chữa bệnh cho con trở nên khó khăn. Anh của Vân mới học lớp 7 đã xin cha mẹ cho nghỉ học kiếm tiền giúp em.
May mắn thay, bạn đọc Báo VietNamNet đã kịp thời giúp đỡ cho bé Vân. Sau khi bài báo Thương em bệnh, bé trai xin nghỉ học bán vé số được đăng tải, nhiều bạn đọc đã tỏ ý chia sẻ, động viên. Số tiền bạn đọc gửi qua Báo VietNamNet được chúng tôi chuyển đến tận tay gia đình.
Nhận được số tiền bạn đọc ủng hộ, chị Thúy xúc động nói: “Chúng tôi vô cùng biết ơn những tấm lòng hảo tâm của bạn đọc Báo VietNamNet. Số tiền này tôi sẽ dành dụm để lo cho cháu Vân. Hy vọng sức khỏe của cháu sẽ tốt lên”.
Đức Toàn
" alt=""/>Bé gái ung thư máu được bạn đọc giúp đỡNhân sự mệt mỏi vì cấp trên tỏ thái độ khó chịu khi xin nghỉ phép đột xuất (Ảnh minh họa: Freepik).
Thoạt đầu, mọi thứ không có vấn đề gì. Nhưng dần dà, mỗi khi Minh Anh có ý định xin nghỉ phép, dù đã báo trước 3 ngày theo quy định nhưng cấp trên vẫn không mấy vui vẻ khi xét duyệt.
Đỉnh điểm là khi bố cô không may qua đời vì bị đột quỵ. Khi ấy, nữ nhân viên văn phòng xin nghỉ đột xuất trong 3 ngày để về quê lo hậu sự cho bố thì lại nhận câu trả lời vô tình từ cấp trên rằng: "Phải báo trước 3 ngày chứ".
Sau đó, mặc dù đã được cấp trên miễn cưỡng duyệt đơn xin nghỉ phép đột xuất, cô gái vẫn sốc khi phát hiện bản thân nghỉ mà không được hưởng lương.
"Vì quá bức xúc, tôi đã gặp trực tiếp giám đốc để khiếu nại. Lúc ấy, công ty mới có quy chế rõ ràng, thay đổi thời hạn xin nghỉ phép từ trước 3 ngày thành 1 ngày. Trong những trường hợp cấp bách, quản lý phải xử lý một cách linh hoạt hơn", Minh Anh nói.
Một khi nhận thấy công ty không thấu hiểu, người lao động, đặc biệt nhân sự Gen Z, sẽ dễ nghĩ đến việc rời đi (Ảnh minh họa: Freepik).
Từ đó, nữ nhân viên văn phòng chợt có ác cảm với công ty nên đã quyết định nghỉ việc không lâu sau đó.
"Thay vì an ủi tôi, sếp lại mỉa mai một cách khó chấp nhận như vậy. Tôi biết rằng khi tôi nghỉ đột xuất thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Nhưng ngoài công việc, người lao động còn nhiều thứ phải lo. Nếu đời sống tinh thần không ổn định thì bản thân cũng không thể cống hiến hết mình cho công việc", cô gái bộc bạch.
Trần Quỳnh (24 tuổi, ngụ tại TPHCM) chia sẻ anh cũng từng bị cấp trên tỏ vẻ khó chịu khi anh xin nghỉ phép đột xuất vì bị ốm.
"Trước đây, mặc dù tôi đã nộp y chứng theo quy định, sếp ở công ty cũ vẫn tỏ vẻ không hài lòng, cho rằng tôi nghỉ phép mà không lên kế hoạch, sắp xếp mọi thứ từ trước. Vị sếp ấy cho rằng bệnh cảm, sốt thì không đến mức phải nghỉ đột xuất. Đây cũng là lý do tôi nghỉ việc, làm ở nơi khác", Quỳnh chia sẻ.
Không duyệt nghỉ phép đột xuất, doanh nghiệp có thể chịu phạt
Mới đây, hội nhóm trên mạng xã hội với hơn 1,2 triệu nhân sự tham gia, đã xuất hiện một bài viết về chủ đề: "Vì sao các công ty yêu cầu xin nghỉ phép trước 2 ngày? Làm sao tôi đoán trước được nhà có người mất hoặc bản thân đổ bệnh?".
Bên dưới phần bình luận, một số quản lý nhân sự cho rằng việc xin nghỉ trước tối thiểu 2 ngày là để công ty có thể sắp xếp nhân sự phù hợp thay thế vào vị trí của người xin nghỉ đột xuất. Điều này giúp công việc không bị gián đoạn, đặc biệt vào những lúc cao điểm.
Trong khi đó, không ít người cho rằng quản lý cần linh hoạt hơn để thấu hiểu hoàn cảnh của người lao động, từ đó đảm bảo lợi ích của cả hai bên.
Người lao động có quyền được nghỉ phép đột xuất trong một số trường hợp cấp bách (Ảnh minh họa: Freepik).
Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ việc riêng và được hưởng nguyên lương trong các trường hợp như ba mẹ đẻ, ba mẹ nuôi của bản thân hoặc vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi qua đời; kết hôn, với thời gian nghỉ tối đa 3 ngày.
Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ không hưởng lương 1 ngày khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ thêm không hưởng lương.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật, họ có thể bị phạt tiền từ 2-5 triệu đồng.
Điều này được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Với khảo sát từ 63.878 người đi làm và 9.638 sinh viên là Gen Z trên toàn quốc, Anphabe (đơn vị tư vấn về các giải pháp xây dựng nguồn nhân lực) nhận thấy, có đến 73% Gen Z mong muốn làm việc trong môi trường năng động, vui vẻ. Khoảng 71% bạn trẻ muốn làm công việc thú vị, hấp dẫn…
Khảo sát của Anphabe cho thấy, cũng như các thế hệ trước, Gen Z kỳ vọng một môi trường làm việc khá toàn diện, trong đó các tiêu chí phúc lợi tốt, có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng; chăm sóc sức khỏe & đời sống nhân viên tốt; công việc ổn định.
Bà Lưu Bảo Vân, Giám đốc nghiên cứu tại Intage Việt Nam, cho rằng doanh nghiệp cần cải thiện chỉ số hạnh phúc của nhân viên bao gồm tăng cường phúc lợi như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn; tổ chức kiểm tra sức khỏe chuyên sâu, tầm soát thay vì kiểm tra định kỳ; hỗ trợ bảo hiểm mở rộng cho cả gia đình của nhân viên.
" alt=""/>Nghỉ phép vì nhà có tang, nhân sự sốc khi bị trách "không báo trước 3 ngày"