Với thắng lợi này, Fnatic đã chắc suất tham dự Vòng Bảng CKTG 2019– giải đấu được tổ chức ngay trên sân nhà châu Âu vào tháng sau.
Tương tự như trận Chung kết LEC Mùa Hè 2018, Schalke lại một lần nữa để thua Fnatic với tỉ số 1-3.
Sau khi chia tay với siêu sao đường giữa Rasmus “Caps” Winther, người đã chuyển sang đại kình địch G2 sau CKTG 2018, Fnatic đã gặp nhiều khó khăn hồi đầu mùa và để thua Schalke ở Tuần 2 vòng bảng LEC Mùa Xuân 2019.
Nhưng đó cũng là lần cuối cùng Schalke tìm ra cách khuất phục Fnatic tính tới trước trận Bán kết LEC Mùa Hè 2019. Do đó, không bất ngờ khi đội tuyển LMHTtới từ nước Đức đặt rất nhiều quyết tâm với hy vọng “trả nợ” thành công Fnatic.
Schalke cũng có nhiều thứ để chứng minh trong trận quyết đấu với Fnatic, đặc biệt với trường hợp của xạ thủ Elias “Upset” Lipp, tuyển thủ duy nhất còn sót lại trong đội hình kể từ sau thất bại tại Chung kết LEC cách đây một năm.
Fnatic khởi đầu thuận lợi ở Ván 1 sau khi đường giữa Tim “Nemesis” Lipovšek có được điểm Chiến Công Đầu từ Felix “Abbedagge” Braun bên phía Schalke. Fnatic nắm quyền kiểm soát, tạo đà cho Martin “Rekkles” Larsson tích lũy lượng Vàng vượt trội so với Upset.
Bùa lợi Baron có được ở phút 25 giúp Fnatic đẩy nhanh tốc độ và giành được ván thắng đầu tiên trong loạt Bo5.
Ván 2 diễn biến gần như tương tự khi ngôi sao đi rừng Mads “Broxah” Brock-Pedersen đoạt được bốn điểm hạ gục với Lee Sin khi mà thời gian còn chưa trôi qua phút thứ 10. Nhưng Schalke đã biết cách giảm nhịp độ khi không lao vào giao tranh và thế trận trở nên hòa hoãn sau một vài pha đụng đột nhỏ lẻ trên khắp bản đồ.
Fnatic không muốn điều đó kéo dài, họ chủ động ép đối phương lao vào giao tranh, có được những điểm hạ gục quan trọng cùng các mục tiêu lớn để vươn lên dẫn trước 2-0.
Dù Schalke chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu tích cực nào nhưng fan hâm mộ của họ vẫn còn được an ủi bởi Fnatic cũng mới thua ngược G2 cách đó đúng một tuần lễ. Trên lý thuyết, một cuộc lội ngược dòng vẫn có thể xảy ra nhưng Schalke buộc phải vượt qua áp lực tâm lý, gỡ lại ít nhất một ván nếu muốn tiến tới trận Chung kết.
Mọi thứ không hề dễ dàng với Schalke khi Fnatic đã lấy được mạng của Kim “Trick” Gang-yun sau pha xâm lăng ngay từ cấp 1. Tính tới phút 15, Fnatic đã dẫn đối thủ gần 8,000 Vàng nhưng một pha Dịch Chuyển tắc trách của Nemesis đã giúp Schalke có được bùa lợi Baron.
Nhưng lợi thế của Schalke không kéo dài được lâu khi Fnatic triển khai thế trận để chắc chắn có được con Baron thứ hai của Ván 3. Một pha giao tranh nổ ra ngay trong căn cứ của Schalke chứng kiến Fnatic giành chiến thắng và hủy diệt đối thủ với tỉ số 3-0 cách biệt.
Giờ thì Fnatic đang đứng trước cơ hội phục thù G2 ở trận đấu tranh cúp vô địch LEC vào 22g00 hôm nay. Đội thắng trong loạt Bo5 sắp tới sẽ nhận được 80,000 Euro (hơn 2 tỷ đồng) cùng suất hạt giống số một của khu vực châu Âu, giành được ít nhiều lợi thế trong giai đoạn bốc thăm chia bảng tại Vòng Bảng CKTG 2019.
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Hẹn G2 tại Chung kết LEC Mùa Hè 2019, Fnatic đã có tên tại Vòng Bảng CKTGTheo như thông báo của hãng, thì "video tự chơi sẽ giúp người dùng tìm thấy những ứng dụng mà mình cần một cách nhanh chóng hơn, chỉ bằng một cái liếc mắt". Đây cũng là một lý do chính đáng, vì đôi khi người dùng bị choáng ngợp bởi số lượng ứng dụng khi vào Play Store, và xem video sẽ giúp quá trình lựa chọn trở nên dễ dàng hơn.
Nhưng ngược lại, những video này sẽ gây khó chịu vì bỗng dưng phát tiếng ồn. Đây cũng là lý do tại sao hiện tại có nhiều trình duyệt web hiện biểu tượng để người dùng biết được ngay rằng Tab nào đang phát ra tiếng để tắt dễ dàng hơn. Một mối lo ngại nữa của người dùng với việc thêm video tự chơi vào Play Store đó là chúng sẽ sử dụng dữ liệu mạng, gây tốn thêm tiền. Google vẫn chưa đưa thêm thông báo nào về vấn đề này.
Theo GenK
" alt=""/>Google đưa tính năng gây bực mình nhất Internet lên cửa hàng Play StoreCó 12 mẫu xe giá rẻ 400 triệu đồng: Dân vẫn liều chơi xe Trung Quốc
Những mẫu ô tô Trung Quốc 'núp bóng' công nghệ BMW, Mercedes
Từ lâu, Trung Quốc đã nổi tiếng thế giới với biệt hiệu "thiên đường hàng nhái". Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy phiên bản copy của tất cả các nhãn hàng trên thế giới. Từ điện thoại Iphone, quần áo, thời trang, mỹ phẩm nhái, chuỗi cửa hàng ăn nhanh KFC nhái v.v...và đến cả những sản phẩm công nghệ cao, đầu tư nhiều vốn như ô tô cũng không ngoại lệ.
Zotye là một hãng xe hơi Trung Quốc khá có tiếng trên thị trường Việt Nam hiện nay. Các mẫu ô tô của nhà sản xuất này có giá thành phải chăng, trang bị nhiều tính năng hiện đại. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm của Zotye lại đi vay mượn thiết kế từ các hãng xe khác. Mẫu Zotye SR9 như là bản sao hoàn hảo của Porsche Macan, trong khi đó model Zotye Z8 nhìn từ đằng trước thì tưởng là Maserati Levante, nhìn từ phía sau lại giống Jaguar F-Pace.
![]() |
Vì quá giống Maserati nên chủ nhân chiếc Zotye Z8 này đã gắn logo của hãng xe Ý vào. Ảnh: Lee Thịnh |
Tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Zotye đặt showroom của mình ngay gần showroom các "nạn nhân" như Porsche mà không hề ngại ngùng.
Khi được phỏng vấn về vấn đề sao chép thiết kế, một chủ đại lý xe Zotye hồ hởi tuyên bố:
"Điều đó không quan trọng, miễn là xe bán chạy. Mọi người đều yêu thích các mẫu xe kiểu dáng đẹp, giá rẻ. Ngày nào tôi cũng bán được ít nhất 1 chiếc". "Tôi không cảm thấy có lỗi gì với hãng Porsche cả, đó là lỗi của họ khi để giá sản phẩm quá cao".
Còn chủ các showroom Porsche cũng tỏ ra không quan tâm tới kẻ bắt chước khi cho rằng: "Porsche là một hãng xe sang của Đức, có giá cao gấp 5 lần Zotye. Chúng tôi có phân khúc khách hàng khác nhau. Những người có đủ tiền mua Porsche sẽ chẳng đời nào đi mua Zotye."
![]() |
Phải là người yêu xe mới phân biệt được Porsche và Zotye. Ảnh: CarSpiritPK |
Trên thực tế, dù có tốc độ phát triển rất nhanh thế nhưng tại Trung Quốc Zotye vẫn là một nhà sản xuất xe quy mô cỡ vừa và nhỏ. Thậm chí, ngay cả với những ông lớn trong ngành ô tô Trung Quốc như Dongfeng hay Geely, chuyện sao chép cũng rất bình thường.
Khi mẫu Geely GE bị cáo buộc ăn cắp thiết kế từ Roll-Royce, người phát ngôn của hãng này phân trần: "Chúng thật sự rất khác nhau, mới nhìn qua mọi người sẽ tưởng nó giống nhau, phải để ý từng chi tiết mới thấy được sự khác biệt".
![]() |
Theo phát ngôn của Geely, hai mẫu xe này khác nhau hoàn toàn. Ảnh: Hotcars |
Vậy điều gì đã khiến các hãng xe Trung Quốc từ lớn tới bé đi sao chép thiết kế mà không sợ bị kiện? Theo lý giải của các chuyên gia xe hơi, có 2 nguyên nhân chính.
Thứ nhất, các nhà sản xuất ô tô Trung quốc tin rằng họ có thể dễ dàng thoát khỏi kiện tụng với các công ty châu Âu, ít nhất là ở tại đất Trung Quốc. Trên thế giới hiện nay, không có một bộ luật quốc tế chung về sở hữu trí tuệ. Mỗi quốc gia lại có quy định khác nhau về vấn đề này. Một mẫu thiết kế được bảo hộ tại châu Âu và Mỹ chưa chắc đã được bảo hộ tại Trung Quốc. Vì vậy các hãng xe như Porsche, Roll-Royce chỉ có thể ngăn các công ty sao chép khi họ đưa sản phẩm nhái sang bán tại thị trường Âu Mỹ.
Còn việc kiện các công ty Trung Quốc tại đất nước của họ là vô cùng gian nan. Không ai thấm thía điều này hơn là công ty Jaguar Land Rover. Nhà sản xuất Anh quốc đã vô cùng tức giận khi sản phẩm ăn khách Range Rover Evoque bị một công ty Trung quốc sao chép trắng trợn dưới cái tên Landwind X7. Tuy nhiên, khi nộp đơn kiện lên chính quyền, phía Trung Quốc đã hủy bỏ bản quyền sở hữu trí tuệ của Jaguar Land Rover với lý do công ty này đã đem sản phẩm đi triển lãm nhiều nơi trước khi đăng ký sở hữu trí tuệ nên sáng chế này không được tính là hợp lệ. Công ty Jaguar Land Rover chỉ biết kêu trời và tự bảo vệ mình bằng cách không đem các mẫu concept đi triển lãm nữa vì sợ tiếp tục bị làm nhái.
![]() |
Landwind X7, kẻ khiến Land Rover ôm cục tức. Nguồn: TopsImages |
Ngoài ra, đối với các hãng xe vừa và nhỏ Trung Quốc, cái lợi của việc làm nhái sản phẩm là quá lớn so với nỗi lo bị kiện. Họ không phải đầu tư công sức thiết kế. Các mẫu xe sản xuất ra luôn đảm bảo bán chạy vì kiểu dáng đẹp, ăn theo danh tiếng của các mẫu xe gốc. Thị trường Trung Quốc hơn 1 tỷ dân là qúa đủ để các công ty như Zotye vùng vẫy. Thực tế đã chứng minh, công ty này hoàn toàn đi từ con số 0 cho tới thành công ngày nay phần lớn là nhờ các mẫu xe nhái. Và khi đã đủ tiềm lực tài chính và kinh nghiệm, họ sẽ tấn công ra các thị trường ngoài nước bằng các sản phẩm tự thiết kế. Đây cũng chính là phương thức kinh doanh mà nhiều công ty Trung Quốc áp dụng lâu nay.
Đối với thị trường nội địa Trung Quốc, họ không sợ hủy hoại danh tiếng của mình bằng việc sao chép thiết kế. Thậm chí một số người dân còn cảm thấy tự hào vì những công ty như Zotye đủ năng lực sản xuất ra sản phẩm rẻ và tốt.
Ngân Vũ
Chiếc BAIC F5 1.3 Turbo hiện được rao bán 478 triệu đồng, rẻ hơn xe mới cả trăm triệu dù chỉ chạy lướt.
" alt=""/>Tại sao hãng xe Trung Quốc Zotye nhái thiết kế mà không lo bị kiện