Uttar Pradesh là bang lớn nhất Ấn Độ, và những hộ gia đình có thu nhập hàng năm dưới 3.000USD sẽ được tặng điện thoại.
Người dân cần lên mạng đăng ký nhận điện thoại miễn phí, dự kiến chương trình sẽ khởi động từ tháng tới. Uttar Pradesh sẽ bắt đầu bầu cử lại vào đầu năm tới và ông Akhilesh Yadav muốn giành được sự ủng hộ rộng rãi hơn của các cử tri.
Ông Akhilesh Yadav cho biết, điện thoại sẽ được phát tới tay người dân vào nửa cuối năm 2017, ngụ ý rằng chỉ khi ông và đảng của ông giành thắng lợi thì chương trình smartphone miễn phí này mới xảy ra.
Đây không phải lần đầu tiên ông Yadav đưa ra kế hoạch phát không thiết bị công nghệ cho người dân. Năm 2012, ông này công bố dự án phát miễn phí laptop sau khi đảng của ông thắng cuộc bầu cử quốc hội.
Và Yadav cũng không phải dân biểu duy nhất ở Ấn Độ có chương trình kiểu này. Thủ hiến bang Tamil Nadu, Jayalalithaa - từng là nữ diễn viên, hứa trong năm nay sẽ phát điện thoại miễn phí cho cử tri. Bà cũng công bố kế hoạch phát laptop miễn phí cho sinh viên, đồng thời cung cấp điện và Wi-Fi miễn phí tại những nơi công cộng.
Đồng cấp trước đó của bà Jayalalithaa là Muthuvel Karunanidhi cũng từng phát miễn phí TV màu cho cử tri trong cuộc bầu cử năm 2006. Năm ngoái, Bộ trưởng tài chính Arun Jaitley cũng công bố kế hoạch tặng 50.000 laptop cho sinh viên bang Bihar nếu liên minh đảng của ông thắng cử.
Nguyễn Minh (theo Mashable)
" alt=""/>Ấn Độ: Phát miễn phí smartphone cho cử triTheo báo USA Today, các hãng thông tấn Vice, AP và Gannett (cơ quan chủ quản của báo USA Today) đang tìm hiểu các chi tiết về công cụ bẻ khóa iPhone mà FBI đã sử dụng cũng như việc chính phủ Mỹ đã trả bao nhiêu cho việc đó. FBI đã từ chối cung cấp thông tin cho truyền thông thoe Đạo luật tự do thông tin.
Trong đơn kiện, 3 hãng thông tấn nêu rõ, công chúng có quyền được biết cách chính phủ Mỹ tiêu tiền đóng thuế của người dân như thế nào để có được kỹ thuật hack. Theo họ, sự tồn tại của một lỗ hổng bí mật ở iPhone có thể đẩy công chúng đến nguy hiểm. "Việc FBI mua công nghệ .... xác thực sự tồn tại của một lỗ hổng an ninh nghiêm trọng, chưa từng được tiết lộ ở một trong các sản phẩm tiêu dùng phổ biến nhất trên thế giới", trích đơn kiện của Vice, AP và Gannett.
Trong một tiết lộ gây sửng sốt hồi tháng 3 năm nay, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố đã nhờ được bên thứ ba giúp các mật vụ xâm nhập thành công vào chiếc iPhone 5C của Syed Farook, một trong các tay súng trong khủng bố San Bernardino, cướp đi sinh mạng của 14 người và làm 21 người khác bị thương hồi tháng 12/2015. Động thái này đã đột ngột chấm dứt vụ tranh chấp pháp lý giữa nhà chức trách Mỹ với Apple về việc liệu một tòa án có thể ra lệnh cho một công ty tạo ra phần mềm vi phạm chính sách bảo vệ sự riêng tư của họ hay không.
" alt=""/>3 hãng thông tấn kiện FBI vì hack điện thoại của khủng bốTại Nghị quyết số 76 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016 mới được ban hành, cùng với việc giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tăng cường chỉ đạo bảo đảm an toàn, an ninh mạng, Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan chỉ đạo tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin quan trọng, có ảnh hưởng tới lợi ích công cộng của xã hội và hình ảnh quốc gia, đồng thời phối hợp kịp thời với cơ quan chức năng để xử lý sự cố mất an toàn thông tin đối với trường hợp không thể tự khắc phục.
Ngày 6/9 vừa qua, trong phát biểu tại lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã nhấn mạnh, an toàn thông tin mạng là một trong những lĩnh vực rất quan trọng tại Việt Nam hiện nay. Sự cố hệ thống thông tin Vietnam Airlines bị tin tặc tấn công mới đây đặt ra cho chúng ta yêu cầu cao hơn trong việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ càng đòi hỏi phải quan tâm hơn nữa đến công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng. “Đây là lĩnh vực Bộ TT&TT sẽ đặc biệt quan tâm trong thời gian tới, nhất là khi nguy cơ tấn công từ tin tặc đang rất cao”, Bộ trưởng khẳng định.
Phát biểu tại hội nghị giao ban công tác quản lý tháng 7, 8/2016 của Bộ TT&TT cũng được tổ chức vào sáng 6/9, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng nhận định, an toàn thông tin mạng đang là vấn đề rất nóng. Liên quan đến việc triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn thông tin mạng, Thứ trưởng cho rằng việc này cần phải được nội bộ Bộ TT&TT quan tâm trước. “Các doanh nghiệp thuộc Bộ phải quan tâm để làm sao có các phương án phòng ngự trước, về quy trình, cơ sở vật chất cũng như công tác cán bộ... Đồng thời, Cục An toàn thông tin và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) phải phối hợp với Trung tâm thông tin Bộ tiến hành rà soát các lỗ hổng về an toàn thông tin; đồng thời cần hướng dẫn các đơn vị nội bộ trong Bộ trước về quy trình ứng cứu, xử lý, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng”, Thứ trưởng đề nghị
" alt=""/>An toàn thông tin mạng tiếp tục vào Nghị quyết Chính phủ