Theo thông tin được Cục Tần số Vô tuyến điện báo cáo lãnh đạo Bộ TT&TT ngày 23/4, gần đây Ban Chỉ đạo Đề án Số hóa Truyền hình Việt Nam đã có các buổi làm việc trực tiếp với UBND thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Long và TP. Hồ Chí Minh để thúc đẩy việc hình thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng (TDPS) truyền hình số mặt đất khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ.
Phía Bộ TT&TT cũng đã gửi công văn đề nghị các tỉnh, thành phố báo cáo phương án thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất trước ngày 30/4/2014.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, giữa các đài vẫn chưa thống nhất được vấn đề hợp tác thành lập doanh nghiệp chung.
Cụ thể, theo Cục Tần số Vô tuyến điện, tại khu vực Nam Bộ sau nhiều lần làm việc, đến nay Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa thống nhất được với Đài PTTH Vĩnh Long về phương thức thành lập doanh nghiệp chung.
Giữa hai đơn vị này vẫn có ý kiến khác nhau về vấn đề xin cấp phép thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất. Đài PTTH TP. Hồ Chí Minh đề nghị là đơn vị chủ trì xin cấp phép thiết lập mạng, còn Đài PTTH Vĩnh Long đề nghị được đồng đứng tên trong giấy phép thiết lập mạng, hoặc đề nghị Bộ cấp 2 giấy phép thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng cho cả 2 đơn vị.
Còn tại khu vực Bắc Bộ, Đài PTTH Hà Nội đã cùng đơn vị khác là HANEL và Công ty Cổ phần dịch vụ Truyền thanh – Truyền hình Hà Nội thành lập công ty Cổ phần TDPS truyền hình đồng bằng Sông Hồng, tuy nhiên lại chưa có sự tham gia của Đài PTTH Hải Phòng. Đài PT&TH Hà Nội và Hải Phòng hiện vẫn chưa thống nhất được vấn đề hợp tác, góp vốn thành lập doanh nghiệp.
" alt=""/>Lập doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng: Nhà đài mỗi người một ýTheo đó, người dân, doanh nghiệp ở TP.HCM thay vì phải lên UBND phường xã xin cung cấp thông tin như hiện nay thì có thể sử dụng điện thoại thông minh hoặc internet để tra cứu các thông tin liên quan đến tình hình quy hoạch từng thửa đất, căn nhà.
![]() |
TP.HCM đốc thúc công khai thông tin quy hoạch |
Trên thực tế, một số quận trên địa bàn TP.HCM từ lâu đã đưa vào ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin giúp người dân tự xem quy hoạch như các quận 9 , Thủ Đức, Bình Thạnh…
Thế nhưng, Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM Hoàng Tùng cho biết, trên thực tế thì quá trình triển khai công bố, công khai thông tin quy hoạch vẫn còn rất nhiều vướng mắc.
Cụ thể, người dân vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận thông tin quy hoạch do trên bản đồ có nhiều ký hiệu chuyên môn. Chưa kể, đa số các đồ án quy hoạch phân khu bao hàm các nội dung kỹ thuật nên người dân khó tiếp cận và khó hiểu các nội dung đồ án quy hoạch.
Ở một số nơi lại xảy ra tình trạng thiếu cán bộ hướng dẫn, giải thích cho người dân. Ngoài ra, không gian và thời gian trưng bày đồ án tại các phường xã vẫn còn hạn chế về mặt quy mô diện tích để thông tin đến người dân.
Về vấn đề này, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP.HCM Trương Trung Kiên đã đề nghị các cơ quan liên quan khi thực hiện công tác công khai thông tin quy hoạch cần có giải pháp tích hợp đầy đủ thông tin quy hoạch có ảnh hưởng đến người dân.
Cụ thể, đồ án phải có quy hoạch xây dựng, giao thông, sử dụng đất, hạ tầng… để người dân tiện tra cứu và tham khảo. Các nội dung niêm yết phải rõ ràng, dễ hiểu và có hướng dẫn người dân sử dụng, tra cứu các tài liệu niêm yết. Đặc biệt, thành phố cũng cần hoàn thiện tính pháp lý đối với các thông tin quy hoạch được công khai hệ thống internet.
Do đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM nói rằng cơ quan này sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tìm giải pháp để chuyển tải ngôn ngữ kỹ thuật khô khan trên các bản đồ quy hoạch thành những ngôn ngữ dễ hiểu. Đồng thời sẽ thực hiện công khai thông tin quy hoạch trên hệ thống điện thoại thông minh và internet.
Diệu Thủy
Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các Bộ đánh giá và hoàn thiện hồ sơ đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại khu vực số 148 Giảng Võ theo yêu cầu trước đó của Thủ tướng.
" alt=""/>TP.HCM đốc thúc công khai thông tin quy hoạch