Được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký ban hành ngày 8/8 vừa qua, Kế hoạch Tổng thể xác định TMĐT là một kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại và của xã hội thông tin, giúp doanh nghiệp VN đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất nhập khẩu; tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập.
![]() |
Ước tính sẽ có 30% dân số VN tham gia mua hàng trực tuyến vào năm 2020 |
Sau 5 năm nữa, Việt Nam cần phải hoàn thiện được hạ tầng pháp lý, cùng với việc xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT; Xây dựng mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận và hoàn tất đơn hàng bao phủ tất cả các tỉnh, thành trên cả nước; từng bước mở rộng ra khu vực để đẩy mạnh TMĐT xuyên biên giới;
Đặc biệt, cần phải hình thành được một hạ tầng an toàn, an ninh cho TMĐT với việc thiết lập các hệ thống quản lý, giám sát giao dịch, đánh giá tín nhiệm website TMĐT và chứng thực chứng từ điện tử; các cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong TMĐT.... để bảo vệ quyền lợi người dùng một cách chính đáng.
Về quy mô thị trường, Kế hoạch tổng thể đặt mục tiêu 30% dân số tham gia mua hàng trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm; Doanh số TMĐT B2C tăng 20%/năm, đạt 10 tỷ USD vào năm 2020; chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước; Giao dịch TMĐT B2B chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu...
50% doanh nghiệp có website để bán sản phẩm; 80% thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng TMĐT; 100% siêu thị, trung tâm mua sắm, cơ sở phân phối lớn cho phép người dùng thanh toán không dùng tiền mặt (thông qua máy POS); 70% các đơn vị cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, truyền hình chấp nhận thanh toán hóa đơn không dùng tiền mặt; 50% số hộ gia đình ở thành phố lớn không sử dụng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng... Hình thành được một số doanh nghiệp TMĐT có uy tín trong khu vực Đông Nam Á.
Để đạt được các mục tiêu này, Chính phủ sẽ tập trung vào một số giải pháp cụ thể như Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; sửa đổi những quy định mang tính rào cản cho việc ứng dụng TMĐT như quy định về khuyến mại, quảng cáo và bán hàng trực tuyến; Khuyến khích DN sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng; Ban hành chính sách và khuyến khích doanh nghiệp phát triển, ứng dụng các tiện ích thanh toán điện tử; Xây dựng bộ máy, cơ chế giải quyết kịp thời các tranh chấp, vấn đề phát sinh trong TMĐT; Khuyến khích phát triển các ứng dụng TMĐT trên nền di động; Khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp bằng các mô hình TĐMT; Phát triển TMĐT ở một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, nhất là các ngành xuất khẩu chủ lực....
T.C
" alt=""/>30% dân số VN mua hàng trực tuyến vào năm 2020
Samsung Galaxy S7 Edge, LG G5 và HTC 10 đều là các mẫu flagship của 3 hãng sản xuất điện thoại đình đám trên thị trường. Những công ty này đều nghiêm túc đầu tư phát triển camera, tìm cách cải thiện nó hết mức có thế. Dưới đây là đánh giá của các chuyên gia công nghệ khi cho 3 mẫu smartphone nói trên đọ sức về camera.
Sức mạnh xử lý của camera
Ba mẫu flagship của Samsung, LG và HTC đại diện cho 3 ý tưởng thiết kế hoàn toàn khác nhau. Nếu màn hình kính uốn cong 2 cạnh là điểm mới lạ của Galaxy S7, thì thiết kế module tạo nên sự khác biệt cho G5 trong khi HTC 10 vẫn trung thành với thiết kế vỏ kim loại truyền thống. Cả 3 kiểu thiết kế này nhìn chung không ảnh hưởng một cách đặc biệt tới công suất của camera, mặc dù với G5, người dùng có thể mua thêm ống kính rời lắp đặt cho máy.
So với camera ở 2 mẫu smartphone còn lại, camera của Galaxy S7 Edge tỏ ra vượt trội về sức mạnh xử lý. Bất chấp việc giảm độ phân giải trên cảm biến hình ảnh của camera từ 16 MP về 12MP, nhưng kích cỡ các điểm ảnh trên Galaxy S7 Edge lại lớn hơn và khẩu độ ống kính cũng rộng hơn, đạt f/1.7. Cả hai đặc điểm này kết hợp lại sẽ mang tới nhiều ánh sáng hơn. Tính năng chống rung quang học OIS giúp làm giảm hiện tượng ảnh bị mờ trong quãng thời gian màn trập mở và ánh sáng lọt vào, trong khi thời gian khởi động nhanh (0,7 giây) cùng khả năng lấy nét trong tích tắc đã góp phần giúp Galaxy S7 Edge tạo nên các bức ảnh ấn tượng.
Máy chiến thắng: Samsung Galaxy S7 Edge
Giao diện ứng dụng chụp ảnh
Một trong những yếu tố làm nên camera điện thoại tốt là giao diện ứng dụng chụp ảnh dễ dùng và thân thiện với người sử dụng đến mức nào. Xét về khía cạnh này, người ta không thấy khác biệt lớn ở Galaxy S7 Edge, G5 và HTC 10. Các ứng dụng chụp ảnh trang bị cho chúng đều được thiết kế đơn giản, thiết lập cài đặt dễ dàng, nhanh chóng với cả chế độ chụp tự động và chế độ tùy chỉnh thủ công.
Máy chiến thắng: Cả 3 smartphone hòa
Chế độ chụp tự động
Khi chụp ảnh ở chế độ tự động (thói quen phổ biến đối với hầu hết người dùng smartphone), camera của Galaxy S7 Edge tỏ ra ưu việt hơn chút đỉnh so với 2 mẫu flagship còn lại. Lí do vì, Galaxy S7 Edge là smartphone duy nhất trong số này mặc định cân bằng sáng HDR tự động, tức là tính năng sẽ tự động kích hoạt bất kỳ khi nào cảm biến camera thấy cần làm điều đó. Trong khi đó, cũng giống như hầu hết các smartphone khác, ở G5 và HTC 10, tính năng HDR là tùy chọn. Chính nhờ điểm khác biệt này mà các bức ảnh chụp bằng chế độ tự động bằng Galaxy S7 Edge thường được xử lý cân bằng sáng - tối tốt hơn, khiến ảnh trông đẹp và "thật" hơn.
Máy chiến thắng: Samsung Galaxy S7 Edge
Chụp bằng chế độ chỉnh tay
Cả 3 mẫu smartphone đều tỏ ra xuất sắc, không mấy kém cạnh đối thủ ở chế độ chụp tùy chỉnh thủ công. Song, G5 nhận được nhiều lời khen ngợi ở sự kết hợp tuyệt vời giữa phần mềm và thiết kế quang học, kể cả camera kép với ống kính thứ hai góc rộng 135 độ (góc rộng nhất trên smartphone hiện nay). Giao diện sử dụng hệ thống thanh trượt, khiến việc hiểu từng tính năng trong chế độ chụp chỉnh tay dễ hiểu hơn chính là điểm cộng của mẫu máy này. Tuy nhiên, Galaxy S7 Edge lại trang bị các tính năng chỉnh tay cho kết quả chụp tốt hơn, dù không thực sự cải biến giao diện ứng dụng.
Máy chụp đẹp nhất: Samsung Galaxy S7 Edge
Máy có phần mềm tốt nhất: LG G5
Các chế độ đặc biệt
Các tính năng đặc biệt cho camera đôi khi là phần không thể thiếu của một thiết bị flagship. Trong quá khứ, Samsung từng không được đánh giá cao ở khía cạnh này. Song, chính sự tiết chế trong 3 năm qua đã giúp Samsung tập trung phát triển các chế độ chụp cần thiết nhất cho máy. Dẫu vậy, tính năng chụp ảnh ảo (Virtual Shot) của Galaxy S7 Edge vẫn chưa tốt, còn tính năng chụp trước lấy nét sau (Selective focus) cũng không được nâng cấp kể từ khi nó được giới thiệu lần đầu tiên ở Galaxy S5.
Trong khi đó, HTC đã loại bỏ hoàn toàn chế độ Bokeh (chụp những ánh đèn có cường độ thấp và nhẹ, cộng với việc tăng giảm độ mở ống kính và khoảng cách tới chủ thể để tạo ra những hình dạng phản chiếu khác nhau của ánh đèn, hình thành những hiệu ứng đốm sáng lung linh hấp dẫn ánh mắt người xem) khỏi HTC 10.
LG cũng không trang bị bất kỳ tính năng quá độc đáo nào cho các mẫu máy thuộc dòng G series trong vài năm trở lại đây. Trong thực tế, LG không tăng thêm chế độ camera đặc biệt nào khác cho G5 ngoài việc bổ sung ống kính góc rộng, đi kèm tính năng Multi-View chụp ảnh bằng cả 2 ống kính sau và camera ở mặt trước máy để tạo ra 3 góc nhìn, thu được nhiều cảnh hơn ở trong một bức ảnh kết hợp. G5 cũng cho phép người dùng chụp cùng lúc bằng cả 2 camera sau hoặc lựa chọn một trong hai.
Máy chiến thắng: LG G5
Kết luận: Nhờ chiến thắng trong phần lớn các hạng mục nói trên, nên Samsung Galaxy S7/S7 Edge xứng đáng là smartphone Android sở hữu camera "đỉnh" nhất hiện nay.
Tuấn Anh(Theo Digital Trends)
" alt=""/>Máy Android nào có camera đỉnh nhất, Galaxy S7 Edge, LG G5 hay HTC 10?