Mục tiêu thứ hai là ít nhất 80% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.
Cùng đó, có 40 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao, trong đó khoảng từ 3 - 5 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4.
Ngoài ra, phấn đấu giảm tối thiểu 10% số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trong đó số lượng trường trung cấp giảm tối thiểu 15%; có ít nhất 10% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự chủ về tài chính.
VN đặt mục tiêu đến 2020 tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt 2,6 triệu người/năm. Ảnh minh họa: Hạ Anh. |
Theo bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 6/2019, cả nước có 1.917 cơ sở GDNN, trong đó 400 trường cao đẳng, 492 trường trung cấp, 1.025 trung tâm GDNN. Như vậy, so với năm 2018, giảm 37 cơ sở (giảm 1,2%), tính riêng các cơ sở GDNN công lập giảm khoảng 4,28%. Ước hết năm 2019 còn 1.904 cơ sở, trong đó các cơ sở GDNN công lập giảm 4,92% so với năm 2018.
Từ năm 2017 đến 2018, một phần do hệ thống GDNN đã vận hành ổn định, một phần do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh nên kết quả tuyển sinh đã có những biến chuyển tốt hơn so với năm 2016. Trong 2 năm 2017 và 2018, cả nước đã tuyển được hơn 2,2 triệu người/năm, trong đó: tuyển sinh cao đẳng, trung cấp hơn 540 ngàn người/năm; tuyển sinh trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hơn 1,6 triệu người/trên năm, đạt từ 100,2 -100,5%.
Theo bà Hà, nhiều trường cao đẳng đã thực hiện tuyển sinh theo mô hình 9+ với đối tượng tốt nghiệp THCS để học liên thông lên trình độ cao đẳng. Người học vừa được học văn hóa THPT vừa được đào tạo nghề nghiệp. Đây là mô hình đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới, giúp rút ngắn thời gian và chi phí đào tạo để người học sớm tham gia thị trường lao động. Đây cũng được xem là giải pháp đột phá cho GDNN trong thời gian tới và là hướng đi hiệu quả trong tháo gỡ nút thắt phân luồng sau THCS tại Việt Nam.
Hải Nguyên
- Theo thực tiễn tuyển sinh đào tạo của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, Hà Nội hướng tới tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 70-75% vào năm 2020.
" alt=""/>VN đặt mục tiêu đến 2020 tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt 2,6 triệu người/nămCụ thể tại các làng DLCĐ đã triển khai xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, xây dựng hệ thống bảng biển chỉ dẫn nội bộ; hỗ trợ 13 bộ công cụ, dụng cụ cho 13 hộ tham gia thực hiện mô hình nhà dân có phòng cho thuê đạt tiêu chuẩn ASEAN.
"Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã tích cực vào cuộc. Về phía Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tích cực phối hợp với UBND huyện Bắc Sơn và Hữu Lũng triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch đề ra.
Trong đó, chúng tôi đã tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân tại 2 làng DLCĐ đăng ký tham gia thực hiện mô hình nhà dân có phòng cho thuê đạt tiêu chuẩn ASEAN.
Ngoài ra, chúng tôi cũng hướng dẫn thành lập hợp tác xã DLCĐ, tiến hành nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn, xây dựng các cơ sở hạ tầng và thực hiện một số tiêu chí cần thiết khác theo kế hoạch đã đề ra", ông Lưu Bá Mạc, Phó Giám Đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết.
Được biết, các huyện đang tích cực lồng ghép các nguồn lực, hỗ trợ xây dựng mô hình dịch vụ trải nghiệm của du khách và xây dựng nhà văn hóa tại các thôn trong làng DLCĐ nhằm cung cấp thông tin, địa điểm giao lưu văn hóa, mua bán sản vật địa phương.
Xã Hữu Liên thuộc vùng núi đá của huyện Hữu Liên với dân số hơn 3.800 nhân khẩu thuộc 5 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, H'Mông, có hoạt động kinh tế chính là nông lâm nghiệp.
Tới đây, du khách được ở trong không gian sống mang đậm nét truyền thống với phần đa các công trình kiến trúc dạng nhà sàn bằng gỗ 4 gian 2 trái lợp ngói âm dương truyền thống. Kiến trúc nhà sàn ở đây cao rộng, thoáng đãng nằm rải rác theo từng cụm từ 5-7 hộ, lưng dựa vào thế núi, mặt hướng ra thung lũng với cánh đồng lúa bằng phẳng.
Giữa không gian núi rừng, du khách còn thưởng thức nhiều món ăn địa phương chế biến từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên như ốc suối, cá suối, rau rừng.
Phần lớn người dân chủ yếu sống bằng canh tác nông nghiệp, du khách đến với Hữu Liên sẽ có cơ hội trải nghiệm thực tiễn sản xuất, được làm nông dân trong thời gian lưu trú, thưởng thức thực phẩm sạch do bản thân từng gieo trồng chăm sóc.
Ngoài ra, khách du lịch sẽ được trải nghiệm kỹ thuật đan lát, làm chổi; thưởng thức các làn điệu dân ca truyền thống dân tộc như hát Pá Xoan, hát Nhà Tơ, hát Then, hát chèo cổ do các nghệ nhân địa phương biểu diễn.
Ông Hoàng Thanh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Liên cho biết, chính quyền xã đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng khảo sát lựa chọn 7 hộ làm du lịch để thí điểm xây dựng mô hình nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê đạt tiêu chuẩn ASEAN.
"Nhằm quản lý và phát triển du lịch đúng hướng, xã đã thành lập Hợp tác xã DLCĐ với thành viên là các hộ kinh doanh du lịch tại địa phương", ông Hiếu nói.
Cùng với làng DLCĐ Hữu Liên, hiện làng DLCĐ Quỳnh Sơn cũng thành lập Hợp tác xã DLCĐ.
"Trước đây, khi bắt đầu được chọn làm điểm, chúng tôi rất bỡ ngỡ. Qua hướng dẫn, hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, hiện nay chúng tôi đã thành lập Hợp tác xã DLCĐ với 11 thành viên đều là các hộ làm du lịch. Bà con đoàn kết giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, dọn dẹp vệ sinh môi trường sạch sẽ. Tham gia làm DLCĐ, nhiều hộ xây dựng nhà cửa khang trang, có thu nhập cao hơn", ông Dương Công Cồ, Giám đốc Hợp tác xã DLCĐ Quỳnh Sơn, chia sẻ.
" alt=""/>Lạng Sơn nỗ lực phát triển cho du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn ASEANChị Bích Hồng, du khách đến từ TPHCM, bắt đầu hành trình khám phá châu Âu từ đầu tháng 11 cùng một người bạn. Đến nay, chuyến đi bước sang ngày thứ 8. Chị dự kiến sẽ trải nghiệm nhiều nước ở châu Âu trong khoảng nửa tháng.
Sau hành trình khám phá Pháp và Thụy Sĩ đều suôn sẻ, tối 17/11, hai vị khách đáp chuyến tàu từ Thụy Sĩ tới ga Milano Central ở thành phố Milano (Italia).
Vừa rời khỏi ga, chị Hồng thấy đói bụng nên muốn kiếm một quán ăn nào đó và dùng bữa. Khoảng 18h30 (theo giờ địa phương), nhiều tiệm ăn xung quanh nhà ga đã đóng cửa. Chỉ duy nhất một quán có tên gọi R. B. vẫn bật đèn sáng trưng, thu hút mọi ánh nhìn của khách khi bước qua.
Bất giác, chị Hồng và bạn bước tới. Hai vị khách muốn xem trước thực đơn của quán vì muốn kiểm tra giá. Tuy nhiên người nhân viên nói chuyện liến thoắng bằng tiếng Italia và nói không rành tiếng Anh.
"Mời anh chị vào quán rồi tôi sẽ mang bảng thực đơn ra nhé. Quán chúng tôi phục vụ món mì pasta ngon nhất Italia và pizza cũng rất hấp dẫn", nhân viên quán mời chào.
Thấy thái độ phục vụ có vẻ thân thiện, hai vị khách vào trong. Tuy nhiên khi xem tờ thực đơn chỉ toàn tiếng Italia và không có tiếng Anh, chị Hồng hỏi lại thì được nhân viên nói rằng có thể gọi đồ bằng cách chỉ theo hình ảnh từng món được dán trên tường.
Chưa kịp định thần sẽ gọi món gì, người nhân viên lại vồn vã giới thiệu khiến hai vị khách không phản ứng nổi.
"Thôi anh chị không cần xem thực đơn nữa. Nhìn hình ảnh trên tường và tôi sẽ gợi ý giúp các món ăn nhé", người nhân viên nói tiếp.
Khoảnh khắc đó khiến chị Hồng thấy bất ngờ. Đây là lần đầu tiên tới Italia và không rành mọi thứ nên chị thoáng có suy nghĩ không hiểu sao người Italia lại có tính cách vội vã như vậy.
Không để cho khách kịp đặt món, nhân viên chốt luôn đơn gồm một đĩa mì pasta, một bánh pizza và một ly bia tươi. Từ lúc vào cửa tiệm tới khi đặt món diễn ra rất chóng vánh chỉ khoảng một phút.
Thấy nghi ngờ, chị Hồng thử tìm kiếm thông tin trên điện thoại. Lúc này chị mới giật mình khi biết mình vào một quán ăn với hàng nghìn lượt đánh giá 1 sao trên Google (chỉ số thấp nhất về chất lượng, dịch vụ).
"Tôi choáng váng vì biết mình đã rơi vào cái bẫy du lịch. Quán ăn gần nhà ga đón lượng khách quốc tế rất lớn đến Milano mỗi ngày nên chắc chắn không ít người cũng bị dính bẫy như tôi", chị Hồng phản ánh.
Dường như đoán biết khách đã tìm kiếm xong thông tin về mình, nhân viên vội vã mang các món ăn ra rất nhanh. Chị Hồng muốn xem hóa đơn tính tiền, nhân viên yêu cầu phải trả trước tiền mặt (không nhận thẻ tín dụng) mới được xem. Không còn cách nào khác và ngại va chạm, hai vị khách Việt đành ngồi ăn.
Hóa đơn gồm 2 món và một ly đồ uống hết 70 Euro (1,9 triệu đồng), vị khách Việt thấy "mặn chát" vì chất lượng không tương xứng. Món pizza bị nguội lạnh còn mì pasta bị mặn. Nếu khách muốn dùng 15 phút Wifi sẽ mất 2 Euro (54.000 đồng), gọi tương cà hay mayonnaise để ăn kèm cũng mất 2 Euro.
Theo quan sát của chị Hồng, quán có diện tích khá rộng khoảng 80m2, chia thành 2 khu vực bên trong và sảnh ngồi phía ngoài. Ngoài chị và bạn, trong quán lác đác vài khách nước ngoài, một đầu bếp và 2 nhân viên. Chị không dám chụp hình khi ăn vì luôn bị nhân viên để ý từ đầu tới cuối bữa.
Khi phóng viên Dân trí khảo sát nhanh trên nền tảng TripAdvisor, quán R. B. nhận tỷ lệ một sao rất cao. Trong đó rất nhiều bình luận của khách nước ngoài tỏ ra bức xúc khi ăn tại đây.
Hành trình trước đó tới Pháp và Thụy Sĩ của Hồng đều suôn sẻ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
"Tôi không hiểu sao nơi này bị phản ánh rất nhiều nhưng vẫn tồn tại. Họ tính tôi một bánh pizza và bia hết 50 Euro (1,3 triệu đồng) và buộc phải trả tiền mặt, không nhận quẹt thẻ. Khi tôi nói không có tiền mặt, họ bắt tôi phải đi rút tiền để trả", vị khách có tên Alexandra J nói.
Tương tự, vị khách có tên Nida K. cũng từng có "trải nghiệm tệ tại đây khi chứng kiến cảnh chủ tiệm quát tháo nhân viên trước mặt khách".
Về phần mình, rút kinh nghiệm từ trải nghiệm đáng nhớ này, chị Hồng cho biết sẽ kiểm tra trước thông tin của nhà hàng rồi mới dùng bữa.
"Tôi vẫn giữ tâm thế thoải mái để khám phá thành phố này. Tuy nhiên bản thân sẽ thận trọng hơn khi tới các điểm du lịch để tránh những tình huống đáng tiếc tương tự", vị khách từ TPHCM chia sẻ.
" alt=""/>Khách Việt sập bẫy lừa khi ăn tại nhà hàng ở Italia