Năm học 2021-2022, bậc Tiểu học thiếu 3.576 giáo viên. Việc thiếu giáo viên tiểu học diễn ra nhiều nhất ở TP.Thủ Đức, Quận 8, 12, Bình Tân, Tân Phú, huyện Hóc Môn, Bình Chánh.
Bậc THCS, thành phố thiếu 2.735 giáo viên, trong đó chỉ riêng Quận 1 thiếu 241 giáo viên (tỷ lệ 48%). TP Thủ Đức, Quận 7, 8, 10, Bình Tân, huyện Hóc Môn, Bình Chánh cũng thiếu rất nhiều. Bậc THPT, năm học này, thành phố thiếu 1.054 giáo viên.
Trước đó 1 năm, tức năm học 2020-2021, bậc Tiểu học thiếu 3.049 giáo viên, thiếu nhiều nhất diễn ra ở TP Thủ Đức, quận Tân Phú, huyện Hóc Môn.
Bậc THCS thiếu 2.845 giáo viên, tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở TP Thủ Đức, Quận 7, Tân Phú, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè. Bậc THPT, thành phố thiếu 835 giáo viên.
Ngược về trước, năm học 2019-2020, bậc Tiểu học thiếu 2.994 giáo viên. Những nơi thiếu giáo viên nhiều nhất là TP Thủ Đức, Quận 12, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh. Bậc THCS thiếu 2.388 giáo viên, những nơi thiếu giáo viên nhiều nhất là TP Thủ Đức, Quận 1, 7, 10, huyện Hóc Môn, Nhà bè. Riêng bậc THPT, năm học này, thành phố thiếu 718 giáo viên.
Theo ông Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội), dù ngoại ngữ chuyên ngành là một trong 6 môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng các chương trình chưa thực sự đảm bảo chất lượng.
Ông Giang khẳng định vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong giảng dạy và học tập ngoại ngữ như kỹ năng nghe-nói của sinh viên còn yếu hay mức độ tự tin giao tiếp chưa cao. Vì vậy, đổi mới công tác dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành áp dụng vào thực tiễn nghề nghiệp là vô cùng cần thiết.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Mai Hữu- Trưởng Ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành, đặc biệt là tiếng Anh, để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh khu vực hóa, quốc tế hóa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hướng đến 5.0.
Việc nghiên cứu lộ trình và không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy-học tập tiếng Anh định hướng chuyên ngành là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nghiên cứu viên và giảng viên từ các cơ sở đào tạo đã tích cực thảo luận, trao đổi và chia sẻ kết quả nghiên cứu từ thực tiễn giảng dạy trong các ngành như du lịch, khách sạn, kinh tế, văn hóa...
Nhiều giải pháp mới và góc nhìn chuyên sâu, đa dạng đã được đề xuất nhằm đảm bảo nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động.
Hội thảo Hội thảo Khoa học Quốc tế Giảng dạy tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp 2023 là diễn đàn chuyên môn kết nối và chia sẻ kết quả nghiên cứu cũng như góc nhìn đa dạng trong đào tạo tiếng Anh theo hướng tiếp cận chuẩn ngoại ngữ đầu ra và ngành nghề đào tạo, từ đó chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, quy tụ hơn 100 bài báo cáo tóm tắt của 158 tác giả đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. |
Tử Huy
![]() |
Một tên lửa được bắn đi ở Triều Tiên trong bức ảnh KCNA đăng tải ngày 22/3/2020. |
Trong một bài viết đăng trên RT, Darius Shahtahmasebi, một chuyên gia phân tích chính trị và pháp luật ở New Zealand, nêu ra thực tế một loạt vụ thử vũ khí của Triều Tiên hồi tháng 3 đều hướng ra Biển Nhật Bản, nơi có hàng chục nghìn lính Mỹ đang đồn trú. Điều đó có thể là bởi Triều Tiên muốn phát đi một thông điệp trực tiếp tới giới chức ở Washington.
Bên cạnh đó, Triều Tiên còn tiến hành thử máy phóng tối tân có thể bắn cùng lúc nhiều tên lửa. Trong vụ phóng ngày 20/3, các tên lửa dường như giống với các thành phần thuộc hệ thống tên lửa chiến thuật của Mỹ, có thể bay thấp và không dễ phát hiện khiến đối phương rất khó đánh chặn.
Đáng chú ý nhất, các vụ thử chứng tỏ trong khoảng thời gian tạm dừng thử nghiệm trước đó, Bình Nhưỡng vẫn không ngừng nỗ lực phát triển công nghệ tên lửa hiệu quả hơn.
Chuyên gia Shahtahmasebi nêu thêm một yếu tố nữa, đó là yêu cầu của chính quyền Kim Jong Un về dỡ bỏ cấm vận.
Bình Nhưỡng gọi Covid-19 là mối đe dọa đối với "sự sinh tồn của quốc gia". Triều Tiên vốn phụ thuộc lớn vào Trung Quốc về thương mại, nhưng biên giới hai bên đã phải đóng cửa để ngăn chặn virus corona chủng mới lây lan. Trong khi Mỹ đã trừng phạt Triều Tiên nhiều thập niên qua và tình trạng này không được cải thiện trong thời kỳ dịch bệnh.
Đầu tháng 4, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về quyền thực phẩm đã ra một tuyên bố kêu gọi dỡ bỏ cấm vận đối với một số nền kinh tế, trong đó có Triều Tiên, viện dẫn đây là vấn đề "cấp bách về nhân đạo và thực tiễn". Tuy nhiên, tình hình vẫn không có gì thay đổi.
Theo ông Shahtahmasebi, nếu đúng Tổng thống Donald Trump mới đây viết thư cho Chủ tịch Kim Jong Un đề nghị hợp tác trong cuộc khủng hoảng Covid-19 thì có lẽ Triều Tiên đã không có những hành động quân sự như thời gian qua.
Chuyên gia này cho rằng, vấn đề mà Bình Nhưỡng thực sự quan tâm là Mỹ ngừng những hoạt động quân sự đe dọa biên giới Triều Tiên và dỡ bỏ cấm vận. Ông nhận định, Triều TIên sẽ sẵn sàng đưa vũ khí hạt nhân lên bàn thương lượng như một tấm thẻ mặc cả để đạt được mục đích của mình.
Thanh Hảo
" alt=""/>Chuyên gia giải mã lý do Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa giữa thời dịch Covid