Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường, giáo viên, học sinh có cách tiếp cận tốt nhất đảm bảo yêu cầu đầu ra của chương trình giáo dục trung học trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Một số nội dung được tích hợp
Nội dung Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 được thực hiện theo nguyên tắc: giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, không yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao, trùng lặp giữa các môn học, các nội dung đã quá cũ so với kiến thức khoa học hiện đại. Một số nội dung được tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với lớp học từ lớp 7 đến lớp 12 theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 và yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nội dung yêu cầu học sinh thực hiện mang tính logic, đảm bảo mạch kiến thức và tính logic của kiến thức; đồng thời bảo đảm tính phù hợp trong điều kiện giãn cách, các em phải thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua giảng dạy trực tuyến và dạy học trên truyền hình.
Học sinh tại một trường THPT. Ảnh: Thanh Hùng |
Cụ thể đối với lớp 6 thực hiện chương trình phổ thông mới, Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện dạy học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình các môn học/hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống Covid-19. Trong đó, những nội dung phù hợp và thuận lợi cho học sinh khai thác, sử dụng hiệu quả sách giáo khoa và học liệu dạy học trực tuyến, các nhà trường sẽ tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Đối với những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm, nhà trường tổ chức lựa chọn, sử dụng học liệu dạy học trực tuyến để dạy học, hoặc hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà phù hợp với điều kiện thực tế.
Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 thực hiện chương trình phổ thông 2006, Bộ GD-ĐT hướng thực hiện dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo phụ lục kèm theo công văn này. Các môn học theo chương trình nâng cao ở cấp THPT và lớp học theo mô hình trường học mới, cơ sở giáo dục cũng tham khảo phụ lục để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tế.
Các phụ lục của công văn thể hiện rõ những nội dung giáo viên cần làm, cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện như: học sinh tự học, học sinh tự đọc, học sinh tự thực hiện…
Không kiểm tra, đánh giá định kì những nội dung học sinh tự học
Căn cứ công văn này, cơ sở giáo dục trung học xây dựng, hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm chủ động, linh hoạt ứng phó với các tình huống của dịch Covid-19 tại địa phương. Các nhà trường kịp thời tổ chức dạy học những nội dung kiến thức cơ bản theo yêu cầu cần đạt của chương trình, làm cơ sở để tiếp tục dạy học các nội dung còn lại. Nhà trường đồng thời kết hợp tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã dạy cho các nhóm đối tượng học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương.
Đặc biệt, công văn yêu cầu không kiểm tra, đánh giá định kì những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.
Thanh Hùng
Việc khen thưởng danh hiệu “Học sinh tiên tiến” từ trước đến nay sẽ không còn tồn tại theo quy định mới về đánh giá học sinh THCS và THPT của Bộ GD-ĐT, áp dụng từ lớp 6 năm nay và với các khối lớp khác ở những năm tới.
" alt=""/>Bộ Giáo dục hướng dẫn điều chỉnh chương trình THCS và THPT vì dịch Covid![]() |
Việt Nam có tên trong 3/4 lĩnh vực của bảng xếp hạng này. Cụ thể các lĩnh vực được xếp hạng như sau:
ĐH Quốc gia TP.HCM có 2 lĩnh vực được xếp hạng gồm Khoa học sự sống xếp hạng 601 – 800, Khoa học cơ bản với thứ hạng 801 – 1.000.
ĐH Quốc gia Hà Nội góp mặt ở lĩnh vực Khoa học cơ bản với thứ hạng 601 – 800.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng góp mặt ở lĩnh vực Khoa học cơ bản với thứ hạng 801 – 1.000.
Trong khi đó, Trường ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng góp mặt ở 2 lĩnh vực với vị trí khá cao. Cụ thể, Trường ĐH Duy Tân là đại học duy nhất của Việt Nam góp mặt tại lĩnh vực Lâm sàng & Sức khỏe với hạng 176 - 200, cũng là thứ hạng cao nhất của các đại học Việt Nam khi tham gia bảng xếp hạng theo lĩnh vực của thế giới. Ngoài ra, lĩnh vực Khoa học cơ bản của trường này cũng xếp hạng khá cao, ở vị trí 201 – 250, xếp hạng cao nhất Việt Nam.
Vị trí này ngang bằng với Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cũng xếp hạng 201 – 250 lĩnh vực Khoa học cơ bản. Lĩnh vực Khoa học sự sống của trường này cũng xếp hạng cao nhất Việt Nam với thứ hạng 251 – 300.
Tâm lý là lĩnh vực Việt Nam chưa có đại diện trong bản xếp hạng.
Kết quả của bảng xếp hạng này được đánh giá dựa 5 nhóm tiêu chí gồm các chỉ số: Trích dẫn, Thu nhập từ chuyển giao công nghệ, Triển vọng quốc tế, Nghiên cứu và Giảng dạy. THE đã sử dụng các nguồn dữ liệu từ khảo sát, cơ sở dữ liệu Scopus và dữ liệu do cơ sở giáo dục đại học cung cấp.
Thúy Nga
Trường ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng là hai đại diện của Việt Nam có tên trong top 401-500 của Bảng xếp hạng đại học thế giới THE 2022. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có cơ sở giáo dục lọt vào top cao như vậy.
" alt=""/>5 đại học Việt Nam có lĩnh vực lọt top thế giới