Trước khi gặp mẹ chồng tương lai, Hà Trinh được bạn trai cho xem ảnh mẹ. “Mẹ thường mặc vest trong các dịp như lễ tốt nghiệp, sự kiện gia đình. Anh Khoa cũng nói, sau khi ba mất sớm, mẹ là người gồng gánh gia đình nên em tưởng tượng mẹ là một nữ doanh nhân thành đạt, có thể sẽ sắc sảo, khắt khe”.
Nhưng hình ảnh đầu tiên chị nhìn thấy mẹ chồng là khi bà Trang đang tất bật trong bếp, vừa đứng bếp chính vừa chỉ đạo các bếp phụ đảo khoai tây chiên. Chị cho biết, công việc của mẹ chồng là bán khoai tây chiên ở Hà Lan. Mỗi ngày, bà làm và bán tới 300kg khoai.
“Vừa nấu, mẹ vừa đon đả nói chuyện với khách. Ngơi tay, mẹ quay ra làm đồ ăn dặm cho cháu, nấu cơm cho cả gia đình, lau bếp, rửa chén, tiếp em, rồi hỏi chuyện anh Khoa. Chứng kiến mẹ đóng nhiều ‘vai’ cùng một lúc như vậy, em thấy bà rất thú vị” – chị Trinh cho hay.
Trong mắt bà Trang, ấn tượng đầu tiên về con dâu tương lai là “dễ thương”. “Gặp Trinh lần đầu mà cứ như đã quen từ lâu. Trinh cứ nhào vô làm mọi việc dù… làm không có được”.
Lần bà về Việt Nam, chị Trinh cũng ra sức thể hiện để gây ấn tượng với mẹ chồng tương lai. “Trinh chuẩn bị tươm tất lắm, nấu cơm, dọn dẹp, làm hết để tiếp đón mẹ nhưng… được đúng một tuần”, bà Trang hài hước kể.
Giải thích cho điều này, Hà Trinh nói “là do em sống thật thà. Mẹ nói ‘thôi, mai mốt con cứ ngủ thoải mái để mẹ làm cho’. Vậy là em tin, em ngủ thiệt luôn từ đó tới giờ, có khi ngủ tới 11h mới dậy”.
Nàng dâu chia sẻ, mẹ chồng chị là mẫu phụ nữ hy sinh cho gia đình, sẵn sàng làm mọi thứ vì con cháu. Thời điểm về Việt Nam chăm con dâu sinh nở, bà còn mang theo cả cháu nội hơn 1 tuổi đi cùng.
Giai đoạn chị vừa sinh con xong cũng là lúc chị hiểu mẹ và thương mẹ hơn.
“10 ngày sau khi chào đời, con bị viêm phổi, phải nhập viện 2 tuần và nằm tách biệt trong phòng hồi sức. Biến cố khiến các thành viên trong gia đình dễ bộc lộ các ưu khuyết điểm vì lúc đó, ai cũng rối bời và căng thẳng. Ai cũng thiếu ngủ, rất dễ xảy ra mâu thuẫn và đổ lỗi cho nhau. Chỉ có 1 tháng đầu mà hai mẹ con đều bạc trắng tóc”.
Bà Trang kể, khi đó chị Trinh vô cùng mệt mỏi, lo lắng và khóc nhiều. Chính bà đã gợi ý chị nên về nhà nghỉ ngơi để bà túc trực ở bệnh viện. Bà hiểu chị xót và thương con. “Ngay cả mình, con lấy vợ rồi mà mình còn thương, huống chi con dâu mình mới sinh lần đầu”.
Cũng trong suốt 1 tháng ấy, bà là người chăm lo từng bữa cơm, thức uống cho con dâu, là người gội đầu, bắt con dâu đi tất, chăm con dâu từ những thứ nhỏ nhất.
Chị Trinh nói, có mẹ chồng chăm sóc trong thời gian ở cữ, chị thấy như có một người mẹ, một người dì, một người bạn, một y tá ở bên cạnh. “Em không phải lo gì hết. Mẹ là người lo và tìm hiểu hết giùm em”.
Nói về con dâu, bà Trang nhận xét, bà quý và hợp con dâu là do đức tính sống chân thật. Nhưng điều mà bà cho là con dâu nên thay đổi, đó là làm gì cũng nhanh quá khiến không việc gì đạt tiêu chuẩn.
Giải thích cho điều này, chị Trinh thừa nhận làm việc gì chị cũng muốn làm nhanh cho xong để còn làm việc khác. Thậm chí, có lúc chị làm nhiều việc cùng một lúc.
Khi được hỏi có khi nào chị không hài lòng với những gì mẹ chồng góp ý, nữ MC nói rằng đương nhiên có những lúc như vậy. Nhưng cô thường không cãi mẹ, mà sẽ suy nghĩ xem mình sai chỗ nào.
“Kể cả em đúng, em cũng không tranh cãi với mẹ vì em không thể đi tranh thắng bại với người đã hy sinh cho mình quá nhiều. Em không muốn phân biệt rạch ròi ai đúng ai sai, bởi nhỡ đâu đằng sau cái sai của mẹ lại là động cơ tốt”.
Bà Trinh tâm sự, có 1 - 2 lần các con làm bà buồn khi hai vợ chồng giận nhau. “Mỗi lần giận nhau, tôi hỏi nhưng không đứa nào nói. Hai đứa nói tiếng Anh với nhau để mẹ khỏi nghe vì mẹ chỉ biết tiếng Hà Lan”.
Bà nói rằng, bà muốn hai con cố gắng hiểu nhau hơn và hạ cái tôi của mình xuống. “Lúc giận thì đừng nói, nhưng khi hết giận thì phải nói liền, đừng để chuyện nhỏ tích tụ lại thành chuyện lớn”.
Nơi nữ tính thăng hoa
Theo góc nhìn độc lập của mình, Osho nhấn mạnh nữ tính không phải là điểm yếu. Ông kêu gọi phụ nữ thừa nhận và đánh giá cao cá tính của mình, khuyến khích loại bỏ những khuôn mẫu xã hội đang hạn chế danh tính của họ. Osho tôn vinh những khía cạnh nguyên thủy đó là bản năng, trí thông minh cảm xúc, trực giác độc đáo của phụ nữ và coi đó là cội nguồn của sức mạnh, sự sáng tạo.
"Phụ nữ là một bí ẩn, một bí ẩn hoang dã. Cô ấy không phải là một sinh vật logic, lý trí. Cô ấy không có ý định như vậy". Phụ nữ cần phải khám phá thế giới nội tâm, nhận ra rằng vẻ đẹp thực sự nằm ở bản chất của họ chứ không phải ở sự công nhận đến từ bên ngoài.
Với vấn đề tình dục, tác giả khuyến khích quan điểm về tình dục như một hành động tự nhiên và thiêng liêng, không bị ràng buộc bởi những kỳ vọng của xã hội và phán xét đạo đức. Tầm quan trọng của tình dục là sự kết nối đích thực, tôn trọng lẫn nhau và đồng thuận trong mọi mối quan hệ, bất kể hình thức hoặc cấu trúc của chúng. Tương tự, quan điểm về tình yêu cũng vậy,
Osho cho rằng: “Đừng bỏ lỡ cơ hội yêu nào. Đừng đợi chỉ khi nào gặp được người phù hợp thì mới yêu. Thế thì người phù hợp sẽ chẳng bao giờ đến. Hãy cứ yêu đi. Càng yêu nhiều, cơ hội người phù hợp đến càng nhiều, bởi vì trái tim bạn bắt đầu nở hoa. Và một trái tim nở hoa thu hút rất nhiều ong, rất nhiều người yêu”.
The Book of Womankhông chỉ đơn thuần là sự tôn vinh nữ tính, nó cũng là sự phê phán mạnh mẽ chế độ phụ hệ đã áp bức phụ nữ trong hàng ngàn năm lịch sử.
Osho phản đối những cấu trúc này, kêu gọi một thế giới công bằng và cân bằng hơn, nơi phụ nữ được trao quyền để phát huy hết tiềm năng của mình và đóng góp một cách tự do cho xã hội.
Ông không ngần ngại nêu ra một quan điểm táo bạo, đánh sập nhận thức về kẻ mạnh của chính phụ nữ lâu nay: do bị đàn áp trong nhiều thế kỷ, công cuộc giải phóng phụ nữ lại được hành động theo cách để phụ nữ bắt chước đàn ông. Nếu đàn ông hút thuốc thì phụ nữ phải hút thuốc. Nếu họ mặc quần thì phụ nữ phải mặc quần. Nếu họ làm một chuyện gì đó thì phụ nữ phải làm việc ấy. Cô ấy chỉ đang trở thành một gã đàn ông hạng hai.
Không! Đấy không phải là giải phóng, nó là một sự nô lệ còn sâu sắc hơn - bởi vì sự nô lệ đầu tiên là do đàn ông áp lên. Sự nô lệ thứ hai này thâm sâu hơn bởi vì chính phụ nữ là người tạo ra.
Và khi ai đó đặt ách nô lệ lên bạn, bạn có thể nổi dậy chống lại nó, nhưng nếu bạn tự đặt ách nô lệ lên mình nhân danh giải phóng chẳng có khả năng nổi dậy nào hết.
“Osho mong phụ nữ thực sự trở thành phụ nữ, bởi vì có quá nhiều điều phụ thuộc vào cô ấy. Phụ nữ quan trọng hơn đàn ông nhiều bởi vì cô ấy mang trong bào thai của mình - cả đàn ông lẫn phụ nữ. Cô ấy làm mẹ cả hai, cả bé trai lẫn bé gái; cô ấy nuôi dưỡng cả hai. Nếu cô ấy bị nhiễm độc thì sữa của cô ấy cũng độc, rồi cách nuôi lớn các con của cô ấy cũng độc hại”.
Thách thức những chuẩn mực
The Book of Womantập trung giải quyết các vấn đề bằng tư duy vượt thời gian. Chắc chắn rằng ngay cả những độc giả cuồng tín nhất của Osho, coi ông luôn luôn đúng, cũng không tin tưởng rằng cuộc cách mạng về giới được đề cập trong sách sẽ trở thành hiện thực ngay trong kiếp sống của họ.
Tức là những vấn đề đó quả thật phức tạp đến mức có phần phiêu lưu, lãng mạn, dường như không thể thiết lập được trong hàng thế kỷ tới. Đó cũng là nguyên nhân khiến sách của Osho gây ra rất nhiều tranh cãi.
Osho không ngại thách thức những chuẩn mực đã ăn sâu về phụ nữ. Sẵn sàng đưa ra một mô hình xã hội mới mà ông cho là cấp tiến, giải quyết sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử về giới. Thật thú vị khi mô hình cấp tiến đó lại chính là mô hình công xã có những nét tương đồng khi con người ở giai đoạn nguyên thủy.
Lời của Osho không chỉ là những cấu trúc lý thuyết mà thấm nhuần sức mạnh biến đổi, truyền cảm hứng cho người đọc bắt tay vào hành trình khám phá bản thân và thoát khỏi các ràng buộc. Thông điệp về sự giải phóng và trao quyền này tiếp tục gây được tiếng vang, được khuếch đại trong bối cảnh đương đại, nơi những phụ nữ đang hướng đến một cuộc sống đích thực và trọn vẹn.
"Chẳng lẽ mẹ không muốn biết anh Trí dạo này thế nào à?", Tuệ hỏi bà Thư (Vân Dung).
"Không! Lần sau có chuyện gì quan trọng hãy gọi", bà Thư lạnh lùng đáp. Tuệ tiếp tục gặng hỏi mẹ: "Theo mẹ, chuyện gì mới là quan trọng?".
Ở một diễn biến khác, Tuệ tâm sự với vợ chuyện về mẹ và anh trai. Khanh (Thanh Hương) tỏ ra đồng cảm với chồng.
"Em chưa thấy một người mẹ nào như thế. Sao anh không bảo bác Trí buông bỏ đi. Mình có liên quan gì đến bà nữa đâu. Cháu nội bà còn coi như không quen biết thì trông chờ được gì ở bà", Khanh nói với chồng.
Tuệ đáp: "Anh nghĩ mẹ cũng có những điều khó nói riêng. Bọn anh cũng đã buông bỏ nhưng đời xô đẩy thế nào mà cứ dính với nhau như keo".
Cũng trong tập này, Trí biết hoàn cảnh của Diệp (Quỳnh Châu). Cả hai đồng cảm với nhau khi đều bị mẹ bỏ rơi. "Về thấy gia đình Tuệ hạnh phúc, mình như người thừa ấy", Trí tâm sự.
Diệp nói: "Đúng! Cảm giác mình ở giữa gia đình nhưng lúc nào cũng bơ vơ khó chịu thật. Tôi có một gia đình luôn đối xử tốt với mình nhưng tôi chỉ là con nuôi. Tôi bị bỏ rơi từ nhỏ".
Tuệ sẽ nói gì với bà Thư? Diễn biến chi tiết tập 11 phim Người một nhà sẽ lên sóng tối nay trên VTV3.
Thu Nhi