Dù đứng đầu SEA Games nhưng đoàn thể thao Việt Nam không có nổi tấm huy chương ở Olympic (Ảnh: Getty).
Ở Olympic 2024, đoàn thể thao Việt Nam xếp dưới khá nhiều đoàn thể thao khác ở khu vực Đông Nam Á như Philippines (2 HCV, 2 HCĐ), Indonesia (2 HCV, 1 HCĐ), Thái Lan (1 HCV, 3 HCB, 2 HCĐ), Malaysia (2 HCĐ) và Singapore (1 HCĐ).
Bình luận về thành tích của đoàn thể thao Việt Nam, tờ Indozone có bài viết: "Thể thao Việt Nam chỉ dừng lại ở trình độ SEA Games, kết quả ở Olympic là thảm hại".
Trong bài viết, tác giả bình luận: "Đoàn thể thao Việt Nam trở về sau Olympic 2024 mà không giành nổi huy chương nào. Cả 16 vận động viên (VĐV) của Việt Nam đều trắng tay ở giải đấu này.
Thực tế, trước khi tham dự Olympic, đoàn thể thao Việt Nam từng dẫn đầu SEA Games được tổ chức ở Campuchia. Họ đã giành tới 136 HCV, 105 HCB và 113 HCĐ. Thế nhưng, khi bước ra đấu trường thế giới, họ không giành nổi một huy chương nào. Người đạt thành tích tốt nhất của VĐV Việt Nam là Trịnh Thu Vinh khi cô chỉ xếp thứ 4 ở môn bắn súng.
Trong khi đó, niềm hy vọng giành huy chương của Việt Nam là Trịnh Văn Vinh đã thất bại thảm hại ở môn cử tạ. VĐV này thậm chí không được xếp hạng khi thất bại trong 3 lần cử giật.
Thành công ở SEA Games không phải là yếu tố đảm bảo cho đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic (Ảnh: Reuters).
Đoàn thể thao Việt Nam đã trắng tay ở hai kỳ Olympic liên tiếp. Trong lịch sử tham dự Olympic, họ mới chỉ giành 1 HCV của Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Rio 2016".
Tương tự, tờ Tribun News giật tít: "Chức vô địch SEA Games không phải là đảm bảo. Đoàn thể thao Việt Nam trắng tay ở Olympic".
Tờ báo này nhấn mạnh: "Trong hai kỳ Olympic liên tiếp, đoàn thể thao Việt Nam không giành nổi huy chương nào. Điều này tỷ lệ nghịch so với thành tích của họ ở đấu trường SEA Games. Rõ ràng, thành tích ở SEA Games không phải là yếu tố đảm bảo cho đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic. Họ đã thua Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và cả Singapore".
" alt=""/>Báo Indonesia nói lên thực trạng đáng buồn của thể thao Việt NamZou Jingyuan giành HCV thứ 21 cho đoàn thể thao Trung Quốc sau ngày thi đấu thứ 10 ở Olympic (Ảnh: Reuters).
Trong ngày thi đấu 5/8, đoàn thể thao Mỹ chỉ giành thêm được 1 HCV và ở vị trí thứ hai, với 20 HCV, 30 HCB, 28 HCĐ. Tấm HCV của Mỹ do nữ VĐV Valarie Allman giành được ở nội dung ném đĩa với thành tích 69,50m, trong khi VĐV Trung Quốc Feng Bin giành HCB với 67,51m và cựu vô địch Olympic và thế giới Sandra Elkasevic của Croatia giành HCĐ cũng với thành tích 67,51m do cần nhiều lần thực hiện hơn.
Tuyển Australia cũng vượt qua chủ nhà Pháp để vươn lên vị trí thứ 3 nhờ giành thêm 1 HCV trong ngày thi đấu hôm qua. HCV do VĐV Noemie Fox giành được ở nội dung chèo thuyền vượt chướng ngại vật KX1 của nữ.
Các vị trí còn lại sau vị trí thứ 4 của Pháp trong top 10 không thay đổi gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy, Hà Lan, Đức.
Đáng chú ý, sau ngày thi đấu thứ 10 đã có thêm nhiều đại diện của khu vực Đông Nam Á giành được huy chương. Đoàn thể thao Malaysia đã có được tấm HCĐ thứ 2 tại Olympic Paris 2024 sau khi Lee Zii Jia giành HCĐ môn cầu lông.
Đoàn thể thao Indonesia cũng có được 1 HCĐ của nữ VĐV Gregoria Mariska Tunjung ở nội dung đơn nữ môn cầu lông.
Kunlavut Vitidsarn mang về tấm huy chương đầu tiên cho đoàn thể thao Thái Lan ở nội dung cầu lông đơn nam (Ảnh: Reuters).
Đoàn thể thao Thái Lan cũng đã giành HCB sau khi Kunlavut Vitidsarn để thua Viktor Axelsen của Đan Mạch ở chung kết đơn nam môn cầu lông.
Tính đến thời điểm này, tổng cộng đã có 45 đoàn thể thao giành được HCV trong tổng số 73 đoàn thể thao giành được ít nhất 1 huy chương tại Olympic Paris 2024.
Trung Quốc giành lại vị trí dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương từ Mỹ sau ngày thi đấu thứ 10 ở Olympic.
Sau ngày thi đấu thứ 10, đoàn thể thao Việt Nam chưa giành được huy chương và chúng ta chỉ còn lại hai VĐV tranh tài là VĐV cử tạ Trịnh Văn Vinh ở hạng cân 61kg nam (ngày 7/8) và VĐV canoeing Nguyễn Thị Hương ở nội dung đua thuyền C1 200m nữ (ngày 8/8).
" alt=""/>Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2024: Trung Quốc giành lại ngôi đầu từ MỹÁnh Nguyệt xếp thứ 37 ở vòng loại nội dung cung một dây ở Olympic 2024 (Ảnh: Getty)
Còn ở Olympic 2024, thành tích của Ánh Nguyệt đã được cải thiện. Cô giành 648 điểm và xếp thứ 37. Điều này giúp cho cung thủ người Việt Nam dễ thở hơn ở vòng đấu tiếp theo. Theo đó, cô chỉ đụng độ với người xếp hạng 28 là cung thủ Fallah Mobina (Iran). Đây không phải là đối thủ quá mạnh và cơ hội chiến thắng của Ánh Nguyệt có thể xảy ra.
Ở vòng đấu loại trực tiếp, hai cung thủ thi đấu tối đa năm set. Mỗi set bắn ba mũi tên để tính tổng điểm. VĐV thắng sẽ được 2 điểm, hòa được 1 điểm. Người nào đạt 6 điểm trước sẽ thắng chung cuộc. Nếu hòa 5-5 sau năm set, hai cung thủ sẽ bắn loạt tie-break với một mũi tên. Ai bắn gần tâm nhất sẽ giành chiến thắng.
Ngoài việc nỗ lực ở nội dung cá nhân, Ánh Nguyệt và Quốc Phong (cung thủ thi đấu ở nội dung cung một dây nam) cần cố gắng đạt tổng điểm tốt nhất có thể để lọt vào nhóm 16 cặp cung thủ thi đấu nội dung đồng đội hỗn hợp (diễn ra vào ngày 2/8).
Thành tích của Ánh Nguyệt qua từng lượt bắn (Ảnh: Olympic).
Ở Olympic 2020, bộ đôi VĐV Việt Nam chỉ đứng thứ 23/29 ở tổng điểm nam nữ và không thể tiếp tục thi đấu nội dung đồng đội hỗn hợp.
Ở nội dung cung một dây nữ, cung thủ Hàn Quốc, Lim Si Hyeon đã thiết lập kỷ lục thế giới. Cô đã hoàn thành 72 lượt bắn ở vòng loại với 694 điểm. Với thành tích này, cô đã phá kỷ lục cũ được thiết lập bởi đồng hương Kang Chae Young (692 điểm) vào năm 2019.
Lim Si Hyeon sinh năm 2003. Cô là ứng cử viên nặng ký cho tấm huy chương vàng (HCV) Olympic 2024. Một năm trước, ở đấu trường ASIAD, VĐV Hàn Quốc đã xuất sắc giành HCV. Trong trận chung kết, Lim Si Hyeon đánh bại đồng hương An San (giành 3 HCV Olympic 2020), với tỷ số áp đảo 6-0.