Theo đó, khoảng 14h30 ngày 10/9 vừa qua, em T.A.T. - học sinh lớp 2A3 - nói chuyện và đùa giỡn với bạn cùng bàn khi đang trong giờ học. Thầy Lâm Thánh - giáo viên chủ nhiệm lớp - nhắc em T. nhiều lần nhưng học sinh chưa vâng lời.
Vì vậy, khi đang dùng dây điện buộc rèm cửa sổ, thầy Lâm Thánh đã dùng sợi dây này đánh vào lưng em T. vì không kiềm chế được cảm xúc.
Nắm được thông tin vụ việc, lãnh đạo Trường Tiểu học Vĩnh Tân 2 đã tới nhà em T. thăm hỏi, xin lỗi, thuyết phục gỡ bài viết đăng tải trên mạng xã hội nhưng gia đình không đồng ý.
Ngày 11/9, nhà trường thành lập hội đồng kỷ luật và thống nhất hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với thầy Lâm Thánh. Em T. cũng đã đi học trở lại.
Trước đó, một tài khoản mạng xã hội được cho là phụ huynh của nam sinh lớp 2 của một trường tiểu học trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu chia sẻ thông tin, hình ảnh con mình có vết hằn trên lưng, nghi bị giáo viên dùng dây điện đánh.
“Vợ chồng tôi cố gắng đi làm để có tiền nuôi con ăn học, nhưng không ngờ mới đầu năm mà con đã bị đánh. Tôi mong cơ quan pháp luật cũng như Phòng GD-ĐT giải quyết” - nội dung bài viết của phụ huynh nêu rõ.
Đây là khởi đầu mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ coi trọng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, một nước có vị trí đặc biệt quan trọng tại Đông Nam Á.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cảm ơn và bày tỏ sự trân trọng đối với sự hỗ trợ quý báu mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ để khắc phục hậu quả trận động đất hồi tháng 2/2023.
Tổng thống đánh giá cao sự nhiệt tình, chuyên môn cao của nhóm cứu hộ do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam cử sang hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong đợt này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng đến thăm đất nước Thổ Nhĩ Kỳ tươi đẹp đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Quốc khánh nước bạn, chúc mừng những thành tựu to lớn mà Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được trong thời gian qua, đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, có nhiều đóng góp vào việc duy trì hoà bình, hợp tác và phát triển tại khu vực Trung Đông và trên thế giới.
Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Về chính trị - ngoại giao, hai bên thống nhất thúc đẩy hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ (AKP) cũng như giữa Chính phủ và Quốc hội hai nước.
Hai bên trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm hoà bình, an ninh và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới.
Về kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thống nhất nhận định tiềm năng hợp tác còn rất lớn, cần được quan tâm khai thác cụ thể.
Tổng thống khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm thúc đẩy hợp tác về thương mại, đầu tư với Việt Nam, đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 5 tỷ USD trong giai đoạn tới.
Ông cũng bày tỏ vui mừng trước việc một số tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư thành công tại Việt Nam và mong muốn hai nước mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, y tế, năng lượng…
Tổng thống khẳng định sẽ chỉ đạo các bộ, ngành chủ động triển khai các nội dung được thống nhất trong chuyến thăm của Thủ tướng, trong đó có việc sớm tổ chức Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ và Kỳ họp Tham vấn chính trị lần thứ 5 giữa hai Bộ Ngoại giao trong nửa đầu năm 2024.
Hoan nghênh doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư phát triển hydrogen, logistics
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như giày dép, nông sản, thuỷ sản… thâm nhập vào chuỗi siêu thị, hệ thống phân phối của Thổ Nhĩ Kỳ.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam hoan nghênh các tập đoàn, doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào các lĩnh vực như phát triển hydrogen, cơ sở hạ tầng, logistics…
Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác như phát triển ngành Halal, du lịch, nông nghiệp, giáo dục đào tạo, tăng cường giao lưu nhân dân.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tổng thống Recep Tayyip Erdogan quan tâm chỉ đạo các cơ quan hữu quan Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ hội nhập tốt vào sở tại, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Liên quan đến các vấn đề khu vực và quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính thông báo về việc Việt Nam sẽ đóng góp 500.000 USD thông qua Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) để cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân Palestine tại Dải Gaza.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chuyển lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sang thăm chính thức Việt Nam trong năm 2024. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vui vẻ nhận lời mời, mong sớm thu xếp chuyến thăm.
Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ tuy xa cách địa lý nhưng có nhiều tiềm năng hợp tácChiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus bày tỏ hài lòng nhận thấy Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ tuy xa cách địa lý nhưng luôn hợp tác tích cực, xây dựng và có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và công nghiệp quốc phòng…
Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng những tình cảm tốt đẹp mà nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ dành cho Việt Nam, đồng thời, bày tỏ vui mừng trước những phát triển tích cực trong quan hệ Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua.
Nhấn mạnh chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế của Việt Nam, Thủ tướng khẳng định mong muốn củng cố và tăng cường hợp tác toàn diện với Thổ Nhĩ Kỳ trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân, qua đó, góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai đất nước, hai dân tộc.
Hai bên đã trao đổi và thống nhất nhiều biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa hai nước nói chung và giữa hai Quốc hội nói riêng, trong đó có thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ, nhằm nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Về hợp tác nghị viện, hai bên nhất trí tăng cường tiếp xúc, trao đổi giữa các Ủy ban của Quốc hội, nhóm nghị sĩ hữu nghị, nghị sĩ trẻ và nữ nghị sĩ hai nước để chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện đa phương.
" alt=""/>Việt Nam đóng góp 500.000 USD cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân PalestineVề lâu dài, khi các loại hình giao thông phát triển đồng bộ, nhiều lựa chọn cho người dân, sẽ tính toán quy định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa cho phù hợp. Việc quy định giá trần vé máy bayvẫn bảo đảm quyền chủ động của doanh nghiệp. Bởi, hiện các hãng hàng không vẫn toàn quyền quyết định giá dịch vụ, trong đó có vé máy bay, chỉ riêng hạng phổ thông thì không được vượt giá trần.
Nếu không quy định giá trần thì đồng nghĩa với việc Nhà nước bỏ công cụ điều tiết giá. Các hãng hàng không hoàn toàn có thể đưa ra giá vé máy bay cao với hạng phổ thông, nhất là các dịp lễ, tết, mùa du lịch nhu cầu đi lại tăng cao. Việc này ảnh hưởng đến người dân, nhất là người có thu nhập thấp khó có thể tiếp cận các dịch vụ hàng không, làm tăng chi phí xã hội.
Trần giá vé máy bay nội địa không thay đổi 8 năm nay, Bộ GTVT dự kiến tăng với mức trung bình 3,75% so với hiện tại. Với chặng bay trên 1.280 km, giá trần có thể lên tới 4 triệu đồng một lượt.
Theo luật thông qua hôm nay, việc định giá sách giáo khoacũng theo hình thức giá trần.
Đây là mặt hàng thiết yếu, đối tượng tiêu dùng rất lớn, và giá mặt hàng này tác động trực tiếp tới số đông người dân. Hiện các nhà xuất bản vẫn cộng chi phí phát hành sách, mức chiết khấu rất cao (28-35% giá bìa), dẫn tới giá bị đẩy lên cao so với thu nhập của nhiều người dân. Vì vậy, cần thiết phải có công cụ kiểm soát để bảo đảm không tác động tiêu cực.
Ngoài ra, việc không quy định giá sàn với sách giáo khoa, Ủy ban Thường vụ cho là hợp lý vì đây là mặt hàng có tính đặc thù, đối tượng tiêu dùng mang tính bắt buộc, trong đó có cả đối tượng yếu thế. Nếu quy định giá sàn, các đơn vị phát hành sách không thể bán cho người dân với giá thấp hơn giá sàn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nhất là người có thu nhập thấp.
Về mặt hàng điện, Nhà nước vẫn định giá mặt hàng này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội lý giải, định giá là biện pháp điều tiết với mức độ cao nhất của Nhà nước với giá hàng hóa, dịch vụ để đảm bảo các mục tiêu về hạn chế vị thế độc quyền, đời sống người dân.
Theo Điều 30 Luật Điện lực, giá điện được điều chỉnh trên cơ sở các yếu tố chi phí và mức độ, thời gian thay đổi giá được xem xét trong bối cảnh điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thu nhập của người dân.
Như vậy, khi thực hiện biện pháp định giá, Nhà nước đã tính đến mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên, trong đó đã có cả mục tiêu ổn định giá cả phù hợp với kinh tế xã hội.
Luật Giá (sửa đổi) được thông qua cũng bỏ thịt heo, sữa cho người cao tuổi khỏi danh mục hàng hóa, bình ổn giá sau khi tiếp thu ý kiến các ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.