![]() |
Nguyễn Đặng Phương Minh |
Nguyễn Đặng Phương Minh nhận đượchọc bổng ở 9 trường là University of British Columbia, University of Oregon,University of Massachusetts, University of California, University of Washington…Đặc biệt, Howard Univeristy trao cho em học bổng toàn phần ngành sinh học trịgiá 24 ngàn USD/năm.
Khi được hỏi có bí quyết gì trong bài luận để giành được suất học bổng lớn nhưvậy, Phương Minh cười: “Có lẽ tại trường thấy em phù hợp với những giá trị màchính trường muốn hướng đến, đó là sự công bằng trong xã hội, nên đã chọn em”.
Thật bất ngờ khi được biết bài luận của em không hề liên quan đến chủ đề sinhhọc hay y tế, mà về âm nhạc và xã hội. Kết hợp với bảng điểm khá hoàn hảo, bàiluận ấy đã giúp các thầy của Howard Univeristy quyết định cấp học bổng toàn phầncho em.
![]() |
Nguyễn Quang Minh |
Nguyễn Quang Minh được nhận vào 6trường là University of British Columbia, University of Toronto St. George,University of Toronto Scarborough, Ontario, York University, Brock University,trong đó có năm trường cấp học bổng.
Từ Trường THCS Collette chuyển sang ISHCMC - American Academy vào năm lớp 9,Quang Minh nỗ lực phấn đấu và đã nhận được học bổng trị giá 15 ngàn USD của Tậpđoàn Cognita dành cho học sinh lớp 12 xuất sắc nhất.
Quang Minh chọn ngành khoa học máy tính và sẽ tập trung vào phần mềm. Em yêuthích ngành này khi được làm quen trong chương trình IB. Minh cho biết thêm: “Emmuốn mình trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm hoặc làmột giáo viên như thầy của em để tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê cho các thế hệsau”.
![]() |
Nguyễn Lâm Duy Bảo |
Nguyễn Lâm Duy Bảo được nhận vào5 trường là Drexel University, York University, Brock University, Simon FraserUniversity và McMaster University.
Đối với Duy Bảo, điểm đặc biệt nhất ở ISHCMC - American Academy là cách thứcthầy và trò tương tác. Thầy cô giống như những người bạn đồng hành, hỗ trợ emtrên con đường thu thập kiến thức, tạo cho em sự tự do và thoải mái trong họctập.
Bảo cho biết: “Nhà trường đã giúp em cảm thấy điểm số không phải là điều quantrọng nhất, mà quan trọng là học được những gì. Chính điều này đã giúp em chủđộng hơn trong việc học tập của mình”.
Duy Bảo chọn học chuyên ngành kinh tế vì cho rằng kinh tế là một phần không thểthiếu của xã hội, là một trong những nhân tố giúp xã hội phát triển.
Ông Eric Hamilton - Hiệu trưởng trường ISHCMC - American Academy cho biết hiện nay trường vẫn đang chờ đợi kết quả học bổng của các học sinh khác. Ông tin rằng, 100% học sinh của trường sẽ được nhận vào trường mà các em mong muốn. Từ kết quả đáng mừng này, nhà trường sẽ xúc tiến và mở rộng chương trình đào tạo và cấp tín chỉ SUPA của Đại học Syracuse. ISHCMC - American Academy là trường duy nhất ở Việt Nam thực hiện chương trình này giúp các học sinh có thể nhận tín chỉ đại học trong khi vẫn còn học ở trung học và kết quả được công nhận ở hơn 1.000 trường đại học tại Mỹ. Đây là phương pháp chuẩn bị cho các em vào đại học rất hiệu quả và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho học sinh. |
Thúy Ngà
Hành trình của Kim Duyên tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2022:
Thắm Nguyễn
Tọa đàm nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp về vấn đề này.
PGS.TS Bùi Văn Hồng, Viện trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho rằng vai trò của dạy học trực tuyến là hết sức quan trọng trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, năng lực dạy học trực tuyến của phần đa nhà giáo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp còn yếu.
Theo ông Hồng, thực tế dạy học cho thấy, nhiều khó khăn gặp phải khi thực hiện chuyển đổi từ dạy trực tiếp sang dạy học trực tuyến. Nhà giáo và cán bộ quản lý phải đương đầu với nhiều thách thức khi cố gắng triển khai các khóa học trực tuyến một cách hiệu quả.
Đối với nhà giáo, phần lớn đều xem dạy học trực tuyến là hình thức dạy học hoàn toàn mới và chưa có kinh nghiệm thực tiễn, do đó gặp nhiều lúng túng khi thực hiện. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác các nền tảng công nghệ số trong dạy học trực tuyến của nhà giáo còn nhiều hạn chế.
Nhiều nhà giáo còn gặp nhiều khó khăn trong lựa chọn và xây dựng học liệu số, tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá trong môi trường dạy học trực tuyến.
“Phần lớn cơ sở GDNN tiếp cận với dạy học trực tuyến chậm và lúng túng, dẫn đến việc hiểu chưa đúng về hình thức này. Trong khi nhà giáo chưa chủ động trong tiếp cận hình thức dạy học này. Trong thời gian ảnh hưởng của Covid-19, nhà giáo chủ yếu sử dụng hình thức dạy học từ xa qua Zoom, Google Meeting,... mà chưa thiết kế và cấu trúc khóa học trên hệ thống quản lý học tập LMS. Điều này dẫn đến cơ sở GDNN và nhà giáo chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học trực tuyến”, ông Hồng chia sẻ.
Các đại biểu tham dự buổi lễ. |
Do đó, theo ông Hồng, việc phát triển năng lực dạy học trực tuyến cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Về giải pháp, ông Hồng cho rằng, để triển khai dạy học trực tuyến bài bản và đúng nghĩa, các cơ sở GDNN cần phải xây dựng nền hệ thống quản lý học tập LMS song song với khai thác các nền tảng Zoom, Google meeting, ....
Thông qua dạy học trực tuyến trên LMS, nhà giáo sẽ có cơ hội tiếp cận, khai thác nền tảng lớp học số, giúp từng bước nâng cao năng lực dạy học trực tuyến.
Tìm giải pháp cho đào tạo nghề trực tuyến trong bối cảnh chuyển đổi số. |
PGS.TS Đỗ Văn Dũng (giảng viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh) cho rằng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện mới chỉ quan tâm đến Digital Learning (bài giảng điện tử) mà chưa chú trọng đến các yếu tố khác như Big Data để lưu trữ dữ liệu, Digital Media để kết nối với các mạng xã hội hay Digital Campus để tối ưu hóa quá trình giảng dạy vào thực tiễn,...
Theo ông Dũng, việc thay đổi tư duy của người giáo viên rất khó. Thầy cô giáo rất bảo thủ và quen cách dạy truyền thống hàng chục năm nay nên để có sự chuyển đổi rất khó.
“Chúng ta dạy qua zoom,... nhưng đó chỉ là dạy từ xa chứ không phải là đào tạo trực tuyến. Đào tạo trực tuyến phải được thiết kế và sử dụng sư phạm số để hình thành các khóa học trên nền mạng toàn cầu”, ông Dũng nói.
Bên cạnh đó, theo ông Dũng, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo trực tuyến.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực. |
PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cũng đồng tình với các giải pháp như xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu số, bồi dưỡng kỹ năng số cho các nhà quản lý, đội ngũ giáo viên, sinh viên...
Bà Ngọc đặc biệt nhấn mạnh trong giáo dục nghề nghiệp cần đầu tư xây dựng, phát triển mạnh các xưởng thực hành “ảo” để đáp ứng nhu cầu. “Thiết nghĩ chỉ xưởng thực hành, phòng thí nghiệm ảo mới giúp giải quyết được bài toán thực hành như thế nào”, bà Ngọc nói.
Đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin Đông Nam Á đề xuất các cơ sở trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp tính đến việc thống nhất xây dựng những môn học, học phần trực tuyến dùng chung, liên thông kèm theo tính công nhận ở tất cả các cơ sở. Bởi việc này tạo thuận lợi cho người học và tiết kiệm chi phí.
Về mặt kỹ thuật và thiết bị hỗ trợ, TS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn đề xuất Tổng cục đề nghị tới các cấp việc nâng mức hỗ trợ mua thiết bị học trực tuyến cho học viên giáo dục nghề nghiệp, lên từ 10- 15 triệu đồng, thay vì chỉ 7 triệu đồng như hiện nay.
Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. |
Tại tọa đàm, ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, việc phát triển đào tạo trực tuyến, chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là hết sức cần thiết.
Theo ông Bình, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là giải pháp bao trùm trong quá trình đổi mới và phát triển GDNN, là yếu tố then chốt hình thành hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân và yêu cầu tăng nhanh số lượng, nâng cao chất lượng GDNN phục vụ phát triển đất nước.
Do đó, toàn hệ thống cần hướng tới những giải pháp để chuyển đổi số một cách hiệu quả như: Xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực GDNN; Chỉnh sửa, cập nhật nội dung đào tạo các cấp trình độ GDNN phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế; Thay đổi phương pháp dạy và học các cấp trình độ GDNN; Phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số; Phát triển nhà giáo số và học viên số;...
Thanh Hùng
Đó là một trong những bất cập được Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thẳng thắn chỉ ra tại tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp đào tạo trực tuyến đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp”.
" alt=""/>Tìm giải pháp cho đào tạo nghề trực tuyến trong bối cảnh chuyển đổi số