Nhằm tạo sân chơi cho sinh viên học Lập trình máy tính - Thiết bị di động tại TP HCM, góp phần “chắp cánh” cho các dự án khởi nghiệp khối ngành CNTT, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic cơ sở TP HCM vừa quyết định tổ chức cuộc thi phát triển các ứng dụng trên nền Web, Mobile và Windows App có tên gọi Poly Hackathon 2017 cho toàn bộ sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn TP.HCM.
Poly Hackathon là cuộc thi dành cho các bạn sinh viên yêu thích lập trình khối ngành CNTT. Cuộc thi sẽ diễn ra trong vòng 24 giờ để các nhóm sinh viên có thể hoàn thành sản phẩm theo đề tài Ban tổ chức đưa ra.
Thầy Trần Duy Phong, Chủ nhiệm bộ môn CNTT của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic nhấn mạnh: “Việc tổ chức cuộc thi này giúp các bạn sinh viên có những trải nghiệm thực sự khi phải hoàn thành một sản phẩm trong 24 giờ làm việc liên tục. Cuộc thi là sân chơi để cho các sinh viên ngành CNTT được thỏa sức sáng tạo, trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tăng hứng thú sau những giờ học căng thẳng”.
" alt=""/>Phát động cuộc thi lập trình Poly Hackathon 2017 dành cho sinh viên tại TP.HCMTheo Sở TT&TT Tây Ninh, hiện nay, ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đã góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng lực, hiệu quả đồng thời đem lại nhiều tiện ích trong cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với quá trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các nguy cơ về lộ, lọt, mất an toàn thông tin ngày càng tăng; những hình thức tấn công trên mạng cũng ngày càng đa dạng, tinh vi, nguy hiểm. Việc mất an toàn thông tin đã gây ra các thiệt hại không nhỏ. Theo thống kê, ở Việt Nam bị thiệt hại hàng tỉ đồng mỗi năm từ việc bị tấn công mạng, quan trọng hơn còn lộ, lọt thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước; ngoài ra còn làm giảm sút uy tín, hình ảnh của tổ chức, quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Thời gian qua, Sở TT&TT Tây Ninh thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp thực hiện công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở TT&TT đã tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, đây là nơi lưu trữ các ứng dụng dùng chung, các cơ sở dữ liệu quan trọng của các cơ quan hành chính nhà nước, nơi cài đặt quản lý, vận hành cổng thông tin điện tử, hệ thống hộp thư điện tử của tỉnh và nơi cung cấp các dịch vụ công trực tuyến người dân và doanh nghiệp…
Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ kiến thức công nghệ thông tin, hàng năm, Sở TT&TT Tây Ninh tham mưu UBND tỉnh tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về ATTT cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, trong năm 2017, Sở TT&TT Tây Ninh đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng với 23 thành viên, do ông Nguyễn Tấn Đức, Phó Giám đốc Sở TT&TT làm Đội trưởng. Đây là lực lượng thực hiện công tác tiếp nhận, xử lý, tuyên truyền các vấn đề về an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo về an toàn an ninh thông tin của tỉnh. Tại buổi diễn tập, đại diện Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ tin học Đức Nguyên Á cũng trình bày tham luận về tình hình an ninh thông tin mạng hiện nay.
" alt=""/>Tây Ninh: Diễn tập phòng chống tấn công mạng vào hệ thống của CQNNToyota cho biết chiếc Smart Key Box "có thể được đặt trong xe mà không cần bất kỳ can thiệp nào", cho phép động cơ khởi động cũng như cho phép cửa xe khóa lại.
" alt=""/>Toyota phát minh chiếc hộp biến smartphone thành chìa khóa ô tô