
Trước đây, nếu bạn muốn chuyển trang tài liệu in sang định dạng tài liệu có thể biên tập và chỉnh sửa, bạn cần có một máy quét tài liệu (scanner) và phần mềm nhận dạng ký tự quang học (OCR) đắt tiền.
Nhưng thời đó có lẽ đã qua. Hiện nay, bạn có thể dùng dịch vụ OCR trên nền tảng web miễn phí. Một trong số đó là trang web Free-ocr.com, giúp chuyển bất kỳ file ảnh nào được đẩy (upload) lên trang web này thành một file văn bản text để có thể đưa vào Word chỉnh sửa, biên tập dễ dàng.
" alt=""/>Chuyển file ảnh thành text miễn phí"Tuy nhiên, tôi cũng đồng ý với phụ huynh rằng, không phải ai cũng cần học toán quá nặng. Các trường đại học giờ đây chia môn Toán cao cấp cho các khối ngành khác nhau, phù hợp hơn với nhu cầu của từng ngành”, ông Khánh nói.
Một phụ huynh ở Hà Nội có con gái thiên hướng học ngoại ngữ băn khoăn: “Con và gia đình chỉ biết thế mạnh học tốt ngoại ngữ, không biết nên chọn ngành gì liên quan đến ngoại ngữ phù hợp sau này?”.
PGS.TS Vũ Thị Hiền- Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, cho hay, nếu thí sinh giỏi ngoại ngữ, có 2 cách tiếp cận.
Thứ nhất, dùng ngoại ngữ như một công cụ học các ngành khác. “Hiện nay, rất nhiều trường đại học có những chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng ngoại ngữ hoặc tỷ lệ các môn học được giảng dạy bằng ngoại ngữ cao. Sau này, năng lực của sinh viên sẽ tốt và có những lợi thế vượt trội so với những người khác”.
Thứ hai, đi thẳng vào ngành ngoại ngữ và chọn ngôn ngữ đó làm ngành học như Ngôn ngữ Anh... Không chỉ Trường ĐH Ngoại thương, nhiều đại học khác có những ngành học này.
Theo bà Hiền, để chọn ngành phù hợp, cần dựa vào sở thích, đam mê; năng lực của bản thân; nhu cầu nhân lực; năng lực tài chính của gia đình.
Một phụ huynh có con dự thi tốt nghiệp THPT năm nay thắc mắc: "Con muốn học ngành Thiết kế đồ họa nhưng tìm hiểu tất cả các trường, thấy rằng, những trường đại học công lập để học ngành này, trong tổ hợp xét tuyển đều phải có môn Vẽ hoặc Hình họa hoặc Bố cục trang trí màu.
Song, những môn này, trong các môn học phổ thông không có, con tôi không dám đăng ký thi vào các trường ĐH Kiến trúc, ĐH Mỹ thuật công nghiệp... Có lẽ tôi phải đăng ký cho con vào các trường ngoài công lập?”. Vị phụ huynh cho rằng, đây là điều bất hợp lý đối với những học sinh không phải ở vùng đô thị có điều kiện học thêm, học ngoài môn Vẽ.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), cho hay, dưới góc độ quản lý nhìn toàn hệ thống, với những ngành đào tạo đặc thù, tỷ lệ các em trúng tuyển vào đại học mỗi năm tính trên toàn hệ thống rất nhỏ, thậm chí chưa đến 1%.
Vì vậy, việc đưa những môn học đó vào bậc phổ thông áp dụng cho toàn hệ thống là chưa phù hợp, nhất là chương trình phổ thông dạy trên toàn quốc ở tất cả các vùng miền từ thành phố đến nông thôn, vùng sâu vùng xa. Ngay cả đội ngũ giáo viên dạy cũng là vấn đề, phổ cập những môn đó trên toàn quốc phải tốn rất nhiều nguồn lực.
Trong khi rõ ràng những ngành đặc thù này cần năng khiếu chứ không phải một kỹ năng đại trà chúng ta dạy ở bậc phổ thông. Bậc phổ thông là những kiến thức phổ quát nhất, nền tảng cho học sinh. Đi vào những ngành đặc thù, chúng ta cần có những sự đầu tư và định hướng ban đầu.
"Tất nhiên, chúng tôi rất chia sẻ với những thí sinh ở những địa bàn khó khăn. Tuy nhiên, các em có nhiều con đường khác. Ngành Thiết kế đồ họa, với những kiến thức công nghệ thông tin và những kỹ năng khác, các em hoàn toàn có thể theo đuổi ngành này, không nhất thiết phải có môn vẽ”, bà Thủy nói.