HLV Park Chung Gun (trái) từng giúp xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (phải) giành 1 HCV và 1 HCB ở Olympic 2016 (Ảnh: NVCC).
Trong hơn 10 năm gắn bó, ông đưa học trò Hoàng Xuân Vinh đoạt 1 HCV, 1 HCB Olympic 2016, giúp Phạm Quang Huy đoạt 1 HCV Asiad (đều là những tấm HCV đầu tiên trong lịch sử bắn súng ở sân chơi lớn).
Gần nhất, tại Olympic Paris 2024, ông giúp bắn súng Việt Nam có 2 vé tham dự gồm xạ thủ Trịnh Thu Vinh và Lê Thị Mộng Tuyền.
Sau khi ông Park Chung Gun rời đi, Cục TDTT sẽ gấp rút tìm chuyên gia mới cho đội bắn súng. Chia sẻ với Dân trí, Cục trưởng Đặng Hà Việt khẳng định phía Cục TDTT đang làm việc với Liên đoàn bắn súng Hàn Quốc để tìm người phù hợp thay thế ông Park Chung Gun dẫn dắt đội tuyển bắn súng Việt Nam.
"Phía Cục TDTT đã chỉ đạo Liên đoàn bắn súng Việt Nam làm việc với phía Hàn Quốc để tìm một chuyên gia khác thay thế ông Park Chung Gun", ông Đặng Hà Việt khẳng định.
Tạm thời trước khi tìm kiếm chuyên gia mới, bộ đôi xạ thủ lão luyện gồm nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh và nhà vô địch SEA Games Trần Quốc Cường sẽ giữ vai trò đồng HLV đội tuyển bắn súng Việt Nam, phụ trách nội dung súng ngắn hơi.
Đáng chú ý, trong tờ trình đề xuất ký hợp đồng với chuyên gia Park Chung Gun trước đó, Cục TDTT giao cho chuyên gia Hàn Quốc các mục tiêu: 3 HCV SEA Games 33, 2 HCV Asiad 20, 2 suất tham dự và 1 HCV Olympic 2028.
Ông Park Chung Gun từng khẳng định với Dân trínhững mục tiêu nói trên là chưa hợp lý và thiếu tính thực tế, bởi bắn súng là môn thể thao không thể đảm bảo được kết quả ngay cả khi tất cả mọi người, trong đó có Cục TDTT và đội tuyển bắn súng Việt Nam cùng nhau hợp tác, đầu tư nhiều thời gian và công sức.
Sau khi chia tay chuyên gia Park Chung Gun, chưa rõ Cục TDTT có điều chỉnh mục tiêu cho đội tuyển bắn súng Việt Nam trong thời gian tới hay không.
" alt=""/>Hé lộ người thay thế HLV Park Chung Gun dẫn dắt đội tuyển bắn súng Việt NamHLV Surapong Plaiyuwong chúc mừng tuyển futsal nữ Việt Nam (Ảnh: FAT).
Sau trận đấu, HLV Surapong Plaiyuwong của tuyển futsal nữ Thái Lan đã gửi lời chúc mừng các cô gái Việt Nam. Bên cạnh đó, ông cũng lên tiếng xin lỗi người hâm mộ Thái Lan sau khi đội nhà thất bại.
Ông Surapong Plaiyuwong cho biết: "Tôi muốn gửi lời xin lỗi người hâm mộ Thái Lan vì không thể giúp đội bóng giành chức vô địch. Tôi cũng muốn chúc mừng tuyển futsal nữ Việt Nam lên ngôi vô địch.
Hôm nay, các học trò của tôi đã thi đấu tốt nhưng không đủ tỉnh táo để tận dụng tối đa cơ hội. Đáng ra chúng tôi cần phải ghi bàn và giải quyết trận đấu trong thời gian chính thức nhưng không thể làm được. Cuối cùng, đội bóng đã mắc sai lầm trong hiệp phụ.
Tuyển futsal nữ Việt Nam đã trải qua giải đấu kiên cường và đáng khen ngợi. Họ xứng đáng với chức vô địch Đông Nam Á (Ảnh: PFF).
Sau khi gỡ hòa, chúng tôi lại mắc một sai lầm khác. Toàn đội đã thi đấu mất tập trung vào cuối trận. Dù sao, trận đấu này diễn ra hấp dẫn và chất lượng. Mọi thành viên của Thái Lan đều buồn vì không thể lên ngôi vô địch".
Sau khi lên ngôi ở giải futsal Đông Nam Á, toàn đội futsal Việt Nam sẽ về nước và tập trung chuẩn bị cho giải futsal châu Á 2025. Ngoài chức vô địch Đông Nam Á, tuyển futsal Việt Nam còn thống trị giải thưởng cá nhân.
Cầu thủ Nguyễn Phương Anh đã giành giải Vua phá lưới với 5 bàn thắng. Trong khi đó, cầu thủ Trịnh Nguyễn Thanh Hằng nhận danh hiệu xuất sắc nhất giải đấu.
" alt=""/>Mất chức vô địch vào tay futsal nữ Việt Nam, HLV Thái Lan gửi lời nhắn nhủTrong ngày đeo băng đội trưởng, Haaland đã thi đấu rất tệ trước Áo (Ảnh: Getty).
Vẫn với tấm băng đội trưởng trên tay, Haaland bước vào trận đấu với Áo với khí thế ngút trời. Thế nhưng, màn trình diễn của anh trong trận đấu này hoàn toàn trái ngược so với trận gặp Slovenia.
Dấu ấn lớn nhất của Haaland chỉ là cú dứt điểm chạm cột dọc ở đầu trận. Sau đó, tiền đạo sinh năm 2000 đã mất hút trong phần lớn thời gian trận đấu.
Đây là trận đấu mà Na Uy đã thảm bại với tỷ số 1-5 trên sân của Áo. Trong đó, Arnautovic (2 bàn), Lienhart, Posch và Gregoritsch là những người ghi bàn giúp đội chủ nhà chiến thắng. Sorloth đã ghi bàn danh dự cho Na Uy ở trận đấu này.
Haaland bị phản ứng dữ dội khi phớt lờ trả lời báo chí Na Uy sau trận thua đậm trước Áo (Ảnh: Getty).
Thêm một lần, Haaland lại mất tích trong trận đấu lớn. Với trận thua này, Na Uy vẫn dẫn đầu bảng B3 nhưng họ đã bị Áo và Slovenia san bằng 7 điểm. Điều đó khiến cuộc đua ở bảng đấu này trở nên hấp dẫn hơn. Chỉ có đội đầu bảng giành tấm vé trực tiếp lên chơi ở League A mùa giải tới.
Sau trận đấu với Na Uy, Haaland đã được một vài phóng viên ở Na Uy tiếp cận xin phỏng vấn nhanh. Thế nhưng, thay vì đối mặt với sự thật, Haaland lại chọn cách "lẩn tránh" và phớt lờ những phóng viên Na Uy.
Điều đó khiến cho báo giới Na Uy phẫn nộ. Họ càng phản ứng quyết liệt hơn về màn trình diễn đáng quên của Haaland trong trận đấu với Áo. Đây là trận thua nặng nề nhất của Na Uy kể từ thất bại 0-6 trước Đức vào năm 2017.
Trước phản ứng của báo giới nước nhà, Haaland đã viết lời xin lỗi trên trang cá nhân: "Xin lỗi mọi người. Đây thực sự là lỗi của tôi. Tôi xin hứa sẽ giúp Na Uy giành trọn vẹn 6 điểm trong hai trận đấu vào tháng 11".
Trong khi đó, tiền vệ Sander Berge lên tiếng ủng hộ Haaland: "Cậu ấy có quyền làm điều đó (từ chối trả lời phỏng vấn báo chí). Bất cứ ai cũng cảm thấy thất vọng. Chúng tôi là một đội và sẽ đứng vững trước mọi thăng trầm. Điều quan trọng là cả đội duy trì sự đoàn kết".
Bảng xếp hạng bảng B3 Nations League (Ảnh: Wiki).