Vài năm trở lại đây, thị trường BĐS khu vực vùng ven ngày càng phát triển, xu hướng đầu tư đại dự án diễn ra mạnh mẽ ở nhiều tỉnh thành tiềm năng khắp cả nước.
Thực tế cho thấy nhiều “đại gia" địa ốc đã nhanh chân phát triển các dự án tại những vùng đất mới. Trong số này, nhiều dự án nổi lên khi phát triển theo hướng đô thị sinh thái.
![]() |
Covid-19 thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng trong mọi lĩnh vực. Trên thị trường BĐS, mối quan tâm về sức khỏe đã trở thành tiêu chí quyết định sự lựa chọn, tìm kiếm nơi an cư của người mua. Xu hướng xanh, hài hoà với thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng.
TS. Lê Xuân Nghĩa từng chia sẻ, khi quan sát tại các nước hiện đại, hầu hết những người giàu đều sống xa khu vực nội đô. Vì những nơi này có không gian sống tốt. Đánh về thị trường BĐS vùng ven, ông cũng cho rằng, tốc độ tăng giá vùng ven đô sẽ nhanh hơn ở nội đô, chi phí xây dựng thấp hơn nên triển vọng đầu tư tốt.
Trong một toạ đàm về xu hướng BĐS mới đây, TS. Nguyễn Minh Hòa - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP.HCM cũng nhận định “Việc phát triển BĐS tại đô thị vệ tinh là cần thiết. Sự dịch chuyển này là tất yếu, mang tính quy luật. Các nước trên thế giới cũng thế".
Giám đốc một sàn giao dịch BĐS cho biết, thời gian gần đây, thay vì chọn nơi an cư ở vùng lõi thành phố đất chật người đông, nhiều người đặt các tiêu chí sống xanh, sống sạch lên hàng đầu.
Điều này lý giải vì sao các sản phẩm BĐS dự án đại đô thị TMS Homes Wonder World tại TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc lại thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, khách hàng. Được quy hoạch bài bản, TMS Homes Wonder World có quy mô 154ha, mật độ xây dựng tổng khu 32,8%, hồ điều hòa 38ha, phố đi bộ, bãi biển nhân tạo, bể bơi bốn mùa, vườn Sakura, sân tập golf…
![]() |
Đại đô thị TMS Homes Wonder World với những tiện ích đẳng cấp riêng có của TMS Group |
Nhu cầu lớn nhưng miếng “bánh ngọt” không chia cho tất cả
Tại Việt Nam, nhu cầu về khu đô thị sinh thái với diện tích hồ nước lớn, cảnh quan thiên nhiên xanh sạch đẹp thực tế đang ngày càng mộtlớn. Chính điều này đặt ra bài toán gia tăng giá trị và chất lượng sản phẩm đối với thị trường BĐS để đáp ứng nhu cầu “xanh hóa”.
Anh Thế Tuyến, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho hay “tiêu chí đầu tư của tôi là dự án đảm bảo đúng tiến độ, đầy đủ pháp lý, môi trường sống trong lành, có tiện ích cho các thành viên”.Nhà đầu tư cá nhân này đánh giá cao việc nhà phát triển các dự án nhiều diện tích cho cảnh quan xanh như hồ điều hoà, vườn cây xanh, lối đi bộ, biển hồ nước ngọt quy mô lớn…
Không chỉ từ phía người dân, các cơ quan quản lý cũng ngày càng chú trọng đến yếu tố xanh trong các dự án. Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị (sửa đổi) để thay thế Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị; trong đó quy định phát triển đô thị theo khu vực, cũng như xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu…
Việc đầu tư phát triển các dự án tại tỉnh lẻ được xem là một trong những xu hướng phát triển của thị trường BĐS trong những năm tiếp theo. Nhu cầu là lớn, nhưng để có thể thành công, ngoài việc lựa chọn được khu vực tiềm năng, các chủ đầu tư cần đảm bảo yếu tố về tiềm lực tài chính cũng như chất lượng dự án.
Việc phát triển một khu đô thị sinh thái thông minh đòi hỏi nhiều yếu tố đồng bộ như không gian xanh tự nhiên, mật độ xây dựng, tiện ích nội khu… và cần đảm bảo các tiêu chí về sự thân thiện môi trường, an toàn cho sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra sự nhanh nhạy trong việc kịp thời nắm bắt nhu cầu, tâm lý của các nhà đầu tư, khách hàng cũng là điều quan trọng. Không phải bất kỳ nhà đầu tư nào “nhảy" chân vào thị trường này cũng có thể gặt hái được thành công.
Thêm vào đó, các yếu tố về hạ tầng cũng quan trọng khi các nhà đầu tư cân nhắc xuống tiền. Các chuyên gia BĐS chỉ ra rằng, hạ tầng phải được đầu tư một cách đồng bộ, không chỉ riêng về giao thông mà còn phải có hạ tầng xã hội, hạ tầng dịch vụ, tiện ích đi kèm.
Nếu các nhà phát triển BĐS tập trung về khu vực tỉnh lẻ mới chỉ dừng lại ở việc hình thành dự án hoặc xây nhà để bán; còn hệ thống dịch vụ, tiện ích hay hạ tầng khó khăn thì cũng khó thu hút dòng tiền. Việc đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung kết nối với những khu chức năng, tuyến đường nối với các khu vực lân cận là cần thiết, có như vậy mới tạo nên sức hút đặc biệt cho dự án.
Doãn Phong
" alt=""/>Quá tải ở các thành phố lớn, đô thị sinh thái tỉnh lẻ hút dòng tiềnTheo báo cáo hiện trạng toàn cầu về năng lượng tái tạo, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời năm 2019 trên toàn cầu là 627GW. Trong đó, Việt Nam thuộc top 5 nước tăng trưởng nhanh nhất về công suất năng lượng mặt trời, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản. Đáng chú ý khi tổng công suất điện mặt trời đưa vào khai thác tại Việt Nam năm 2019 là 4.8 GW, tăng mạnh so với mức 108 MW chỉ một năm trước đó.
Tuy được coi là một người năng lượng sạch, sự phát triển một cách nhanh chóng của điện mặt trời đã khiến nhiều người cảm thấy quan ngại. Đó là khi mà những tấm pin mặt trời đã qua sử dụng và bị thải loại ra môi trường.
![]() |
Năm 2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về công suất điện mặt trời. |
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phần của các tấm pin mặt trời bao gồm khung nhôm, kính cường lực, màng bảo vệ, pin, tấm nền, dây dẫn và hộp kết nối. Tuổi thọ trung bình của các tấm pin năng lượng mặt trời từ 10-20 năm, tùy thuộc vào địa điểm và khu vực môi trường nơi triển khai dự án.
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc sử dụng pin năng lượng mặt trời có thể gây ra một số tác động về mặt môi trường như chiếm diện tích đất và gây ô nhiễm nhiệt, tác động tới thị giác của con người.
Việc sản xuất pin năng lượng mặt trời sử dụng một số kim loại nặng như Cd, Si,... gây ảnh hưởng nhất định đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên do với công nghệ hiện nay các pin này có tuổi thọ ngắn.
Về tổng thể, pin năng lượng mặt trời thải bỏ nếu chôn lấp không đúng quy định có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước do phát sinh kim loại nặng hoặc khí thải độc hại. Trong trường hợp xảy ra cháy, các thành phần này có khả năng gây hại tới sức khỏe con người.
![]() |
Không chỉ các nhà máy, năng lượng mặt trời giờ đây đã len lỏi lên mái nhà của nhiều hộ gia đình. Điều này khiến nhiều người lo ngại về việc cần phải xử lý thế nào đối với những tấm pin mặt trời đã qua sử dụng. |
Trên thế giới, hiện Ủy ban Châu Âu đã có quy định về vấn đề xử lý chất thải điện, rác thải điện tử, trong đó có pin năng lượng mặt trời qua sử dụng. Theo đó, việc thu gom, xử lý các loại rác thải này sẽ gắn liền với nhà sản xuất.
Các nhà sản xuất phải có trách nhiệm thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý tấm pin năng lượng thải do mình sản xuất để thu lại các thành phần có ích để sử dụng cho các mục đích khác, nhằm giảm lượng rác thải điện tử ra môi trường.
Tại Việt Nam, tấm pin năng lượng mặt trời thải loại được quản lý theo các quy định về quản lý chất thải. Theo đó, chủ nguồn thải có trách nhiệm phân định rác thải từ các tấm pin mặt trời theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại để quản lý cho phù hợp (QCVN 07:2009/BTNMT).
Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đang chủ trì xây dựng dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi. Trong dự thảo, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ ban hành danh mục các chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải công nghiệp thông thường.
Dự thảo Luật cũng quy định cụ thể về chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật. Với các quy định nêu trên, việc quản lý các tấm pin năng lượng trời thải trong thời gian tới sẽ hoàn thiện và khoa học hơn, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam xử lý thế nào với rác thải điện mặt trời?