
Chuyển đổi số hiện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, khi ranh giới giữa các thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học đang ngày càng mờ nhạt.
Trong bài phỏng vấn dưới đây, Tony Saldanha giải thích chi tiết tại sao chuyển đổi số thường thất bại và tại sao đó là vấn đề hàng đầu đối với doanh nghiệp.
![]() |
Cựu Phó Chủ tịch P&G Tony Saldanha đã có những chia sẻ trong bài phỏng vấn vào tháng 8/2019, trong đó lý do lớn nhất đến từ việc thiếu kỷ cương, chứ không phải do yếu tố công nghệ. |
Đột phá số, Chuyển đổi số, Trí tuệ nhân tạo ... hiện đang trở thành 1 lĩnh vực phức tạp, 1 chiêu tiếp thị đầy những khái niệm công nghệ khó hiểu và các thuật ngữ thời thượng. Đó chính là vấn đề, vì chúng ta cần các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như mọi cá nhân bình thường phải coi trọng việc này. Nếu 40% các doanh nghiệp trong danh sách S&P500 có thể bị xóa sổ trong 10 năm tới, và nếu 40-45% số công ăn việc làm (lao động bàn giấy và chân tay) sẽ bị robot thay thế trong vòng 20 năm tới, thì chắc chắn đây là 1 vấn đề rất cấp thiết. Tôi cố gắng trình bày chủ đề này dưới hình thức 1 danh sách checklist (danh mục) đơn giản nhằm cải thiện tỷ lệ thất bại 70% của chuyển đổi số. Tôi định nghĩa chuyển đổi số là việc chuyển đổi các kỹ năng, năng lực và mô hình kinh doanh, đang được sử dụng trong thời đại cách mạng công nghiệp thứ 3 hiện nay, sang thời đại cách mạng thứ 4 đang tới. Và tôi cung cấp cho bạn đọc các bước đơn giản để hoàn thành việc chuyển đổi này. Công việc của tôi liên quan tới việc dẫn dắt và chuyển đổi các doanh nghiệp hàng tỷ USD tại nhiều nơi trên thế giới trước đây đã mang lại cho tôi những insights (cái nhìn) và dữ liệu mới, đồng thời được tôi sử dụng cho cuốn sách này. Sự thật quan trọng nhất là 70% chuyển đổi số thất bại là do các lãnh đạo doanh nghiệp đã không hiểu rõ hoặc không có kỷ cương khi dẫn dắt sự thay đổi này.
Công đoạn 1 hay còn gọi là Nền tảng của chuyển đổi số (Foundation) liên quan tới khâu tự động hóa các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, nó có thể bao gồm các ví dụ sau đây: xử lý đơn hàng của khách hàng bằng hệ thống SAP hoặc Salesforce thay cho sử dụng Excel như trước.
Công đoạn 2 hay còn gọi là Tách lập (Siled) là lúc 1 số lãnh đạo của doanh nghiệp bắt đầu nhận thức được tiềm năng đột phá của chuyển đổi số nên đứng ra bảo lãnh (sponsor) cho các nỗ lực này. Ví dụ, giám đốc tiếp thị thấy được tiềm năng của việc sử dụng Online để bán hàng chẳng hạn.
Công đoạn 3, Đồng bộ Bán phần (Partially Synchronised), là giai đoạn lãnh đạo doanh nghiệp nhìn thấy nhu cầu cần phải có 1 chiến lược tổng thể đơn nhất cho chuyển đổi số. Đó là điều Jeff Immelt thực hiện với GE cách đây vài năm khi ông tuyên bố GE sẽ trở thành doanh nghiệp số.
Công đoạn 4 - Đồng bộ Toàn phần (Fully Synchronised) là lúc doanh nghiệp đã chuyển đổi toàn bộ sang 1 mô hình kinh doanh số mới. GE đã không hoàn thiện được bước này và đã phải trả giá bằng việc cổ phiếu bị hạ giá.
" alt=""/>Cựu Phó Chủ tịch P&G: 'Thiếu kỷ cương là nguyên nhân chính khiến 70% nỗ lực chuyển đổi số thất bại'Theo nghiên cứu mới của TopDev, mức lương của một kỹ sư AI ở Việt Nam hiện tại có thể lên đến 520 triệu đồng/năm (Ảnh minh họa: NextTech Group)
TopDev - nền tảng tuyển dụng CNTT thuộc Công ty cổ phần Applancer hôm nay, ngày 15/8/2019 đã chính thức công bố Báo cáo về thị trường Developer (lập trình viên) tại Việt Nam quý II/2019. Nghiên cứu mới của TopDev được đưa ra trên cơ sở phân tích, tổng hợp thông tin dữ liệu thu thập được từ ý kiến khảo sát hàng ngàn khách hàng, đối tác, ứng viên và nhà tuyển dụng ngành IT của TopDev trong thời gian từ 1/1/2019 đến ngày 25/7/2019. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng sử dụng dữ liệu tuyển dụng của TopDev trong 4 năm qua.
Theo khảo sát của TopDev, xu hướng AI (trí tuệ nhân tạo) và Machine Learning (học máy) hiện vẫn giữ vị trí dẫn đầu về mức độ thu hút các lập trình viên. Có đến 25% lập trình viên muốn tìm hiểu về công nghệ này và mong muốn được học về AI trong năm 2019.
TopDev nhận định, AI đã đạt sự chín muồi nhất định tại thị trường Việt Nam. Với một thời gian dài phát triển, các dự án gần đây từ cá các công ty lớn nhỏ tại Việt Nam đã chứng tỏ sự sẵn sàng cho các cuộc cách mạng về AI trong những năm tiếp theo. Sự phát triển của các platform (OpenAI, OpenCV, Tensor - Flow, Caffe...), vấn đề về thuật toán không còn quá khó khăn, phần còn lại là có đủ dữ liệu (hoặc là lớn, hoặc là chất lượng) để AI phát huy tác dụng.
Thống kê cho thấy, có đến hơn 73% công ty công nghệ đang có ý định ứng dụng AI vào các sản phẩm của mình. Điều này cũng khiến cho nhu cầu về các kỹ sư AI hiện cũng đang ở mức báo động. Mức lương của một kỹ sư AI ở Việt Nam hiện tại có thể lên đến 520 triệu đồng/năm.
Còn với lĩnh vực khoa học dữ liệu (Data Science), báo cáo mới của TopDev chỉ ra rằng, trong 3 năm gần đây, từ “Data Science” đã không còn quá xa lạ với cộng đồng công nghệ tại Việt Nam. Những công ty lớn như FPT, VNG hay VinTech đều có những vị trí quan trọng là các kỹ sư IT có trình độ cao. Ngày nay, tại các nước Đông Nam Á và đặc biệt là tại Việt Nam, ngành tài chính, bất động sản, y tế, marketing và nhiều ngành nghề khác cũng đã có nhiều bước tiến hoá vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu hiệu quả.
“Theo Intel, xu hướng “thông minh hóa” doanh nghiệp, đặc biệt là ứng dụng AI Machine Learning là một vùng đất màu mỡ cho Data Science phát triển mạnh mẽ hơn. Theo các báo cáo gần đây, Big Data là nhu cầu đang tăng trưởng lớn đến nỗi Software AG, Oracle, IBM, Microsoft, SAP, EMC, HP và Dell đã chi hơn 15 tỉ USD cho các công ty chuyên về quản lí và phân tích dữ liệu. Ngành công nghiệp Big Data có giá trị hơn hàng trăm tỉ USD và đang tăng nhanh với tốc độ 10% mỗi năm, nhanh gấp đôi so với tổng ngành phần mềm nói chung. Mức lương của nhà khoa học dữ liệu ở Việt Nam hiện tại có thể lên đến 470 triệu đồng /năm”, báo cáo của TopDev nêu.
" alt=""/>Lương trung bình của lập trình viên có kinh nghiệm tại Việt Nam là 30,6 triệu đồng/tháng