Người Việt có truyền thống biết ơn tổ tiên, nguồn cội. Vào Tết Nguyên đán, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng Tết liên tục trong 3 ngày, từ mùng 1 đến mùng 3 Tết. Mâm cỗ để bày tỏ lòng tri ân với các thế hệ đã khuất và cũng là dịp để con cháu sum vầy.Trong ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng có đầy đủ các món như: gà, các món luộc, xào, canh, miến, rượu và mâm ngũ quả, bánh kẹo, cau trầu.
Mâm cỗ cúng sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu bài văn khấn. Chúng tôi xin giới thiệu bài văn khấn ngày mùng 3 Tết Tân Sửu 2021 theo nguồn NXB Văn hóa thông tin, các độc giả có thể tham khảo.
- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3, tháng giêng, năm Tân Sửu.
Chúng con là: ... tuổi: …
Hiện cư ngụ tại: …
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần).
Xem thêm: Rực rỡ pháo hoa khoảnh khắc chào năm 2021
Lê Phương
" alt=""/>Bài cúng, văn khấn mùng 3 Tết Tân Sửu
Chồng tôi kém tôi 2 tuổi nhưng anh rất tâm lý và biết cách yêu chiều vợ con, thậm chí như nhiều người nói là tôi “nắm thóp” được chồng nên tôi khá hài lòng với cuộc sống.Mỗi ngày đi làm về, anh đều giúp tôi làm việc nhà, những chuyện lớn nhỏ trong cuộc sống anh đều trao đổi với vợ và đặc biệt rất tôn trọng ý kiến của tôi, thường thì tôi không đồng ý là anh sẽ không làm hoặc chỉ làm khi đã thuyết phục được vợ.
Duy có một điều ở anh mà tôi mãi không cải thiện được là anh rất ít tương tác với vợ trên facebook hay zalo. Dù vợ có đăng gì, nói gì trên 2 tài khoản ấy, anh cũng không biết hoặc không quan tâm.
Có lần tôi đăng status ẩn ý bảo anh vào comment anh cũng không làm mà chỉ lặng lẽ like và thực hiện điều tôi muốn. Anh nói anh không thích phơi bày đời tư trên mạng xã hội, những cái đó chỉ để liên lạc và trao đổi công việc khi cần thiết.
Được cái vợ nhắn tin thì anh vẫn trả lời nên tôi cũng kệ anh. Nhưng chính vì đặc điểm đó của chồng mà tôi vô tình phát hiện ra chuyện động trời anh đã làm.
Tuần trước, anh kể các bạn ở quê đang gọi cuối tuần về đi họp lớp cấp 3, đương nhiên tôi chẳng có gì phản đối vì thỉnh thoảng tôi cũng đi họp lớp, chưa kể tôi gần như tin tưởng chồng tuyệt đối. Anh có bảo hay cả nhà kết hợp về quê nội chơi luôn nhưng tôi cũng có hẹn đi chơi cuối tuần với mấy đứa bạn thân nên tôi không về.
Chủ nhật, anh họp lớp ở quê lên, tôi đi chơi về, chúng tôi vẫn rất bình thường, vui vẻ. Sáng thứ 2 đầu tuần, tôi chỉnh sửa rồi đăng ảnh đi chơi lên, ảnh cũng đẹp nên rất nhiều bạn bè vào like và bình luận, đa phần là khen tôi trẻ xinh ra nên tôi rất phấn khởi. Trong khi trả lời bạn bè tôi bỗng dưng nhìn thấy nick facebook của chồng vào bình luận: “Em đẹp thật!..”.
Điều đó làm tôi vô cùng ngạc nhiên, hơn nữa còn vui thầm trong lòng. Không giấu được sự phấn khích, tôi quay sang luôn cô bạn đồng nghiệp kể “chuyện lạ” của mình. Mọi người hùa vào trêu tôi các kiểu càng khiến tôi thấy vui vẻ hơn, nhưng một cô em lý lách nói: “Không bao giờ tương tác mà giờ vào khen thế này đáng nghi đấy nha chị, có khi nào lão nhà chị làm gì có lỗi nên mới thế không?” khiến tôi có chút chột dạ.
Tôi cười trừ nhưng trong lòng bỗng cảm thấy bất an, tôi chỉ thả tim comment của chồng và nhủ thầm có khi nào là thế không nhỉ, tối về tôi phải hỏi thử mới được.
Sau bữa cơm tối, 2 con vào phòng học, trong lúc vợ chồng ngồi phòng khách, tôi đưa tay sờ trán anh cười nói:
- Hôm nay anh có bị sao không? tự dưng vào comment ảnh vợ?
- “Có sao đâu, hứng lên thôi mà em vẫn thích thế còn gì”
- Không phải có lỗi gì với em đấy chứ? Hay đi họp lớp về lại vấn vương cô nào?
- "Vớ vẩn!”
Tôi chỉ bông đùa nhưng anh trả lời có chút ngập ngừng, ánh mắt hiện vẻ bối rối khiến tôi càng nghi nghi. Vì vậy, tôi cố nghiêm mặt bồi thêm: “Anh mà léng phéng với đứa nào thì chết với tôi, có gì sai khôn hồn khai hết ra không thì đừng trách tôi ác”, rồi đi vào phòng ngủ.
Không ngờ đêm hôm đó anh đã thú tội tất cả với tôi: “Anh xin lỗi vợ, tối thứ 7 họp lớp anh say quá nên lỡ đi qua đêm với Y. (người yêu cũ của chồng tôi hồi cấp 3). Cô ấy rất buồn vì mới ly dị chồng nên sau buổi họp lớp rủ anh đi uống thêm, anh không biết sao mình lại say đến nỗi không biết gì, đến sáng tỉnh dậy thì đã thấy nằm cạnh Y. trong nhà nghỉ.
Nhưng anh thề với em là anh không làm gì cả, Y. cũng nói anh say quá mà muộn rồi đưa anh về nhà không tiện nên mới vào nhà nghỉ... Hôm nay, Y. có nhắn tin cho anh nhưng anh cũng nói rõ ràng rồi là không có ý gì với cô ấy cả, giờ anh chỉ yêu vợ thôi, anh chỉ có mình vợ thôi…”.
Tai tôi ù đi vì sốc, chẳng thể ngờ mình chỉ bông đùa vài câu mà lại phát hiện ra tội lỗi tày trời này của chồng. Tôi giận điên người nhưng giữa đêm khuya tôi không muốn làm ầm lên, tôi đuổi anh ra phòng khách ngủ, giờ một mình trong phòng mà chẳng tài nào chợp mắt được vì sốc và đau đớn.
Anh đã nỉ non thề thốt các kiểu, hơn nữa từ trước đến giờ anh rất tốt với mẹ con tôi, cũng chưa hề nói dối vợ điều gì. Tôi có nên tin và tha thứ cho anh không?
Độc giảKh.

Vợ sốc nặng trước tính keo kiệt, chi li tiền bạc của chồng
Khi yêu, ga lăng hào phóng bao nhiêu thì sau khi kết hôn chồng mới bộc lộ tính chi li, nhỏ mọn bấy nhiêu.
" alt=""/>Tôi suy sụp vì chồng ngoại tình sau buổi họp lớp

 |
Tang Guanhua, người sáng lập Southern Life Community, nằm trên đống cỏ khô, ở vùng nông thôn Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. |
Mặc một chiếc áo hoodie màu xám và đi đôi giày thể thao hàng hiệu, Li rõ ràng không phải là chuyên gia khi nói đến công việc đồng áng. Xuất thân từ siêu đô thị phía nam Quảng Châu, anh đã dành phần lớn thập kỷ qua để làm đại diện bán hàng cho một công ty thương mại quốc tế.
Nhưng một tháng trước, kiệt sức vì công việc và cảm thấy lạc lõng giữa thành phố, anh bỏ việc, nhảy lên xe và lái 10 giờ dọc theo những con đường quê quanh co đến những góc xa xôi của tỉnh Phúc Kiến, bên bờ biển đông nam Trung Quốc.
Chán nản với áp lực của cuộc sống thành thị, một bộ phận người trẻ Trung Quốc đã thành lập một nhóm rủ nhau lên sống trên sườn đồi cằn cỗi. Nhưng liệu họ có thể tồn tại mà không có những tiện nghi đã từng giúp họ lớn lên?
Li đã tham gia Southern Life Community - một trong những cộng đồng của người Hoa đang gia tăng nhanh về số lượng. Ở đây, các thành viên tự xây dựng các khu định cư dựa trên các giá trị chung, trong đó cuộc sống chủ yếu là tự cung tự cấp.
Được xây dựng trên một sườn đồi gồ ghề, cây cối rậm rạp, khu định cư này chỉ có 2 ngôi nhà, 1 nhà kho xiêu vẹo và 1 cấu trúc hình lều tuyết mà cư dân gọi là “The Dome”. Ngoài ra còn có 6 con gà và 1 nhà vệ sinh ủ phân sử dụng mùn cưa thay vì xả nước.
Tuy nhiên, điều kiện khắc nghiệt đã không ngăn cản Li và hàng chục người khác sống ở đó. Các thành viên của nhóm, hầu hết ở độ tuổi 20 đến 30, nói rằng họ cam kết tạo ra một xã hội mới không có “đặc quyền hoặc thứ bậc”.
Và họ không đơn độc. Trong những năm gần đây, giới trẻ Trung Quốc ngày càng mệt mỏi với sự cạnh tranh gay gắt ở các thành phố lớn của đất nước.
Theo Peter Yang, một nghiên cứu sinh tại Đại học Chicago, các cộng đồng như Southern Life Community đã nhận được thêm động lực từ cuộc khủng hoảng Covid-19. Nhiều người Trung Quốc đang xem xét lại các ưu tiên của họ và đặt câu hỏi về sự tập trung quá mức của xã hội vào tăng trưởng kinh tế.
Người trẻ thành thị tìm cách sinh tồn
 |
Quang cảnh từ chân núi - nơi cộng đồng tọa lạc |
Kể từ khi chuyển đến Southern Life Community, Li đã dành phần lớn thời gian để làm vườn, đồ thủ công mỹ nghệ và cải tạo các cơ sở của cộng đồng. Đối với anh, nơi này mang đến một cái nhìn thoáng qua về một xã hội hoàn toàn khác.
“Đó là một liệu pháp chữa bệnh đối với tôi”, Li nói. “Không giống như những người trong thành phố, mọi người ở đây luôn rất chân thành và sẵn sàng giúp đỡ”.
Ở đây, các thành viên không bắt buộc phải thực hiện nhiệm vụ hay chia sẻ tài sản của mình, nhưng đôi khi họ tụ tập để ăn tối, hát hoặc đọc thơ.
Tang Guanhua, người sáng lập Southern Life Community, nói: “Chúng tôi muốn hiểu những gì chúng tôi thực sự cần và phát triển mối quan hệ mật thiết với nhau”.
Dáng người gầy với mái tóc dài và chiếc quần bông rộng thùng thình, Tang là một người kỳ cựu trong phong trào cộng đồng của Trung Quốc. Từng là nhà thiết kế đồ họa tự do, khi anh vỡ mộng với cuộc sống ở thành phố phía đông Thanh Đảo, anh bắt đầu nghĩ về một lối sống thay thế vào cuối những năm 2000.
Tang nói: “Công việc của tôi là làm cho các sản phẩm trông như mong muốn, đưa ra khẩu hiệu và hiệu ứng hình ảnh để thu hút mọi người tiêu dùng chúng. “Nhưng tôi thực sự không biết liệu bản thân các sản phẩm có mang lại lợi ích hay không. Điều gì sẽ xảy ra nếu những gì tôi đã quảng cáo hóa ra lại có hại cho người khác?”.
Tang cho rằng, nếu mọi người đều có thể sống tự túc, điều đó sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề của xã hội - xóa bỏ các rào cản về giai cấp và giới, thúc đẩy hoàn thiện bản thân và loại bỏ cạnh tranh xã hội.
Năm 2010, Tang quyết tâm chuyển đến một túp lều nhỏ ở Lào Sơn, một ngọn núi cách Thanh Đảo khoảng 30km. Lúc đầu, người đồng hành duy nhất của anh là một người phụ nữ mảnh khảnh, đeo kính cận tên là Xing Zhen, người mà Tang đã gặp tại một triển lãm nghệ thuật 2 năm trước.
Xing, người luôn nghi ngờ về sự nghiệp phân tích chứng khoán của mình, bị hấp dẫn bởi tầm nhìn phóng túng của Tang. Cô đến thăm Lào Sơn 2 lần một tuần để hỗ trợ tinh thần cho anh. Cuối cùng, cô cũng bỏ việc và cùng Tang lên núi. Cặp đôi này sau đó đã kết hôn.
Cả hai đều lớn lên ở thành phố, hầu như không có bất kỳ kỹ năng sinh tồn nào. Tang nhớ lại, họ thậm chí không thể phân biệt được đâu là cỏ dại, đâu là rau. Nhưng nhờ có quyết tâm, họ từng bước xây dựng cuộc sống cho mình.
 |
Quang cảnh núi phản chiếu qua chiếc gương |
Thông qua việc đọc các hướng dẫn trên mạng, họ đã học cách làm xà phòng, dệt quần áo và đúc gang. Họ tạo ra điện bằng cách sử dụng một chiếc xe đạp có giàn phơi. Cặp đôi cũng ghi lại cuộc sống của mình thông qua một blog, sau đó biên soạn thành một hướng dẫn sinh tồn và phát hành miễn phí.
Xing nói: “Nó mang lại cho bạn sự tự tin khi bạn biết mình có thể làm ra mọi thứ bằng chính tay mình. Ngay cả khi một ngày nào đó chúng ta bị ném lên một hòn đảo, chúng ta sẽ có thể biến nó thành nhà của mình”.
Sáng kiến của cặp đôi - mà họ gọi là “tương lai của nền văn minh nhân loại” - nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Một số nhà bình luận chế giễu Tang và Xing là "ảo tưởng". Một bộ phận khác cho rằng họ đang sống một cuộc sống mộc mạc, lành mạnh. Họ bắt đầu nhận được một lượng khách truy cập ổn định.
Tuy nhiên, vào năm 2015, các nhà phát triển bất động sản đã để mắt đến Lào Sơn và cặp đôi này bắt đầu gặp khó khăn. Chỉ nhờ sự giúp đỡ từ Quỹ Zhenro - một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường có trụ sở tại tỉnh Phúc Kiến, Tang và Xing mới có thể tiếp tục thử nghiệm của mình, thành lập Cộng đồng Cuộc sống phương Nam trên mảnh đất rộng 202 ha được quỹ trả tiền vài tháng sau đó.
Kinh nghiệm này đã dạy cho cặp vợ chồng giá trị của việc có một mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ để họ tập trung vào việc phát triển cộng đồng mới của mình. Để thu hút thêm thành viên, họ cho phép những cư dân mới lựa chọn cách họ muốn sống tự túc.
Người trẻ đang cố gắng đạt được điều gì?
Từ chỉ một số ít những người theo chủ nghĩa tự nhiên, khu định cư đã mở rộng đến mức cao nhất với khoảng 30 cư dân. Họ cũng truyền cảm hứng cho một số dự án sinh hoạt cộng đồng khác ở Trung Quốc, bao gồm cả tập thể thanh niên 706 người.
Nhiều thành viên mới chỉ ở lại vài tuần, và họ hiếm khi sống hoàn toàn ngoài lưới điện. Trên núi có kết nối internet và cư dân thường mua thực phẩm từ một ngôi làng gần đó. Một số thậm chí còn đặt hàng thông qua các ứng dụng giao hàng phổ biến của Trung Quốc.
Mặc dù các cửa hàng địa phương rất vui khi có thêm hoạt động kinh doanh, nhưng dân làng nhận thấy cộng đồng mới này có nhiều khó khăn. Lin, một người về hưu ở địa phương, nói rằng ông thường tự hỏi những người trẻ này đang cố gắng đạt được điều gì.
“Họ gọi đây là ‘trải nghiệm’, nhưng tôi không biết họ đang trải nghiệm những gì”, ông nói. “Họ không làm gì cả. Bạn có thấy không? Đất đai bây giờ hầu như cằn cỗi”.
Tang thỉnh thoảng nói chuyện với những người mới đến về việc sống bền vững hơn, nhưng thuyết giảng không phải là phong cách của anh ấy. Tang nói: “Mọi thứ đã không đạt đến mức lý tưởng mà tôi mong đợi. “Tôi chưa gặp bất kỳ ai cam kết với lối sống mà tôi đã có khi ở trên núi. Nhiều người chỉ dừng lại sau một vài lần thử”.
Tuy nhiên, những người mới đến có ý đồ của riêng họ. Nhiều người chỉ muốn trốn chạy cuộc sống trước đây của tầng lớp trung lưu và cố gắng tìm ra những gì họ thực sự muốn.
 |
Fan Yueyi, cô gái vừa tốt nghiệp đại học, thư giãn sau khi đã dành cả ngày để nấu rượu. |
Fan Yueyi, một sinh viên mới tốt nghiệp ở độ tuổi 20, cho biết cô đến đây vì chán nản với những áp lực không ngừng để leo lên các nấc thang xã hội.
“Thế hệ của tôi có thể dễ dàng hiểu được ý thức hệ (đằng sau Southern Life Community). Chúng tôi được nuôi dạy với cùng một mục tiêu: thi cử, vào đại học, chọn một chuyên ngành hứa hẹn để mang lại cho chúng tôi những công việc lương cao. Nhưng ảo tưởng đó tan vỡ sau khi học xong đại học, khi chúng tôi nhận thấy có nhiều lựa chọn hơn những gì chúng tôi đã được dạy bảo trước đây”.
Khi còn nhỏ, Fan từng mơ về việc mở một quán trà sữa, nhưng mẹ cô nói rằng nghề như vậy chỉ phù hợp với những người giàu có hoặc thất học. Vì thế, cô đã học hành rất tốt, ra trường và làm công việc giảng dạy.
Tuy nhiên, ở trường mẫu giáo mà cô đang dạy, cô đã bị sốc khi thấy bọn trẻ bị “nhồi nhét” những giá trị về sự cạnh tranh, khắc nghiệt giống như cha mẹ cô đã cố gắng truyền cho cô. Cô từng chứng kiến một đứa trẻ 6 tuổi nhận được cuốn sách giáo khoa luyện thi như một món quà sinh nhật từ mẹ của mình. Đối với Fan, đó là một dấu hiệu mà cô cần phải thoát ra.
Kể từ khi đến với Southern Life Community vào tháng trước, cô gái thành phố này đã học cách nuôi gà, trồng hoa và nấu rượu. Fan cũng bớt lo lắng hơn về việc đưa ra quyết định của riêng mình.
Tuy nhiên, việc lựa chọn một lối sống như vậy sẽ phải trả giá đắt. Bạn bè và gia đình xem quyết định gia nhập nhóm của họ là không thể hiểu được, hoặc thậm chí là một sự phản bội - lãng phí nhiều năm trời học tập đắt đỏ. Theo Tang, anh đã mất một số bạn bè thân thiết khi nói với họ lý do anh rời thủ đô.
Yang, một nhà nghiên cứu ở trường đại học cho biết: “Rất khó để nhiều người rời khỏi con đường truyền thống. Việc bỏ qua các kỳ vọng và giá trị chủ đạo không chỉ là một quyết định kinh tế mà còn là một quyết định đạo đức”.
Tuy nhiên, Fan muốn xem con đường mới này sẽ đưa cô đến đâu. Giống như một số cư dân ở đây, cô không chắc mình có thể ở Phúc Kiến bao lâu, vì cô đang sống bằng tiền tiết kiệm. Nhưng ngay cả khi cô rời đi, cô biết mình sẽ không đi lâu.
Fan nói: “Tôi cần thêm thời gian để suy nghĩ về cách mà tôi có thể tự nuôi sống bản thân ở đây. Việc quyết định chính xác khi nào tôi rời khỏi đây là vấn đề nhỏ vì tôi biết mình sẽ quay lại. Tôi chắc chắn sẽ đến đây để uống thứ rượu mà tự tay tôi đã làm”.

Những cặp vợ chồng bỏ phố lên rừng, sống cuộc đời bình yên
Chán cảnh phố thị ồn ào, nhiều người trẻ đã chọn cuộc sống yên bình, tự cung tự cấp ở những miền quê xa xôi.
" alt=""/>Người trẻ bỏ phố lên rừng: Khao khát tự do hay chạy trốn thực tại?