Lực lượng Không quân Ukraine cho hay các UAV Shahed do Iran sản xuất đã bị bắn hạ trên 4 khu vực ở miền trung và miền nam Ukraine.
Nga ước tính tổn thất của quân đội Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Ukraine đã mất 23.000 quân, và 3.000 thiết bị quân sự trong tháng 1. Vào tháng 12/2023, Bộ trưởng Shoigu cho hay thương vong của Ukraine kể từ khi bùng nổ xung đột với Nga vào tháng 2/2022 là 383.000 người.
Theo ông Shoigu, Ukraine đã phải triển khai quân dự bị để ngăn chặn sự sụp đổ của lực lượng ở tiền tuyến.
Phát biểu trước các tướng quân đội Nga vào ngày 2/2, ông Shoigu cho biết sau khi Ukraine thất bại trong cuộc phản công từ đầu tháng 6/2023 và kết thúc vào mùa thu cùng năm mà không thu được ưu thế nào đáng kể, các lực lượng Nga hiện "giữ thế chủ động chiến lược dọc theo toàn bộ đường liên lạc”.
Theo ông, quân đội Nga cũng đang tiến công, cải thiện vị trí, và giành quyền kiểm soát một số khu định cư ở khu vực Donetsk và Kharkiv.
Ông nói thêm, Nga còn phá hủy hơn 3.000 thiết bị quân sự trong tháng 1 bao gồm xe tăng Leopard do Đức cung cấp, cùng xe chiến đấu bộ binh Bradley, hệ thống phòng không Patriot và hệ thống tên lửa HIMARS của Mỹ.
Bộ trưởng Shoigu khẳng định Nga vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công có độ chính xác cao vào cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine bao gồm các cơ sở sản xuất và sửa chữa, sân bay, kho dã chiến, và căn cứ của quân đội Kiev cùng lính đánh thuê nước ngoài.
Kiev đã công bố đợt tổng động viên ngay sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ. Các quan chức Ukraine còn cân nhắc một dự luật huy động mới để bù đắp tổn thất ở vùng xung đột kể từ tháng 12/2023, nhưng vẫn chưa được thông qua.
Ngày nay có rất nhiều phụ nữ đơn thân muốn có con mà không muốn lấy chồng vì nhiều lý do khác nhau. Luật cho phép người phụ nữ sống độc thân được sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh ống nghiệm. Chúng tôi đưa ra cơ sở pháp lý để bạn có thể thực hiện yêu cầu của mình một cách thuận lợi.
![]() |
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa |
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, cho phép người phụ nữ sống độc thân được sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Khoản 2, điều 93, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra (kể cả trường hợp người phụ nữ đó không có noãn, hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai, phải xin phôi, họ vẫn được xác định là mẹ của con được sinh ra).
Điều 3, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định một số nguyên tắc như sau: Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa;
Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.
Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.
Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con được nhận tinh trùng nếu noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai. Nếu họ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai thì họ được nhận phôi.
Điều kiện để nhận tinh trùng là bạn phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng (khoản 3, điều 4 nghị định này); Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi (khoản 5, điều 5, nghị định này).
Như vậy, bạn sẽ không thể biết được danh tính của người cho tinh trùng và người cho tinh trùng cũng sẽ không biết bạn là người đã nhận tinh trùng đó. Đây là quy định của pháp luật nhằm tránh các tranh chấp có thể xảy ra khi xác nhận cha, mẹ, con về sau.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Sau hơn 1 năm điều tra, kết quả giám định ADN cáo buộc một bác sĩ sản khoa đã tự ý sử dụng tinh trùng của mình thụ tinh cho các cặp vợ chồng, sinh ra 49 đứa con.
" alt=""/>Nữ độc thân thụ tinh nhân tạo muốn biết “cha” đứa trẻ được không?