Tuy nhiên, thông báo có đính kèm thông tin chi phí tham dự giải vô địch thế giới sẽ do đơn vị chủ quản (Đà Nẵng và Vũng Tàu) chi trả. Đây là thông tin đưa ra ngay trước khi giải đấu bắt đầu, không phải thông tin được đưa ra từ đầu năm, nên đơn vị chủ quản của chúng tôi không kịp có kế hoạch về kinh phí nói trên.
VĐV billiards Yến Nhi giành HCĐ giải vô địch thế giới hồi giữa tháng 9 năm nay (Ảnh: VBSF).
Điều này đồng nghĩa chúng tôi sẽ không được nhận hỗ trợ từ đơn vị chủ quản. Tổng số tiền tham dự cho chuyến tham dự giải vô địch thế giới là 55 triệu đồng/người (bao gồm vé máy bay, phí visa, phí di chuyển nội địa tại Pháp, tiền ăn trong 6 ngày)", Yến Nhi viết thêm trên trang cá nhân.
Tại giải Billiards carom 3 băng vô địch nữ thế giới nói trên, Nguyễn Hoàng Yến Nhi giành huy chương đồng (HCĐ).
Cơ quan có thẩm quyền trả lời
Trước thông tin nói trên, trao đổi với phóng viên Dân tríchiều nay (30/9), một quan chức của Liên đoàn Billiards & Snooker Việt Nam (VBSF) cho biết: "Từ trước đến nay, VBSF không có quy định về việc hỗ trợ cho VĐV tham dự các giải quốc tế.
Ngay cả với các VĐV thường xuyên tham dự nhiều giải lớn, thường xuyên có thành tích là Bao Phương Vinh và Trần Quyết Chiến cũng vậy. Chỉ trừ một lần tại giải carom 3 băng thế giới vào năm ngoái (dành cho nam), VBSF có kế hoạch từ đầu, dự báo thành tích từ đầu, mới chủ động xin được một phần hỗ trợ cho các VĐV này".
"Bản thân Bao Phương Vinh, Trần Quyết Chiến hay bất kỳ VĐV nào khác khi thi đấu quốc tế, điều đầu tiên là họ luôn chủ động về mặt kinh phí trước. Việc VBSF hỗ trợ được hay không, phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính của VBSF ở từng thời điểm khác nhau.
Riêng với trường hợp của Yến Nhi, VBSF đã có trao đổi ngay từ đầu với VĐV rằng chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ về mặt thủ tục để Liên đoàn Billiards thế giới (UMB) đồng ý cho VĐV Việt Nam thi đấu ở giải thế giới, các bên đã thỏa thuận rằng phía VĐV, hoặc đơn vị chủ quản của VĐV phải chủ động về kinh phí cho VĐV dự giải", đại diện VBSF nói thêm.
Còn về các khoản thưởng sau khi VĐV có thành tích, quan chức nói trên của VBSF thông tin: "Nếu là nguồn thưởng từ Cục TDTT, phải hội đủ 3 điều kiện: Thứ nhất các đội thể thao khi thi đấu quốc tế phải có quyết định tập huấn, thứ hai phải có quyết định cử đi thi đấu quốc tế của Cục TDTT, thứ ba phải có thành tích, rồi mới được xem xét thưởng".
"Thiếu một trong ba điều kiện trên, Cục TDTT không thể nào thưởng cho VĐV. Trong khi đó, UMB chỉ thông báo đến VBSF quyết định mời VĐV Việt Nam tham dự giải vô địch thế giới khoảng 2-3 tháng trước khi giải khởi tranh, không đủ thời gian để VBSF làm văn bản gửi Cục TDTT để xin quyết định đi tập huấn và thi đấu nước ngoài theo đúng quy định", vẫn là lời của quan chức VBSF.
Đó là các khoản thưởng từ Cục TDTT, tức là từ ngân sách. Còn về phía VBSF, quan chức nói trên bày tỏ VBSF chỉ có thể thưởng cho VĐV một khi VBSF kêu gọi được tài trợ. Trong trường hợp ngược lại, bản thân VBSF cũng gặp nhiều khó khăn.
"Mọi việc liên quan đến tài chính đều được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán định kỳ. Chúng tôi không thể làm sai bất kỳ bước nào liên quan đến tài chính.
Tôi cho rằng lẽ ra trước khi đưa sự việc lên mạng xã hội, lên các kênh truyền thông không chính thống, VĐV nếu có điều chưa hài lòng, hãy trao đổi trực tiếp với VBSF để tháo gỡ và để các bên hiểu nhau hơn. Thậm chí, VĐV có đơn thư, đơn khiếu nại chúng tôi cũng được, gửi một cách chính thống, chứ không nên vội vã phát ngôn trên mạng xã hội", quan chức này chia sẻ.
" alt=""/>Tranh cãi xung quanh vụ nữ vận động viên billiards tố bị quỵt tiềnHLV Văn Sỹ Sơn phản ứng trọng tài trong trận Quảng Nam - SLNA (Ảnh: Hải Long).
Vị HLV của đội Quảng Nam còn có dấu hiệu kêu gọi các cầu thủ rời sân để phản ứng quyết định của trọng tài, nên sau đó trọng tài Nguyễn Mạnh Hải rút tiếp thẻ đỏ truất quyền chỉ đạo của HLV Văn Sỹ Sơn.
Trao đổi với phóng viên Dân trítrưa nay (16/11), HLV Văn Sỹ Sơn nói: "Tôi không phản ứng chuyện trọng tài xem VAR rồi đổi ý, không cho đội tôi hưởng phạt đền. Tôi phản ứng vì trọng tài không áp dụng đúng luật, không áp dụng đúng trình tự của VAR".
"Tình huống đó, bóng đã đến chân tiền đạo Samson của đội Quảng Nam, ngay trên vạch 5m50. Lẽ ra trọng tài phải chờ cho hết tình huống, tức là chờ cho Samson dứt điểm xong, mới cắt còi và mới xem lại VAR. Trọng tài đã tước mất lợi thế và tước mất cơ hội ghi bàn của chúng tôi.
Những tiếng còi như thế lặp đi lặp lại không ít lần trong trận đấu này khiến cầu thủ của tôi bị ức chế. Với trách nhiệm là HLV, là người thầy, trước tiên tôi cần lên tiếng để bảo vệ cầu thủ, bảo vệ các học trò của mình. Tôi phải bảo vệ thành quả và nỗ lực của các cầu thủ Quảng Nam. Tôi lên tiếng khi họ gặp thiệt thòi", HLV Văn Sỹ Sơn nói thêm.
HLV Văn Sỹ Sơn bày tỏ quan điểm trọng tài không áp dụng đúng luật và đúng trình tự của VAR trong trận đấu trên sân Hòa Xuân (Ảnh: VPF).
Ngoài tình huống từ chối phạt đền ở phút 40 nêu ở trên, đội Quảng Nam trong trận này còn bị VAR từ chối thêm một quả phạt đền nữa ở phút 58. Trọng tài Nguyễn Mạnh Hải ban đầu cũng chỉ tay vào chấm phạt đền, nhưng sau đó xem VAR và thay đổi quyết định. Lúc này, HLV Văn Sỹ Sơn đã bị đuổi lên khán đài, không còn ngồi trong khu kỹ thuật.
Về tấm thẻ đỏ của mình, HLV Văn Sỹ Sơn nói: "Hành vi nóng nảy của tôi là sai, nhưng nó xuất phát từ cách điều hành của trọng tài ở trên sân. Riêng ở tình huống thay đổi quyết định thổi phạt đền thứ hai của trận này, nếu trọng tài cho rằng cầu thủ của tôi ăn vạ, ông ấy phải phạt thẻ vàng cầu thủ Quảng Nam".
"Đằng này, không có thẻ vàng và cũng không có phạt đền. Tôi biết đội của tôi là đội yếu, nhưng vì là đội yếu, chúng tôi cần sự sòng phẳng từ giới trọng tài. Không thể để những trọng tài non nớt như thế này điều hành giải đấu", HLV Văn Sỹ Sơn chia sẻ thêm.
Cũng theo ông Văn Sỹ Sơn, đội Quảng Nam sẽ không làm đơn khiếu nại về trận đấu chiều qua, dù bản thân HLV Văn Sỹ Sơn vừa có phản ứng rất mạnh.
Vị HLV của đội Quảng Nam giải thích: "Tôi nói với lãnh đạo đội bóng là tôi sẽ không viết đơn khiếu nại, vì kết quả đã rồi, có làm đơn cũng không thay đổi được kết quả".
"Điều tôi muốn hướng đến chính là cảnh tỉnh giới trọng tài về cách điều hành như thế này. Tôi vẫn chấp nhận và tôn trọng VAR, công nghệ giúp phát hiện lỗi tốt hơn, nhưng trước tiên các trọng tài phải vận dụng đúng trình tự của VAR đi đã", HLV Văn Sỹ Sơn nhấn mạnh.
" alt=""/>HLV Văn Sỹ Sơn: "CLB Quảng Nam là đội yếu, cần trọng tài sòng phẳng"VPIM 2024 sẽ khởi tranh vào 13/10 thấm đẫm tinh thần Hà Nội.
VPIM 2024 có 4 cự ly 42km, 21km, 10km và 5km, xuất phát từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố đi bộ Hồ Gươm và kết thúc tại phố đi bộ Thiền Quang - cổng công viên Thống Nhất.
11.000 VĐV sẽ xuất phát từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hồ Gươm.
Các VĐV trải nghiệm cung đường chạy với lộ trình giao thoa cùng "Giao lộ sáng tạo" trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 - được hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội.
Các runner xuyên qua những góc phố cổ kính của 36 phố phường, trải nghiệm "giao lộ sáng tạo" với những công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội như cung thiếu nhi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bắc Bộ Phủ, tuyến phố Tràng Tiền, vườn hoa Lý Thái Tổ, vườn hoa Con Cóc…
Các trạm tiếp sức âm nhạc, cổ vũ sáng tạo sẽ được lắp đặt trên đường chạy.
Xuyên suốt cung đường chạy, xen kẽ các trạm nghỉ tiếp sức về thể lực, y tế là những trạm tiếp sức về tinh thần. BTC lắp đặt các trạm tiếp sức âm nhạc, trạm cổ vũ sáng tạo với nhiều tiết mục sôi động để tiếp thêm động lực cho các VĐV.
Bà Nguyễn Thùy Dương - Giám đốc Trung tâm truyền thông và tiếp thị VPBank cho biết: "VPIM 2024 là sáng kiến mới mẻ và tuyệt vời khi tinh thần thể thao thăng hoa cùng nghệ thuật. Tiếp tục thấm đẫm tinh thần Hà Nội Vibes, gắn liền với các giá trị sáng tạo và dấu ấn tinh hoa, VPIM 2024 sẽ là khởi đầu bùng nổ cho Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội vào tháng 11. Chúng tôi hy vọng, giải chạy mang đến nguồn cảm hứng cho sáng tạo xã hội cũng như khẳng định vị thế của Hà Nội".
Đêm nhạc đỉnh cao sẽ khai mạc giải chạy VPIM 2024 vào tối 11/10.
Bên cạnh việc tiếp sức tinh thần, BTC giải chạy VPIM cũng tập trung nguồn lực để mang đến một giải chạy uy tín, sân chơi đẳng cấp, nơi các runner trải nghiệm những công nghệ hàng đầu, nhận được sự chăm sóc y tế và hỗ trợ đường chạy chuyên nghiệp, tận tình.
Toàn bộ đường chạy được đo đạc, xây dựng phương án ánh sáng, an ninh, y tế chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế bởi Hiệp hội Marathon Quốc tế (AIMS). Bộ racekit của VPIM 2024 tiếp tục là bộ racekit "thịnh vượng" với 18 vật phẩm, trị giá hơn 18 triệu đồng với sự có mặt của các thương hiệu lớn như áo chạy Anta Sport Vietnam, bảo hiểm AIA, nước uống TH true water, Revive, voucher di chuyển của Be…
Mỗi VĐV tham gia chạy được bảo hiểm OPES đồng hành; các trạm y tế được hỗ trợ bởi y, bác sĩ đến từ bệnh viện Hồng Ngọc…
Áo đấu có trọng lượng nhẹ với công nghệ tiên tiến A-Dry Fast, giúp áo khô nhanh, phù hợp cho vận động mạnh.
Theo BTC, VPIM 2024 sở hữu hệ thống giải thưởng với 122 giải có tổng trị giá lên đến hơn 2 tỷ đồng. Trong đó, giải thưởng tiền mặt gần 800 triệu đồng cùng nhiều quà tặng hiện vật giá trị, được xem là một trong những giải chạy có giải thưởng tiền mặt lớn nhất từ trước đến nay.
Điểm đặc biệt của VPIM 2024, là giải chạy quy tụ số lượng lớn nhiếp ảnh gia tác nghiệp. Với mục tiêu lưu giữ trọn vẹn khoảnh khắc của các VĐV, BTC đã huy động khoảng 100 nhiếp ảnh gia phục vụ cho giải. Không chỉ được tuyển chọn kỹ lưỡng về tay nghề, mà còn có nhiều nhiếp ảnh gia là VĐV phong trào có thành tích tốt của các giải chạy trong nước. Đội đặc nhiệm này sẽ có mặt trên toàn đường chạy, theo sát runner để ghi lại những nỗ lực và thành tích của VĐV.
VPIM 2024 sẽ quy tụ tới 100 nhiếp ảnh gia nhằm lưu giữ trọn vẹn khoảnh khắc của VĐV.
Như chiến lược VPBank đã công bố, VPIM là một giải chạy phi lợi nhuận. Tất cả doanh thu từ giải chạy được đầu tư cho chất lượng giải đấu, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho các runner và đóng góp các hoạt động thiện nguyện xã hội, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.
Mỗi VĐV đăng ký tham gia giải chạy, VPBank sẽ trích số tiền tương đương 30.000 đồng đóng góp vào hoạt động của chuỗi chương trình "Cặp lá yêu thương - Em vui tới trường" do VPBank phối hợp cùng VTV thực hiện. Dự kiến, thông qua giải chạy năm nay, VPBank tiếp tục đóng góp 330 triệu đồng cho quỹ Tấm lòng Việt để triển khai chương trình Cặp lá yêu thương.
" alt=""/>VPIM 2024: 11.000 vận động viên sẽ chạy cùng âm nhạc và "giao lộ sáng tạo"