Hệ sinh thái là thứ giúp cho các sản phẩm của Apple thu hút người dùng (Ảnh: CNet).
Trên thực tế, mọi người xung quanh tôi đều sử dụng iPhone từ lâu. Trước đây, bạn bè đều khuyên rằng tôi nên chuyển qua sử dụng sản phẩm của Apple. Dù vậy, tôi đã từ chối và khẳng định rằng bản thân thích sự khác biệt.
Tôi đã gắn bó với những chiếc điện thoại Android trong nhiều năm và chúng hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của tôi. Tôi yêu chiếc Galaxy S10 Plus của mình và mọi tính năng trên mẫu máy này, bao gồm máy ảnh chất lượng cao, hỗ trợ đa dạng khả năng chỉnh sửa hình ảnh và giao diện nhiều tùy biến.
Tuy nhiên, có một điều mà tất cả smartphone Android sẽ không bao giờ có thể cung cấp được cho tôi, đó là khả năng giao tiếp liền mạch với tất cả bạn bè - những người đang sử dụng iPhone.
Trước đây, tôi luôn bị bạn bè phàn nàn trong các cuộc trò chuyện vì hộp thoại tin nhắn hiển thị văn bản "màu xanh lá cây". Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi Apple không hỗ trợ iMessage cho điện thoại Android. Vì vậy, khi nhắn tin cho ai đó không sử dụng iPhone, văn bản sẽ hiển thị màu xanh lá cây, thay vì màu xanh lam tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, đây chưa phải là thứ đáng giá duy nhất. Việc không sử dụng iPhone đã khiến tôi bỏ lỡ đi rất nhiều những tiện ích khác.
Đơn cử, để gửi hình ảnh và video chất lượng cao trực tiếp giữa điện thoại Android và iPhone, bạn sẽ phải sử dụng đến những ứng dụng của bên thứ ba như WhatsApp. Ban đầu, tôi hoàn toàn thấy ổn với WhatsApp.
Camera trên iPhone có thể hoạt động tốt với các ứng dụng của bên thứ ba (Ảnh: CNet).
Tuy nhiên, khi nhìn thấy bạn bè có thể chuyển các tệp tin cho nhau một cách dễ dàng qua tính năng AirDrop, tôi thực sự thấy ganh tị. Chưa dừng lại ở đó, WhatsApp cũng làm giảm chất lượng của video, trong khi Google Drive lại mất rất nhiều thời gian để có thể tải lên.
Một điều khó chịu khác là các ứng dụng của bên thứ ba như TikTok thường làm giảm chất lượng camera trên những chiếc điện thoại Android. Với cùng một điều kiện quay video, ứng dụng TikTok trên iPhone cho ra chất lượng hình ảnh sắc nét hơn, màu sắc chính xác và rõ ràng hơn. Đối với một người sử dụng TikTok nhiều như tôi, điều này rất quan trọng.
Ngoài ra, tôi cũng đang sử dụng một chiếc MacBook. Do đó, khi kết hợp với iPhone, tôi có thể tận dụng được nhiều tính năng hữu ích hơn từ hệ sinh thái của Apple.
Dĩ nhiên, không có điều gì là hoàn hảo. Việc quyết định sử dụng một chiếc iPhone thế hệ mới cũng khiến bạn tiêu tốn nhiều chi phí hơn. Tuy nhiên, đến hiện tại, tôi vẫn hài lòng về quyết định của mình.
(Theo Zing)
Trên trang cá nhân, Hồ Ngọc Hà đăng hình ảnh Subeo ôm chặt em trai Leon đáng yêu. Hình ảnh cậu quý tử Leon cũng khiến dân tình “dậy sóng” khi giống bố Kim Lý như đúc. Con trai nữ ca sĩ sở hữu gương mặt kháu khỉnh, sống mũi cao và đôi mắt sáng.
Hoà Minzy chia sẻ bức ảnh lọt thỏm giữa dàn chân dài đình đám gồm H'Hen Niê, Hoàng Thuỳ, Khánh Vân, Võ Hoàng Yến. Nữ ca sĩ hài hước: "Nói gì thì nói tôi vẫn thấy tôi chỉ thấp hơn mấy người cao".
Gia đình Ưng Hoàng Phúc đi Đà Lạt dịp cuối tuần.
Đinh Tiến Dũng - MC ''Ai là triệu phú'' đăng ảnh đầu bù tóc rối: ''Lần đầu bước chân vào nghiệp diễn thì bốc đúng được vai Son Goku các bác ạ''.
Diễn viên Kiều Trinh rạng rỡ bên các con: ''Dù gái hay trai chỉ 2 là đủ. Đứa chưa thấy mặt nên không tính''
"Hôm nay là Saturday, nhưng nếu thiếu Anh sẽ thành Sad-today. Anh là Quỳnh Anh đó", Trương Quỳnh Anh thả thính.
Quốc Trường làm thơ: "Pleiku có biển hồ, anh thì không có bồ".
Phạm Quỳnh Anh hẹn hò đi chơi cùng Mai Phương Thuý trong chuyến đi Hà Nội.
Elly Trần khoe dáng gợi cảm: "Đi làm về là trốn trong nhà riếc muốn trắng như phấn viết bảng".
Đăng ảnh mới, Gil Lê nhận nhiều lượt yêu thích từ fan.
![]() |
Trọng Tấn đăng ảnh với Anh Thơ và viết: ''Tình ta biển bạc đồng xanh - tái xuất giang hồ đã trở thành “Tình ta biển cạn đồng khô''. |
T.K
Diễn viên Hồng Đăng đăng ảnh bên bà xã và khẳng định một nửa của mình có tính cách 'bản lĩnh, nhẫn nhịn''.
" alt=""/>Sao Việt hôm nay 24/1: Hồng Đăng bên hoa hướng dương"Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện cá nhân mà tôi chưa từng nghe, kể về tuổi thơ của tôi và cho tôi những lời khuyên về cuộc sống. Thật hấp dẫn", Charlotte Jee từ Technology Reviewkể lại lần nói chuyện qua điện thoại với “bố mẹ” phiên bản kỹ thuật số.
Hai vị phụ huynh này sống trong một ứng dụng trên điện thoại, giống trợ lý ảo như Siri hay Alexa, do công ty HereAfter AI tạo ra dựa trên hơn 4 tiếng phỏng vấn người thật.
Grief tech, hay công nghệ đau buồn, là lĩnh vực mà các công ty như HereAfter đang theo đuổi. Giống như fintech là các sản phẩm công nghệ phục vụ tài chính, grief tech là các sản phẩm công nghệ phục vụ thời điểm đau buồn, chẳng hạn như khi mất người thân.
Thay vì các giải pháp truyền thống như tư vấn và trị liệu, các công ty grief tech tìm cách tạo ra một phiên bản kỹ thuật số mang giọng nói và ký ức của người đã khuất. "Không bao giờ phải nói lời tạm biệt" là khẩu hiệu của You, Only Virtual, một công ty khác trong lĩnh vực này.
![]() |
Diễn viên William Shatner được công ty grief tech StoryFile ghi hình để tái tạo phiên bản kỹ thuật số. Ảnh: StoryFile. |
Các AI mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) ngày nay có thể trò chuyện qua văn bản một cách thuyết phục đến mức một số người, chẳng hạn như cựu kỹ sư Blake Lemoine của Google, lập luận rằng chúng có tri giác. Các LLM như GPT-3 của OpenAI hoặc LaMDA của Google thậm chí có thể được điều chỉnh để có phong cách soạn thảo văn bản và tin nhắn giống một người cụ thể, bằng cách đưa những gì người đó đã viết vào làm dữ liệu đào tạo mô hình.
Khả năng bắt chước giọng nói của AI cũng ngày càng cải thiện. Vào tháng 6, Amazon chia sẻ một đoạn clip ghi lại cảnh một cậu bé nghe bà đọc một đoạn trong cuốn The Wizard of Oz. Chỉ có điều bà của cậu bé đã qua đời, và giọng đọc này được Amazon tái tạo lại dựa trên một đoạn ghi âm kéo dài chưa đầy một phút.
“Mặc dù AI không thể xóa bỏ nỗi đau mất mát, nhưng có thể kéo dài những ký ức về người đã khuất", Rohit Prasad, nhà khoa học đứng đầu của Alexa, hứa hẹn về grief tech mà công ty này đang phát triển.
Nhưng để tạo ra một phiên bản giống người nhất có thể, các công ty cần các dữ liệu càng chi tiết và cá nhân hóa càng tốt. Bước đầu tiên của Here After là một cuộc phỏng vấn với đối tượng khi họ vẫn còn sống. Kỹ thuật viên sẽ hỏi về mọi thứ từ những ký ức thời thơ ấu cho đến suy nghĩ về cái chết.
Vài tuần sau phỏng vấn, “bố mẹ ảo” của Jee được giao qua tệp đính kèm email, có thể mở thông qua ứng dụng Alexa trên điện thoại. Có những câu nói nghe khó hiểu và xa lạ, đặc biệt là khi "bố mẹ ảo" hướng dẫn về cách trò chuyện và đặt câu hỏi, nhưng khi kể lại những kỷ niệm, giọng của họ trở nên tự nhiên và gần gũi hơn, Jee kể lại.
Một công ty khác, StoryFile, tìm cách đẩy công nghệ này đi xa hơn nữa, cho phép người dùng tương tác người đã khuất qua video thay vì chỉ giọng nói. Người được "tái tạo" cần phải được ghi hình trong khi trả lời các câu hỏi, bản ghi chất lượng càng cao thì kết quả càng giống thực.
StoryFile sẽ biến các video này thành một phiên bản kỹ thuật số của người cần tái tạo để khách hàng có thể nói chuyện giống như qua gọi video.
Giám đốc điều hành của StoryFile, Stephen Smith, đã dùng công nghệ này trong chính đám tang của mẹ mình. Trong video, “mẹ của Smith” đang ngồi ngồi trên một chiếc sofa trong phòng khách. Với mái tóc bồng bềnh và đôi mắt thân thiện, bà nói chuyện với những khách đến đám tang của chính mình.
![]() |
Hình cắt từ video phiên bản kỹ thuật số của mẹ Smith nói chuyện tại đám tang. Ảnh: Voicebot. |
Smith nói với Technology Reviewrằng sự có mặt của phiên bản kỹ thuật số tại đám tang giúp anh và gia đình cảm thấy được an ủi.
Vấn đề lớn nhất với công nghệ hiện có là bất kỳ ai cũng được tạo ra từ một "nền" chung, theo Justin Harrison, nhà sáng lập You, Only Virtual. "Chúng tôi muốn tạo ra trải nghiệm độc nhất cho mỗi người", Harrison nói.
Nhà sáng lập You, Only Virtual cho rằng chỉ lưu lại những kỷ niệm sẽ không tái hiện được mối quan hệ giữa người sống và người đã khuất. Công ty này đang xây dựng một nền tảng giao tiếp mà khách hàng có thể sử dụng để nhắn tin và nói chuyện với những người thân yêu khi họ vẫn còn sống. Bằng cách này, phiên bản kỹ thuật số sẽ có những thói quen và cách giao tiếp của một người, theo Harrison.
Đó cũng là những gì Harrison đã làm với mẹ của mình, Melodi, người bị ung thư giai đoạn cuối. “Tôi đã xây dựng nó bằng dựa trên 5 năm tin nhắn của tôi với bà ấy. Dữ liệu dài đến hàng nghìn trang”, Harrison nói về chatbot của mình. Melodi kỹ thuật số dùng các cụm từ và cả các biểu tượng cảm xúc mà Melodi sử dụng, thậm chí hay mắc cùng một số lỗi chính tả.
Đối với một số người, việc nghe thấy giọng nói của những người thân đã khuất sẽ giúp ích cho quá trình phục hồi. Không có gì lạ khi mọi người nghe thư thoại hay những bản ghi âm từ một người vừa qua đời, Erin Thompson, nhà tâm lý học lâm sàng chuyên về đau buồn, cho biết. Một phiên bản kỹ thuật số có thể là một cách hữu ích và lành mạnh để ghi nhớ người thân đã khuất.
![]() |
Một đoạn chat giữa Justin Harrison và chatbot Melodi do You, Only Virtual đăng tải. Ảnh: You, Only Virtual. |
Nhưng một người đang đau buồn cần nhớ rằng những chatbot này chỉ bắt chước một phần nhỏ của ai đó, chúng không có tri giác, và sẽ không thay thế các mối quan hệ giữa người với người, Thompson cảnh báo.
Việc tạo ra một bản sao kỹ thuật số của ai đó mà không có sự đồng thuận cũng làm nảy sinh một số vấn đề về quyền riêng tư, đặc biệt nếu người bị tái tạo chưa qua đời. Giả sử, người ta có thể dùng công nghệ đau buồn để tạo ra các phiên bản ảo của người sống, chẳng hạn như người yêu cũ.
Hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu biết được rằng có một phiên bản ảo của bạn ở một nơi nào đó, dưới sự kiểm soát của người khác.
Một số người thì cho rằng tiếc thương cho những người đã qua đời là một trong số ít các khía cạnh của cuộc sống vẫn chưa, và không nên bị chi phối bởi công nghệ hiện đại.
Chi phí cũng có thể là một nhược điểm. Phiên bản không giới hạn của HereAfter, cho phép đưa vào bao nhiêu cuộc trò chuyện tùy thích để tạo ra phiên bản kỹ thuật số của một người, có giá 8,99 USD/tháng. StoryFile thì thu phí một lần, với mức giá là 499 USD. You, Only Virtual, dự kiến có giá 10-20 USD/tháng khi ra mắt vào năm 2023.
(Theo Zing)
" alt=""/>Công nghệ sắp cho phép tái tạo người thân đã mất