Khi chúng tôi đến, bà Đáng nằm một mình trên giường bệnh. Con trai bà đang giúp đỡ di chuyển một bệnh nhân khác ở giường bên cạnh. Anh Cao Văn Giang dáng người cao gầy, tình cách hòa đồng, dễ mến. Suốt những ngày ở bệnh viện chăm sóc mẹ, hễ thấy ai cần giúp đỡ là anh đến, chẳng ngại việc gì. |
Ở bệnh viện chăm sóc mẹ, nhưng anh Giang vẫn tranh thủ giúp đỡ mọi người. |
Trong suốt cuộc trò chuyện cùng chúng tôi, anh Giang thường nắm bàn tay mẹ, thỉnh thoảng lại nhìn mẹ cười. Ánh mắt của bà Đáng cũng ít khi rời khỏi con trai. Chứng kiến tình cảm thiêng liêng ấy, mọi người đều xúc động, lo lắng thay cho anh trước chặng đường khó khăn sắp tới.
Anh Giang tâm sự: “Hôm ấy là ngày 11/12/2020, tôi đang đi làm thì nhận được điện thoại của chủ quán nơi mẹ tôi làm việc ở TP.HCM, báo tin bà bị ngất, đã đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Quận 2. Tôi vội vàng hỏi vay mượn của mọi người xung quanh và vét sạch túi của mình cũng chỉ được nhõn 2 triệu đồng.
Từ Sóc Trăng đi xe đò lên đến nơi thì đã muộn, tôi chỉ nghe một bác làm cùng mẹ kể lại sự việc. May mắn mẹ tôi được bác giám đốc bệnh viện ký tên bảo lãnh, cứu chữa kịp thời mới giữ được mạng sống”.
 |
Nhờ được cấp cứu kịp thời, bà Đáng đã qua cơn nguy kịch, nhưng vẫn phải nằm điều trị lâu dài. |
Bà Nguyễn Ngọc Đáng năm nay tròn 60 tuổi, bị đột quỵ nhồi máu cơ tim, đột quỵ não cấp do thiếu máu lên não. Khi được đưa vào viện cấp cứu, bà Đáng không có bảo hiểm y tế và thân nhân. Bởi một cục huyết khối lớn gây tắc mạch máu não, các bác sĩ Bệnh viện Quận 2 nhận định nếu không được sử dụng thuốc tiêu huyết khối kịp thời, bệnh nhân không qua khỏi.
Trong khoảng khắc "ngàn cân treo sợi tóc", Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện đã ký giấy bảo lãnh để bệnh nhân được cứu sống kịp thời. Sau khi được cấp cứu và điều trị tích cực, sức khỏe của bà đang có tiến triển, nhưng vẫn cần bác sĩ theo dõi thường xuyên.
Điều khó khăn nhất đối với gia đình bà Đáng hiện tại là chi phí điều trị quá lớn. Chưa kể số tiền để bà phục hồi sức khỏe trong thời gian tới, còn có khoản nợ viện phí 20 triệu đồng từ trước đó.
“Các bác sĩ, cô chú thân nhân bệnh nhân đều thấy thương cho mẹ tôi nên đã giúp cho chúng tôi rất nhiều. Tôi có thể chăm sóc cho mẹ được đến giờ hoàn toàn là nhớ những tấm lòng tốt ấy. Tuy nhiên, viện phí lớn như vậy, tôi chưa biết làm sao để lo được”, anh Giang giãi bày.
Cuộc sống của gia đình anh tại xã đảo thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng vốn khó khăn. Cha anh mất đã hơn 10 năm nay, hai mẹ con bôn ba khắp các tỉnh thành để làm mướn cho người ta mới tạm đủ sống. Không có đất canh tác, tất cả tài sản chỉ có cái nền nhà nho nhỏ. Cách đây khoảng 3 năm, mẹ con anh vay tiền để cất căn nhà ở tạm hết 25 triệu đồng, nhưng đến nay vẫn chưa trả hết nợ.
 |
Chứng kiến tình cảm quyến luyến của bà Đáng và con trai, chúng tôi vừa ngưỡng mộ, vừa cảm động. |
Khi con trai đầu lòng đến tuổi đi học, anh Giang quyết định đưa vợ con về quê Sóc Trăng định cư. Lương phụ hồ hơn 200 ngàn đồng mỗi ngày nhưng bấp bênh, ngày đi làm bù cho ngày nghỉ, thành ra chẳng dành dụm được đồng nào, có khi còn thiếu trước hụt sau.
Bà Đáng không muốn thêm gánh nặng cho con trai nên vẫn ở lại thành phố kiếm việc làm. Thương bà tần tảo, chủ quán ăn tại TP.HCM cho bà công việc rửa bát và phụ lặt vặt trong quán, thu nhập tuy không cao nhưng ăn, ở miễn phí. Bà thấy thỏa lòng. Tiền chi tiêu cá nhân không nhiều, phần lớn tiền lương mỗi tháng bà đều dành dụm gửi cho con trai để mua sữa cho đứa nhỏ.
“Khoảng thời gian vừa rồi, vợ tôi sinh bé thứ 2 nên mẹ tôi về quê chăm sóc. Tôi khuyên mẹ ở nhà luôn, vì cũng sắp đến Tết rồi, nhưng bà không chịu, sợ thêm gánh nặng cho tôi. Biết bà lên làm cho quán cũ, chủ quán rất thương nên tôi cũng yên tâm. Mới chưa được 2 tháng thì xảy ra chuyện rồi. Tôi vay mượn khắp nơi cũng chỉ được vài triệu đồng, chẳng thấm tháp vào đâu”, anh Giang nghẹn giọng.
 |
Nói đến khoản tiền viện phí, anh Giang chật vật, chưa biết phải làm sao để lo được. |
Tết đã gần kề. Năm nay, anh chẳng dám mong 2 đứa con nhỏ có quần áo mới. Anh chỉ cầu cho mẹ có đủ tiền điều trị và nhanh hồi phục, và anh kịp về quê tranh thủ làm lụng, để cả gia đình anh không phải nhịn đói trong năm mới.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Quận 2, TP.HCM (gặp anh Minh: 0948683679); Hoặc anh Cao Văn Giang; Địa chỉ: Phạm Thành Hơn A, xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng; Điện thoại: 0388161651. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.009(bà Nguyễn Ngọc Đáng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |

Mẹ bỏ đi, cha bệnh nặng, hai con thơ sợ cảnh mồ côi
Gia đình có cả ông nội và cha đều đi chạy thận nhiều năm nay, một mình người bà chăm sóc không xuể, hai đứa trẻ phải sống nhờ vào tình thương của những người chẳng “máu mủ ruột già”.
" alt=""/>Mẹ bị nhồi máu não nguy kịch, con phụ hồ vét túi được 2 triệu đồng
Phải tăng chỉ tiêu từ xét tốt nghiệp vì trúng tuỷển "ảo" từ các phương thức khác quá nhiềuThí sinh đang trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học bằng phương thức trực tuyến (hạn cuối 17h ngày 25/9) và điều chỉnh bằng phiếu (hạn cuối 17h ngày 27/9).
Nhiều trường ĐH có các phương thức xét tuyển từ học bạ, đánh giá năng lực đã công bố điểm chuẩn và thời gian xác nhận nhập học. Tuy nhiên, lượng trúng tuyển “ảo” từ các phương thức này quá nhiều, khiến các trường phải điều chỉnh chỉ tiêu xét từ kết quả tốt nghiệp THPT 2020.
Theo đề án tuyển sinh của Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn TP.HCM, năm nay trường tuyển 3.339 chỉ tiêu theo 4 phương thức. Trong đó, phương thức xét từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT chiếm 55-65% tổng chỉ tiêu (tối đa 2.170 chỉ tiêu). Tuy nhiên, mới đây trường này đã công bố điều chỉnh chỉ tiêu xét từ kết quả thi tốt nghiệp lên 2.855, chiếm 85% tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
 |
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT (Ảnh: Thanh Tùng) |
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, sau đợt xác nhận nhập học bằng các phương thức tuyển thẳng, xét học bạ và kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, chỉ tiêu còn lại cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020 là 2.325 chỉ tiêu, chiếm gần 65% tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020. Số chỉ tiêu này đã tới tăng 30% so với đề án công bố trước đó (khoảng 1.200 chỉ tiêu, chiếm 35% tổng chỉ tiêu).
Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trước đó đã gọi 2.500 thí sinh trúng tuyển theo các phương thức khác nhưng số thí sinh xác nhận nhập học chưa tới 30%. Do vậy, còn tới hơn 5.500 chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã gọi 2.000 thí sinh trúng tuyển từ học bạ và các phương thức xét khác nhưng chỉ khoảng 50% xác nhận nhập học. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã tăng chỉ tiêu xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 20 - 30% ban đầu lên tới 40% chỉ tiêu (2.320 thí sinh).
Ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, cho hay trường điều chỉnh chỉ tiêu xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 40% tổng chỉ tiêu ban đầu (1.400 chỉ tiêu) lên 70% (2.450 chỉ tiêu).
Các Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành…cũng tăng chỉ tiêu từ xét kết quả tốt nghiệp.
Điểm chuẩn sẽ biến động?
Ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, nhìn nhận điểm số của thí sinh năm nay quá cao. Mức điểm trên 20 ở các tổ hợp môn thuộc khối A00, D01, B00 chiếm khoảng 70% số thí sinh đăng ký xét đại học. Với tình hình hiện tại, điểm chuẩn chắc chắn sẽ có biến động so với dự đoán trước đó.
Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, theo ông Sơn điểm chuẩn vẫn sẽ tăng ở những ngành Kinh tế, Công nghệ, Du lịch-dịch vụ vốn là thế mạnh. Các ngành như Điện tử, Cơ khí, Cơ điện tử,... vẫn giữ như năm 2019. Các ngành Khoa học thủy sản, Công nghệ vật liệu thì sẽ tiến tới xóa ngành vì không tuyển sinh được.
Ông Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin truyền thông, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, cho hay có thể thấy sau khi các trường điều chỉnh đề án tuyển sinh thì cơ hội còn lại cho các thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bẳng điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT là rất rộng mở. Tuy nhiên so với năm ngoái ngành nào điểm chuẩn tăng sẽ vẫn tăng, ngành điểm thấp vẫn thấp.
Theo ông Quán, ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, những ngành "hot" vẫn chỉ còn 35% chỉ tiêu cho xét từ kết quả tốt nghiệp, nên điểm chuẩn vẫn sẽ cao.
Trong khi đó, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Đỗ Văn Dũng lại cho rằng, do tăng chỉ tiêu theo phương thức xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT nên điểm chuẩn vào trường sẽ giảm so với dự kiến trước đó. Trước đó, trường gọi 2.500 thí sinh trúng tuyển các phương thức xét học bạ, ưu tiên xét tuyển…nhưng chỉ khoảng 30% nhập học.
“Nhiều chỉ tiêu lên thì điểm chuẩn sẽ giảm. Thay vì tăng so với năm ngoái 3 điểm thì giờ tăng khoảng 2- 2,5 điểm”- ông Dũng nói.
Trước đó, ông Dũng dự đoán tính điểm chuẩn năm nay bằng cách lấy điểm chuẩn năm 2019 và cộng thêm 3 điểm ở mỗi ngành (tăng khoảng 3 điểm). Hiện tại, ông Dũng dự đoán điểm chuẩn sẽ giảm so với dự đoán trước đó khoảng 0,5 điểm ở từng ngành.
Lê Huyền

Điểm chuẩn đại học 2020 có thể tăng cao nhất khoảng 5 điểm
Điểm chuẩn đại học 2020 xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT được nhiều trường nhận định sẽ tăng vọt. So với năm 2019, ngành tăng ít nhất 0,5 điểm, ngành tăng nhiều nhất có thể lên tới 5 điểm.
" alt=""/>Trúng tuyển “ảo” từ học bạ, năng lực quá nhiều, điểm chuẩn ĐH lại biến động?