13 đối tượng gồm: Đặng Minh Tuấn (SN 1982, trú phường Phú Nhuận, TP Huế; nguyên là chuyên viên Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế) bị khởi tố về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và 12 đối tượng khác gồm Nguyễn Văn Lợi (trú phường Tây Lộc); Nguyễn Văn Đông (trú phường Hương Vinh); Nguyễn Thi, Võ Văn Ao (cùng trú phường An Hoà); Hoàng Văn Mật, Hoàng Văn Hiền, Võ Cuộc, Võ Đán, Võ Hữu Ngoạn, Võ Tài, Hồ Văn Được, Phan Văn Lộc (cùng trú phường Hương Sơ, cùng TP Huế) bị khởi tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cùng với các tội danh trên, trước đó, Công an tỉnh TT-Huế đã khởi tố 58 đối tượng, trong đó một số đối tượng nguyên là cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất TP Huế, Chủ tịch phường…bị bắt tạm giam để phục vụ điều tra.
Theo cơ quan điều tra, Đặng Minh Tuấn khi tham gia giám sát di dời mồ mả tại Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ đã có hành vi lợi dụng quyền hạn trong nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, do vụ lợi nên khi kiểm tra tại thực địa, Tuấn đã lập và ký xác nhận 39 mộ giả. Hành vi này làm thiệt hại tài sản của nhà nước số tiền 68,2 triệu đồng.
12 đối tượng còn lại đã có hành vi thông đồng cùng nhóm cán bộ kê khống tổng cộng 148 ngôi mộ giả để nhận tiền đền bù, hỗ trợ nhằm chiếm đoạt tiền nhà nước, gây thiệt hại 243,2 triệu đồng.
Như VietNamNet đã thông tin, trong năm 2019 và 2020, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng khu vực TP Huế - chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ ký hợp đồng kinh tế theo từng khu vực với Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế để giải phóng mặt bằng và bàn giao lại cho chủ đầu tư.
Trong quá trình triển khai, nhiều cán bộ nhà nước cùng người dân đã có hành vi kê khống mộ giả để nhận tiền đền bù trái pháp luật.
Hiện vụ việc đang được mở rộng điều tra.
" alt=""/>Kê khống mộ giả để nhận tiền đền bù ở Huế: Khởi tố thêm 13 đối tượngĐây là bệnh nhân phong được phát hiện trong chương trình khám, điều tra dịch tễ phòng chống phong tại 2 xã Chiềng Khay và Chiềng Bằng (huyện Quỳnh Nhai) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam và Bệnh viện Da liễu Trung ương tổ chức vào trung tuần tháng 4. Chương trình nhằm phát hiện những bệnh nhân phong tiềm ẩn trong cộng đồng.
Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, mỗi năm nước ta phát hiện khoảng 100 bệnh nhân phong mới, riêng năm 2022 là 50 ca. Trong số này, phần nhiều là bệnh nhân vùng sâu vùng xa, nhưng vẫn có những bệnh nhân ở khu vực đô thị như Hà Nội.
Phong là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan, tuy nhiên mức độ lây chậm và khó lây, thời gian ủ bệnh có thể lên tới 5-10 năm. Biểu hiện của bệnh phong chủ yếu ở ngoài da và hệ thống thần kinh ngoại biên như thương tổn da kèm theo mất cảm giác nóng, lạnh, đau...
Vấn đề khó khăn là không ít người mắc bệnh phong bị chẩn đoán muộn. Nhiều bệnh nhân đi khám nhiều nơi như dị ứng, cơ xương khớp, thần kinh hoặc đa khoa nhưng không tìm ra nguyên nhân chính xác.
Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể để lại di chứng mất cảm giác các dây thần kinh, tàn tật vĩnh viễn, biến dạng cơ thể; ngoài ra có thể tạo thành các ổ bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng.
WHO xếp phong vào nhóm "những bệnh bị lãng quên". Sự lãng quên này bao gồm cả việc chính các bác sĩ ngoài ngành Da liễu không được đào tạo, tự quên kiến thức, dấu hiệu triệu chứng của bệnh dẫn đến bỏ sót, chẩn đoán nhầm. Một phần bởi trong thời gian dài, bệnh phong được khống chế tốt. Do đó, theo PGS Doanh, không được mất cảnh giác với bệnh lý này.
Trong chương trình khám và điều tra dịch tễ về bệnh phong, các bác sĩ cũng lồng ghép nội dung sàng lọc lao và tăng huyết áp cho nhân viên y tế cơ sở. Các bác sĩ da liễu cũng phát hiện và phát thuốc điều trị cho hơn 100 bệnh nhân mắc ghẻ, còn lại là các bệnh lý sẩn ngứa, viêm da cơ địa, mày đay, nấm da…
" alt=""/>Phát hiện bệnh phong sau 6 tháng mất cảm giác tay, chânCụ thể, khu đất dự kiến dành cho công viên cây xanh rộng gần 500m2 đã bị Công ty TNHH Berjaya D2D tự ý xây dựng hồ bơi từ năm 2017 để phục vụ riêng cho cư dân toà nhà chung cư Amber Court. Hành vi này vi phạm quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và luật Xây dựng về cấm "Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng".
Kết luận thanh tra đã chỉ rõ trách nhiệm liên quan đến việc xây dựng công trình sai quy hoạch tại khu đất được quy hoạch làm công viên cây xanh thuộc về Công ty Berjaya D2D. Công ty D2D vi phạm trong việc quản lý và sử dụng khu đất không đúng mục đích. Theo quy định, khu đất này được UBND tỉnh giao cho Công ty D2D để xây dựng công viên cây xanh, nhưng doanh nghiệp này lại cho Công ty Berjaya D2D mượn để xây hồ bơi.
Do đó, trách nhiệm quản lý Nhà nước thuộc về UBND TP Biên Hoà, Phòng Quản lý đô thị TP Biên Hoà, UBND phường Thống Nhất và các tổ chức cá nhân có liên quan do thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra việc xây dựng công trình vi phạm trên.
Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị UBND TP Biên Hòa và UBND phường Thống Nhất xử lý các vi phạm liên quan đến việc xây dựng hồ bơi sai quy hoạch tại chung cư Amber Court; chỉ đạo xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Berjaya D2D, bao gồm việc xây dựng hồ bơi không đúng quy hoạch này.
" alt=""/>'Biến' đất công viên cây xanh thành hồ bơi riêng ở Đồng Nai