Cũng theo ông Hiệp, như vậy, hướng dẫn chấm đã khuyến khích những bài viết cảm nhận, có lý giải khác biệt, thuyết phục, lập luận chặt chẽ. “Điều này tôn trọng bài làm của thí sinh về sự khác biệt”, ông Hiệp cho biết thêm.
Ông Hiệp thông tin, điều thứ 3, trong phần hướng dẫn cụ thể có viết rằng thí sinh có thể làm bài bằng nhiều cách và sau đây là một số định hướng chứ không ràng buộc.
“Trong này người chấm sẽ thực hiện một cách linh hoạt chứ không làm y như hướng dẫn chấm mới cho điểm, hiểu như vậy là sai. Đã có những quan điểm chỉ đạo về việc tôn trọng cách nhìn nhận lý giải của học sinh mà nó có sức thuyết phục. Những điều trong hướng dẫn chấm chỉ là định hướng, một hướng tiếp cận chứ không ràng buộc.
Nếu có những bài làm khác biệt thì giám khảo vẫn tôn trọng nếu học sinh lý giải thuyết phục”, ông Hiệp khẳng định.
Với câu hỏi vì sao không đưa những ý kiến phản biện được học sinh lý giải thuyết phục vào phần hướng dẫn chấm, ông Lê Văn Hiệp chia sẻ: “Đây là một bài làm văn của học sinh lớp 9 chỉ làm trong 60 phút (Đề có 2 câu, chia theo tỉ lệ điểm – PV), trong hướng dẫn chấm đã có hàm ý rồi, chứ không phải hướng dẫn chấm lúc nào cũng nói tách bạch vấn đề.
Trong quá trình triển khai hướng dẫn chấm cho giám khảo thì giám khảo sẽ có thảo luận, góp ý, bổ sung, thống nhất rồi mới đi đến chấm, vì học sinh làm như thế nào mình không thể hình dung hết được”.
Trước đó, mạng xã hội Facebook lan truyền một đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn, vào ngày 19/4 vừa qua tại tỉnh Quảng Nam về: “Sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ”. Nội dung đề thi câu 1 với 8 điểm là nghị luận xã hội có nội dung: a. Trong bộ phim "Repply 1988" sau những ứng xử thiếu tinh tế đối với cô con gái tên Duk Sun, người bố giãi bày: Bố không phải vừa sinh ra đã làm bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố. b. Trong bài viết: Nếu ba mẹ lỡ không may đi xa lạc mình, hãy chỉ đường, hướng dẫn, kéo tay ba mẹ với nhé!, nhà báo Trần Thu Hà chia sẻ: Mẹ tuy nhiều tuổi hơn nhưng về việc làm mẹ, mẹ cũng chỉ bằng tuổi con. Con lúng túng, mẹ cũng lúng túng; con sai lầm, mẹ cũng sai lầm. Con thất vọng về mẹ có khi còn ít hơn mẹ thất vọng về chính mình nữa. Từ những lời tâm sự trên, em hãy trình bày suy nghĩ về vấn đề: sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ". |
Công Sáng
" alt=""/>Tranh cãi hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi Ngữ văn ở Quảng NamĐó là khẳng định của KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc Việt Nam, cùng với đó là dự báo tác động lớn đến dân cư, hạ tầng xã hội, tại buổi gặp mặt, ngày 11/6.
Theo KTS Vạn, thành phố phấn đấu giảm 2 vạn dân khu vực nội đô nhưng thực tế lại tăng lên, chính vì thế, ngay từ đầu phải kiểm soát tốt việc phát triển của các dự án xây dựng đô thị, nhà ở.
Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước hiện tại của Thành phố được thiết kế với quy mô 2 triệu dân, nhưng, hiện nay Thành phố có gần 10 triệu dân đang sinh sống, chính vì thế, cần ưu tiên nguồn lực, đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước để Thành phố không còn bị ngập úng.
![]() |
Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc Việt Nam kiến nghị với lãnh đạo TP Hà Nội. |
Ngoài ra, vị kiến trúc sư này cũng kiến nghị Hà Nội nên có cơ chế khuyến khích các công trình, kiến trúc xanh, như khen thưởng những kiến trúc sư thiết kế dự án xanh, cấp giấy chứng nhận, giảm thuế cho các công trình xanh; nâng tỷ lệ cây xanh trong các công viên của Thành phố, đồng thời khuyến khích, đi tiên phong trong phát triển nghệ thuật kiến trúc hiện đại.
Trong khi đó, cũng tại buổi gặp mặt, Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội - ông Phạm Quang Nghị, sau khi đánh giá những thành tựu mà Hà Nội đã làm được sau 30 năm đổi mới, từ đời sống văn hóa, văn minh đô thị , cho đến xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn minh nơi công cộng, khơi dậy niềm tự hào của người Hà Nội, nhất là thế hệ trẻ.
Đã khẳng định, Hà Nội đang đối mặt với nhiều khó khăn đặc thù trong quá trình phát triển, với khối lượng công việc ngày càng lớn, yêu cầu cấp bách như tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng cao, cơ sở hạ tầng quá tải và chưa đồng bộ….
Chính vì thế, Bí thư thành ủy mong muốn, sau hội nghị, các đại biểu tiếp tục gửi cho Thành phố những kiến nghị, đề xuất để Thủ đô phát triển, gương mẫu, đi đầu.
“Lãnh đạo Thành phố sẽ tiếp thu đầy đủ và chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết”, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định.
Bản thân ông biết, thời gian qua chưa tận dụng được nhiều ý kiến phản biện của đội ngũ nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức, vì vậy trong thời gian tới, sẽ chỉ đạo để các đề án, dự án, công trình của Thành phố sẽ được lấy ý kiến rộng rãi hơn.
Ngoài ra, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cũng cho biết, trong kế hoạch sắp tới, thành phố sẽ khắc phục ô nhiễm của 7 hồ chứa và phát triển thêm 25 hồ chứa mới.
Cùng với việc xây dựng các công viên lớn gấp 4-6 lần công viên Thống Nhất (200-300 ha), thành phố xác định tận dụng mọi quỹ đất có thể để phát triển khu vui chơi, khu sinh hoạt của người dân.
Bí thư Thành ủy nói: “Chúng ta đều biết là nếu không làm thì vĩnh viễn chúng ta sẽ mất những khoảng không gian đó.”
Đặc biệt, theo Bí thư Thành ủy, Hà Nội sẽ chủ động làm sống lại 9 dòng sông trên địa bàn với nguồn kinh phí dự kiến cho cho việc này khoảng 20.000 tỷ đồng.
“Trung ương đã đầu tư tiến hành khắc phục ô nhiễm sông Nhuệ- sông Đáy. Nhưng quan điểm của lãnh đạo thành phố là Hà Nội phải chủ động làm”, ông Hải khẳng định.
Cũng theo Bí thư Thành ủy, quy hoạch thoát nước của thành phố sắp tới cũng sẽ được tính toán với khả năng đáp ứng cao hơn, đối với với những trận mưa lớn hơn thời gian qua.
Trước đó, rất nhiều dự án đã được đề xuất như xây dựng bãi xe ngầm trong công viên Thống Nhất, đặt nhà ga C9 (tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội trên phố Đinh Tiên Hoàng, khu Hồ Gươm.
Theo Báo Đất Việt
" alt=""/>Hà Nội: Nguy cơ phá vỡ kiến trúc bởi siêu dự ánCô Mã Thị Thanh Xuân, giáo viên bộ môn Kinh tế & Pháp luật, nhận định việc đưa phiên tòa giả định vào môn học là một trong những phương pháp tối ưu giúp học sinh thực hành sâu về luật thay vì chỉ đọc luật.
“Thông qua đó, học sinh sẽ biết cách vận dụng luật để lập luận sao cho có lợi cho bị đơn hay nguyên đơn. Quá trình vận dụng để đưa ra những tranh luận bảo vệ quyền lợi cũng giúp học trò rèn tư duy pháp luật. Đây cũng chính là bước vận dụng cao nhất trong môn học này”, cô Xuân nói.
Bắt đầu triển khai dự án từ đầu năm học, học sinh có hơn 3 tháng để tìm hiểu và tham gia chuẩn bị các phần biện hộ cho một án hình sự và một án dân sự. Hai đội xuất sắc nhất sẽ được chọn vào vòng chung kết, tranh tụng trong vụ án dân sự thương mại.
Cô Ngô Thị Thu Hà, giáo viên bộ môn Kinh tế & Pháp luật cho hay tại phiên tòa, mọi thứ không còn mang tính chất cảm tính từ góc độ cá nhân nữa. Các em phải phân tích các tình tiết sâu nhất, tự phản biện chính mình, áp dụng luật để xem xét các tình huống thực tế.
Khi tổ chức phiên tòa giả định này, giáo viên cũng phải nhờ tới sự hỗ trợ và tư vấn chuyên môn của các luật sư và giảng viên Trường ĐH Luật Hà Nội. “Quá trình tranh tụng, học sinh không được biết trước câu hỏi của hội đồng xét xử - do các luật sư, giảng viên luật đảm trách.
Do đó, các em phải đọc kỹ tình tiết, tài liệu bổ sung về dự án. Tình huống thực tế tại phiên tòa bắt buộc các em tư duy, phân tích luật ngay tại chỗ để áp dụng chính xác nhằm giành được ưu thế”.
Sau môn học, cô Hà cho biết, học sinh đã nắm vững quy trình của quá trình tranh tụng, biết cách pháp luật áp dụng vào đời sống. Đó là mục tiêu về năng lực và cũng là giá trị của môn học này.