FPT cũng cam kết sẽ đồng hành cùng tỉnh Sóc Trăng, triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn và chuyên sâu cho lãnh đạo, cán bộ công chức viên chức đặc biệt là đội ngũ chuyên trách về CNTT, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh về chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng số.
Tính đến nay, FPT đã xúc tiến trao đổi cấp cao với lãnh đạo hơn 40 địa phương, ký kết thoả thuận hợp tác chuyển đổi số với 18 địa phương trên toàn quốc, đào tạo nhận thức chuyển đổi số cho gần hàng vạn cán bộ lãnh đạo các cấp của các địa phương.
Bằng năng lực công nghệ và kinh nghiệm chuyển đổi số của doanh nghiệp mình và đặc thù kinh tế xã hội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, FPT hỗ trợ các tỉnh, thành phát triển kinh tế - xã hội toàn diện trên cả ba trụ cột kinh tế số, chính phủ số, xã hội số hướng đến mô hình quốc gia số, thích ứng linh hoạt với trạng thái bình thường mới thông qua việc tư vấn lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chiến lược chuyển đổi số, đào tạo thay đổi nhận thức chuyển đổi số trên quy mô lớn….
Theo thống kê, sau 30 năm tái lập trên cơ sở tách từ tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ, tiềm lực kinh tế - xã hội được tăng cường. Tốc độ tăng GRDP bình quân của tỉnh đạt 10,18%/năm. Năm 2021, quy mô nền kinh tế tăng gấp 38 lần so với năm 1992. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng của tỉnh Sóc Trăng, đến khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với trị giá xuất khẩu hơn 1,2 tỷ USD, gấp 51 lần so với năm 1992, trong đó xuất khẩu thủy sản đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Vân Anh
Trong năm 2021, Sóc Trăng đang thực hiện chuyên đề “Bức phá xây dựng thành phố Sóc Trăng phát triển bền vững đạt tiêu chí đô thị loại II, hướng tới đô thị thông minh gắn với bảo vệ môi trường đảm bảo an ninh trật tự - an toàn xã hội”.
" alt=""/>Sóc Trăng và FPT ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025![]() |
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT sẽ thoái vốn tại 50 công ty, quỹ, ngân hàng trong thời gian tới. |
Nhiệm vụ này được nêu ra trong Nghị định 25/2016 quy định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT vừa được Chính phủ ban hành. Cụ thể, các công ty, quỹ, ngân hàng mà VNPT thoái vốn bao gồm Công ty cổ phần Bất động sản Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT Land); Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT); Công ty cổ phần Đầu tư Viễn thông và Hạ tầng đô thị (ITC); Công ty cổ phần viễn thông VTC; Quỹ đầu tư Việt Nam (BVIM); Quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn A2 (SFA2); Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam; Công ty Tài chính Bưu điện (PTF);....
Hiện tại, VNPT có 71 đơn vị trực thuộc; 2 công ty con do VNPT sở hữu 100% vốn điều lệ là Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media) và Tổng Công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT - Vinaphone); 5 công ty con khác và 3 đơn vị sự nghiệp của VNPT (Bệnh viện Bưu điện (tại TP Hà Nội); Bệnh viện Đa khoa Bưu điện (tại TP Hồ Chí Minh); Bệnh viện Phục hồi chức năng Bưu điện (tại TP Hải Phòng);...
Cũng theo Nghị định 25/2016, VNPT có vốn điều lệ 72.237 tỷ đồng. Nhà nước là chủ sở hữu của VNPT. Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc phân công cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ có liên quan, Hội đồng thành viên VNPT thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPT theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của VNPT gồm: Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc; Kiểm soát viên; các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng; bộ máy giúp việc: Văn phòng và các Ban tham mưu.
Trong đó, Hội đồng thành viên có 7 thành viên. Các thành viên Hội đồng thành viên cùng chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu nhà nước, trước pháp luật về mọi hoạt động của VNPT và về các quyết định của Hội đồng thành viên gây thiệt hại cho VNPT và chủ sở hữu nhà nước, trừ thành viên biểu quyết không tán thành quyết định này; thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều lệ này, Luật Doanh nghiệp và pháp luật.
Ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn được nêu rõ là kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện; tư vấn, khảo sát, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê công trình, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện.
T.C
Video quay lại tình huống đối đầu các phương tiện ngược chiều của nữ tài xế.
Tài xế Vũ Đức Quang, chủ chiếc xe gắn camera hành trình cho biết đoạn đường dưới chân cầu vượt Mai Dịch rất dễ gây nhầm lẫn cho tài xế vì đường rộng, có tổng cộng đến 4 làn đường đi qua các trụ cầu. Vì vậy nếu tài xế lơ đễnh, không quan sát biển báo hay vạch kẻ đường rất dễ đi nhầm.
Bên cạnh việc chú ý quan sát, các tài xế ô tô có thể sử dụng các phần mềm dẫn đường tích hợp trên ô tô hoặc điện thoại để di chuyển ở những khu vực chưa quen nhằm tránh đi nhầm đường, dẫn đến vi phạm luật giao thông.
Đình Quý(video: Vũ Đức Quang)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chiếc xe Kia Cerato màu đỏ cố tình đi vào đường cấm ngược chiều dành cho ô tô trên phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội, gây ùn tắc vào ngày 28 Tết.
" alt=""/>Nữ tài xế toát mồ hôi vì lỡ đi ô tô ngược chiều vào làn dừng đèn đỏ