![]() |
Dịch Covid-19 đang đẩy Ấn Độ đến 'bờ vực'. Ảnh: Reuters |
Có nhiều yếu tố chính dẫn đến thảm cảnh đang xảy ra tại Ấn Độ. Trong đó, một số yếu tố phổ biến nhất là phản ứng từ chính phủ, hành xử của người dân, các biến thể mới của virus, và hiệu quả từ các chương trình tiêm chủng.
Đầu tiên, phản ứng của giới chức Ấn Độ trước làn sóng Covid-19 lần này rõ ràng đang chậm hơn nhiều so với làn sóng thứ nhất. Còn nhớ, khi các ca nhiễm virus corona đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ, chính quyền New Delhi đã ngay lập tức áp đặt một trong những lệnh phong tỏa quyết liệt nhất thế giới.
Tuy nhiên, những biện pháp này cũng gây ra nhiều thiệt hại, và buộc hàng triệu người đang làm việc tại các trung tâm kinh tế phải di chuyển một quãng đường dài về quê hương và làng mạc của họ.
Những thương tổn về mặt kinh tế từ cuộc phong tỏa thứ nhất đã khiến chính quyền trung ương cùng các tiểu bang trên khắp Ấn Độ trở nên dè dặt hơn hẳn trong việc áp đặt các lệnh phong tỏa lần thứ 2.
![]() |
Đợt phong tỏa đầu tiên khiến nhiều người Ấn Độ phải vượt quãng đường dài về quê nhà. Ảnh: Reuters |
Thế nhưng, đây vẫn không phải nguyên nhân duy nhất. Tâm lý chủ quan, tự mãn sau khi vượt qua làn sóng Covid-19 đầu tiên đã đẩy đất nước rơi vào thảm họa một cách nhanh chóng.
Trong năm nay, nhiều cuộc tụ tập đông người, bao gồm các lễ hội tôn giáo lớn nhất như Kumbh Mela, vẫn được tổ chức với quy mô đông đảo, ngay cả khi làn sóng lây nhiễm thứ 2 đang có dấu hiệu xấu đi. Tình trạng nhiều người tham dự không đeo khẩu trang và giãn cách xã hội càng khiến nguy cơ lây nhiễm ở những sự kiện như vậy trở nên đáng báo động.
Michael Kugelman, chuyên gia khu vực Nam Á thuộc nhóm chuyên gia Wilson Center, đã mô tả phản ứng của Chính phủ Ấn Độ trước dịch Covid-19 là "một câu chuyện mang tính đối lập". “Trước đó, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một phản ứng táo bạo tức thì, và cả nước đã được phong tỏa,” ông cho biết. "Nhưng với trường hợp này, Ấn Độ đã có vẻ quá tự mãn và điều đó đã dẫn đến hậu quả thảm khốc".
![]() |
Nhiều lễ hội, sự kiện đông người tại Ấn Độ vẫn diễn ra bất chấp dịch bệnh. Ảnh: AP |
Những biến chủng mới của virus corona ở Ấn Độ, với tốc độ lây nhiễm nhanh hơn, cũng được cho là yếu tố đẩy nhanh cuộc khủng hoảng Covid-19 tại nước này.
Tháng trước, biến thể virus corona từ Anh đã được tìm thấy trong 80% mẫu bệnh phẩm ở bang Punjab. Trong khi đó, chủng đột biến kép của Ấn Độ, tên chính thức là B1617, đã được tìm thấy trong hơn một nửa mẫu bệnh phẩm ở bang Maharashtra.
“Các biến thể virus này rất độc, rất dễ lây lan. Thậm chí ngay cả các bệnh nhân đã hồi phục cũng có nguy cơ tái nhiễm”, Tiến sĩ Deepak Baid cho hay. "Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng các biến thể này rất khác biệt, mang tính đột biến. Vì giờ đây, chúng tôi còn phát hiện chúng ở cả trẻ em và người trẻ tuổi, điều chưa từng xảy ra trước kia”.
Tuy nhiên, Tiến sĩ dịch tễ học Jayaprakash Muliyil cho rằng, dù các biến thể có thể lây nhiễm nhiều hơn một chút, nhưng không nên quá nhấn mạnh sự nguy hiểm của chúng để làm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng như hiện nay. Theo ông, ở nhiều nơi, một số yếu tố phổ biến hơn cả đều đến từ hành vi của con người.
![]() |
Việc triển khai vắc-xin Covid-19 tại Ấn Độ đang trở nên kém hiệu quả. Ảnh: Reuters |
Ngoài ra, những gì được xem là đợt triển khai vắc-xin Covid-19 lớn nhất và nhanh nhất thế giới của Ấn Độ cũng đã liên tục hoạt động kém hiệu quả, khiến phần lớn dân số nước này vẫn bị phơi nhiễm. Hãng dược phẩm Pfizer đã rút lại yêu cầu phê duyệt khẩn cấp vắc-xin Covid-19 tại Ấn Độ, trong khi vắc-xin Covaxin do nước này tự sản xuất được phê duyệt khẩn cấp dù vẫn chưa trải qua các giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
New Delhi đã tiếp cận một cách có kiểm soát trong việc phân bổ vắc-xin của mình cho các tiểu bang, và nhắm mục tiêu vào những đối tượng bị xem là dễ tổn thương nhất, như nhân viên y tế, người cao tuổi và những người mắc bệnh nên. Tuy nhiên, chương trình tiêm chủng này chỉ nhằm ngăn số ca tử vong hơn là ngăn sự lây nhiễm.
Phải mãi đến tuần qua, Chính phủ Ấn Độ mới triển khai các chương trình tiêm chủng cho tất cả người lớn từ tháng 5 tới, trong khi các loại vắc-xin được quốc tế chấp thuận sẽ không còn phải chờ tiến hành các thử nghiệm cấp địa phương mới được phê duyệt khẩn cấp.
Đó là một động thái mà nhiều chuyên gia y tế và một số bang tại Ấn Độ đã kêu gọi từ lâu, và đối với nhiều người, việc chúng giờ này mới được triển khai là quá muộn màng.
Theo phóng viên Barkha Dutt của tờ báo online Mojo Story, Ấn Độ “có đủ vắc-xin, đủ thời gian để tích trữ oxy, và có đủ thời gian để các hệ thống y tế sẵn sàng hoạt động, nhưng chính tâm lý tự mãn, sự háo thắng, và bất cẩn” đã phá hỏng mọi thứ.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19Việc đội nhà có thể lấy lại tên, thương hiệu cũ vốn gắn bó cả hơn 20 năm qua chỉ sau nửa mùa thay đổi, đối với người hâm mộ HAGL rõ ràng là tin đáng mừng hơn bao giờ hết.
Cần nhớ rằng, suốt hơn 20 năm bầu Đức xây dựng thương hiệu và làm bóng đá chưa khi nào HAGL gắn với nhà tài trợ, nên khi buộc phải đổi tên người hâm mộ đội bóng này ít nhiều cảm thấy lấn cấn, vì thế cái tên cũ trở lại chẳng mừng mới lạ.
Cay cay nơi khoé mắt
Việc LPBank gánh trọng trách tài trợ cho V-League và không gắn tên cùng HAGL không có nghĩa đội bóng phố Núi mất quyền lợi về tài chính hoặc mối quan hệ vốn được nâng tầm thành đối tác chiến lược toàn diện diễn ra vào năm 2023.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế lại khác bởi có vẻ HAGL vẫn chưa được “quy hoạch” để đua chức vô địch V-League như bầu Đức từng tuyên bố trong lễ ký kết hợp tác trước đó. Trong khi đó, giấc mơ đua vô địch là kịch bản mà nhiều người tưởng chừng có thể diễn ra sau mùa bóng 2023/2024 kết thúc.
Càng có lý do để khẳng định đội bóng từng là biểu tượng, thương hiệu, sự tự hào của bầu Đức không thể đua vô địch như mong muốn ở mùa tới khi lúc này HAGL vẫn giậm chân tại chỗ trên thị trường chuyển nhượng, trong khi các đối thủ thì ngược lại.
Không những vậy, Tuấn Anh hay một số cầu thủ được coi kỳ cựu cũng chính thức ra đi, vì vậy nhìn cảnh hiện tại có cảm giác HAGL chưa được bật đèn xanh như các đội bóng khác cùng “hệ sinh thái”.
Những gì đã, đang diễn ra, nói rằng HAGL đang được chăm bẵm như “con nuôi” cũng không sai. Bởi nếu thật sự được chăm bẵm hay đóng vai trò bệ phóng cho cuộc đua vô địch, đội bóng phố Núi làm gì lâm vào cảnh vất vả trụ hạng như mùa trước hay thậm chí mùa 2024/25 cũng dự báo vô cùng vất vả nếu nhìn vào cách đầu tư, chuẩn bị lực lượng.
Một đội bóng từng là biểu tượng, tự hào và mạnh mẽ giờ lâm vào cảnh như đang thấy thì đương nhiên sẽ thấy cay cay, bùi ngùi nơi khoé mắt.
Chân sút 24 tuổi cũng bị gạt ra khỏi danh sách du đấu châu Á và đang đi nghỉ cùng bạn thân ở Sardinia.
Giới truyền thông Pháp cho hay, lúc Mbappe trở lại, anh sẽ bị đẩy xuống tập cùng đội trẻ thuộc "nhóm B" PSG.
Đây được xem là động thái cứng rắn của đội bóng thủ đô Paris, bởi mùa giải Ligue 1 2023/24 chuẩn bị khai mạc cuối tuần này.
Tháng trước, PSG đã chấp nhận lời đề nghị 300 triệu euro từ Al-Hilal. Dẫu vậy, Mbappe cùng người đại diện từ chối đàm phán với đội bóng đến từ Saudi Arabia.
Vài nguồn tin cho rằng, nhà vô địch World Cup 2018 đã đạt thỏa thuận đầu quân cho Real Madrid vào hè 2024 theo dạng chuyển nhượng tự do.
PSG cố gắng thuyết phục Mbappe ký gia hạn nhưng đều bị từ chối. Diễn biễn chuyển nhượng lâm vào bế tắc vì các bên không tìm ra được giải pháp tháo gỡ.
Nhà ĐKVĐ Ligue 1 cũng sẵn sàng cho cuộc sống không Mbappe khi đưa về tiền đạo người Bồ Đào Nha - Goncalo Ramos với mức phí 80 triệu euro.
" alt=""/>Sếp lớn PSG đuổi Mbappe xuống tập với đội trẻ