, một khái niệm mới được Facebook và Microsoft ủng hộ thời gian gần đây. </p><p>Thậm chí, hồi tháng 10 năm ngoái, tỷ phú Mark Zuckerberg còn đổi tên mạng xã hội này thành Meta, như một lời khẳng định về quyết tâm theo đuổi ước vọng xây dựng lên một thế giới ảo. Điều này dẫn tới sự bùng nổ của một loạt các dự án về vũ trụ ảo. </p><p>Thống kê của Coinmarketcap cho thấy, hiện có khoảng 200 dự án có yếu tố metaverse được phân loại trên trang web về dữ liệu này. </p><p>Trong đó, Decentraland (MANA) và The Sandbox (SAND) hiện là 2 dự án được đánh giá cao nhất với tổng giá trị vốn hóa lần lượt là 4,3 tỷ USD và 3,1 tỷ USD, thuộc top 40 dự án Blockchain có tổng giá trị vốn hóa cao nhất. Xếp thứ 3 về giá trị vốn hóa trong số các dự án metaverse là Axie Infinity - một startup game Blockchain nổi tiếng đến từ Việt Nam. </p><table class=)
 |
Sơ đồ các mảnh đất ảo được trong vũ trụ của The Sandbox. |
Metaverse đang được coi là kỷ nguyên tiếp theo của Internet, nơi con người có thể gặp gỡ, làm việc và sinh sống như ngoài đời thực. Đó là lý do nhiều công ty bắt đầu đổ tiền đầu tư và thu mua đất ảo, nhằm chuẩn bị cho những cơn sốt tạo ra nguồn thu khổng lồ trong tương lai.
Thực tế cho thấy, Metaverse Group từng thỏa thuận mua mảnh đất trong thế giới ảo của Decentraland (MANA) với giá 2,43 triệu USD. Một công ty đầu tư bất động sản số khác là Republic Realm cũng từng mua lại một thửa đất ảo rộng 6,5 hecta khác trên Decentraland với giá hơn 900.000 USD.
Những mảnh đất ảo được thiết kế dưới dạng NFT. Nhờ vậy, đất ảo có thể mua bán giống như một bất động sản thực, thậm chí giao dịch với bất kỳ ai, không phân biệt vị trí địa lý hay quốc gia.
Ngoài giá trị giải trí, người sở hữu khu đất ảo còn nhận được giá trị kinh tế dưới dạng các tài nguyên. Đó là lý do vì sao những mảnh đất ảo lại có giá đắt đỏ đến như vậy.
 |
Những mảnh đất trong các vụ trụ ảo có thể được bán với giá hàng nghìn, thậm chí hàng triệu USD. |
Cũng giống như các mảnh đất khác, điều quan trọng nhất của một bất động sản dù ảo hay thực là vị trí. Mới đây, một nhà đầu tư bất động sản ảo đã trả 450.000 USD để trở thành hàng xóm ảo của rapper người Mỹ Snoop Dogg.
Hồi cuối năm 2021, một khu đất ảo trong trò chơi Axie Infinity từng được bán với giá 2,4 triệu USD. Lô đất này nằm tại Genesis, khu vực được nhà phát triển mô tả là cực kỳ hiếm. Đây được xem là khu “đất vàng” với tổng cộng chỉ 220 mảnh trong tựa game do Sky Mavis sản xuất.
Không chỉ các bất động sản ảo lên ngôi, có một thực tế là công nghệ 4.0 cũng đang len lỏi cả vào những mô hình kinh doanh bất động sản truyền thống.
Hồi tháng 9 năm ngoái, một startup Việt có tên Moonka từng rao bán một số căn nhà tại Cần Giờ (TP.HCM) và Bảo Lộc (Lâm Đồng) bằng công nghệ Blockchain. Đây cũng là lần đầu tiên một bất động sản tại Việt Nam được rao bán theo một phương thức hoàn toàn mới.
 |
Một mảnh đất thật tại Cần Giờ (TP.HCM) từng được chia nhỏ và rao bán thành công trên Moonka bằng công nghệ ảo. |
Không chỉ Moonka, ngày càng xuất hiện nhiều các startup có ý tưởng tích hợp công nghệ vào mô hình kinh doanh bất động sản.
Mới đây, một startup khác là Gaapnow cũng đang phát triển mô hình sàn bất động sản ứng dụng công nghệ AI và Big Data nhằm kết nối giữa người mua và người bán để việc thanh khoản diễn ra thuận lợi. Không những vậy, startup này còn đạt được thỏa thuận hợp tác với Polygon (nền tảng Blockchain có vốn hóa 11,7 tỷ USD, xếp hạng 16 thế giới).
Theo ông Đặng Hà Lâm - CEO Gaapnow, điểm khác biệt của việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào lĩnh vực bất động sản ở chỗ, một căn nhà, mảnh đất có thể chia nhỏ ra làm nhiều lần nhờ công nghệ. Người đầu tư vì vậy có thể sở hữu một phần của các bất động sản với chỉ 100 USD hay thậm chí bằng giá một bát phở.
 |
Startup Gaapnow với mô hình mua chung đất nhờ công nghệ Blockchain. |
Không chỉ người mua được đầu tư bất động sản với số tiền rất nhỏ, công nghệ Blockchain còn giúp một căn nhà, mảnh đất có thể thanh khoản nhanh hơn do được chia nhỏ và bán thành nhiều phần. Sự kết hợp giữa bất động sản thật và công nghệ ảo cũng góp phần giảm thiểu rủi ro so với người đầu tư nhà, đất ảo.
Nhìn chung, mua bán đất ảo và bất động sản thật kết hợp công nghệ ảo là những loại hình đầu tư còn tương đối mới mẻ. Người tham gia chủ yếu là những nhà đầu tư trẻ tuổi và có hiểu biết nhất định về công nghệ.
Tuy vậy, với việc công nghệ Blockchain đang ngày càng phổ biến, có giá trị thực tiễn và gần với đời sống thực hơn, tới đây, có lẽ bất kỳ ai cũng có thể sở hữu trong tay một mảnh đất hay căn chung cư nhờ công nghệ ảo.
Trọng Đạt

Axie Infinity của người Việt vẫn thống trị thị trường NFT
Sau cơn sốt game Blockchain, Axie Infinity vẫn đang là dự án NFT được tìm kiếm nhiều nhất trong hơn một tháng qua.
" alt=""/>Mua nhà, đất, chung cư ảo giá chỉ bằng bát phở thời 4.0
 và Nhà sản xuất phim Content Fair (Hàn Quốc) đã thông báo về việc hợp tác công chiếu loạt phim 3D thực tế ảo trên các nền tảng nội dung số và truyền hình tại Việt Nam.</p><p>Đây là loạt phim gốc do Content Fair sản xuất. Những tác phẩm trong loạt phim này thuộc các thể loại hút khách như phim tình cảm, trinh thám, kinh dị, thử thách sinh tồn...</p><p>Đối tượng mà nhà sản xuất Content Fair hướng đến chủ yếu là các khán giả trẻ, hiện đại, có nhu cầu và thói quen theo dõi nội dung giải trí qua các nền tảng trực tuyến.</p><table class=)
 |
VTC và nhà sản xuất phim Content Fair vừa công bố thỏa thuận hợp tác khai thác phim 3D thực tế ảo. |
Theo thỏa thuận, các phiên bản thực tế ảo 3 chiều của loạt phim sẽ được VTC Now công chiếu trước trên hệ thống kênh YouTube trong dịp Tết nguyên đán. Người xem chỉ cần trang bị kính 3D VR là có thể theo dõi trọn vẹn các tập phim với những hiệu ứng sống động như ngoài đời thật.
Các phiên bản 2D với chất lượng phân giải 4K sẽ lần lượt được phát lại trên các nền tảng khác, bao gồm truyền hình VTC.
Trước mắt, hai bên sẽ công chiếu 6 đầu phim với 4 phim lẻ và 2 phim bộ gồm: Virgin Theory, My wife is back (10 tập), Perfume (2 tập), QR Code, Conspiracy, Biting Fly. Căn cứ vào mức độ quan tâm của khán giả Việt Nam, VTC Now & Content Fair sẽ xây dựng lộ trình công chiếu phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.
 |
Ngoài máy tính, laptop hay TV có truy cập Internet, người xem phim 3D cần trang bị thêm cả kính 3D, VR. |
Ông Ahn Chul-ho, Giám đốc Công ty Content Fair đánh giá cao sự phát triển của thị trường Việt Nam. Đó là lý do hãng phim Hàn Quốc quan tâm sâu sắc tới Việt Nam và thông qua VTC Nơ để đặt chân bước vào thị trường này.
Theo ông Nguyễn Lê Tân - Giám đốc Trung tâm Nội dung số VTC Now - Đài Truyền hình VTC, đây là sự khởi đầu mới mẻ để VTC Now có thể cung cấp nhiều hơn cho khán giả các giá trị nội dung ngoài tin tức.
Hai bên cũng đang tiếp tục thảo luận về cơ hội hợp tác sản xuất và phân phối các dòng phim web series có sử dụng công nghệ đặc biệt.
Trọng Đạt

Hệ sinh thái khởi nghiệp: Tương lai của nền kinh tế số
Nền kinh tế số tại khu vực ĐNÁ phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhiều ứng dụng nền tảng số ra đời và trở thành những mô hình dẫn đầu trong lĩnh vực kinh tế số, cùng sự tăng trưởng lớn mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp.
" alt=""/>Đài truyền hình VTC công chiếu loạt phim 3D thực tế ảo trên YouTube
Ngày 9/10/2020, Pfizer Upjohn hỗ trợ Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức “Hội nghị Khoa học Bệnh không lây nhiễm” (NCDs Summit) tại Hà Nội. Hội nghị được triển khai trên 2 địa điểm chính là Hà Nội và TP.HCM, kết nối trực tuyến với 3 hội thảo vệ tinh tại Hải Phòng, Huế và Cần Thơ.Với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, hội nghị bàn về vấn đề bệnh lý không lây nhiễm và các hướng tiếp cận giải pháp toàn diện, giúp nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ và cải thiện sức khỏe cho người bệnh tại Việt Nam.
Hội nghị có sự tham dự của 5 chủ tọa và điều phối viên, 8 báo cáo viên, cùng với khách mời là hơn 600 bác sĩ, dược sĩ trên cả nước trong lĩnh vực điều trị tim mạch, giảm đau, cơ xương khớp và sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, ứng dụng AtendeeHub trên điện thoại được xây dựng riêng cho Hội nghị sẽ giúp kết nối trực tuyến các bác sĩ ở những địa bàn khác nhau trên toàn quốc thông qua thiết bị cá nhân và giúp các khách mời thuận tiện trong việc theo dõi thông tin trước hội nghị.
Tại hội nghị, TS.BS Nguyễn Quốc Thái, Hội Tim mạch học Việt Nam, cho biết: “Theo số liệu thống kê năm 2016 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thế giới ghi nhận 56,9 triệu ca tử vong do các bệnh lý mãn tính không lây, chiếm tới 71% số ca tử vong trên toàn cầu. Trong đó, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây chết người hàng đầu, với 17,9 triệu ca, chiếm 44% số ca tử vong thuộc nhóm bệnh lý không lây nhiễm.
Tới năm 2020, tỷ lệ tử vong do bệnh lý không lây nhiễm sẽ lên tới 73%, bên cạnh các gánh nặng bệnh tật chiếm tới 60%. Thông qua việc hợp tác với Pfizer Upjohn, chúng tôi hướng tới mục tiêu giảm bớt số ca bệnh không được chẩn đoán, điều trị và không thể kiểm soát trong cộng đồng, cũng như chuẩn hóa công tác chăm sóc y tế cho nhóm bệnh này.”
Ths.BS Văn Đức Hạnh, Viện Tim Mạch Việt Nam chia sẻ: “Như TS. Quốc Thái đã nhắc đến, số ca bệnh tim mạch chưa được chẩn đoán, điều trị và kiểm soát còn rất cao trong cộng đồng. Với chương trình đào tạo này, chúng tôi mong có thể giúp các bác sĩ tối ưu hóa điều trị, bao gồm sử dụng statin cường độ mạnh đúng phương pháp để làm giảm thiểu được các biến cố tim mạch.”
Bên cạnh các vấn đề tim mạch, bệnh lý tâm thần cũng là một thách thức sức khỏe đáng chú ý. TS.BS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Việt Nam, cho biết: “Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người bệnh và người thân của họ chính là nguyên nhân cản trợ họ tiếp cận các hình thức chăm sóc sức khỏe tâm thần. Trong bối cảnh bệnh lý không lây nhiễm đem lại gánh nặng bệnh tật nghiêm trọng, bệnh lý trầm cảm được thừa nhận sẽ trở thành một vấn đề sức khỏe quan trọng cần đối phó.
Thông qua chương trình đào tạo, chúng tôi hy vọng mang đến giá trị và tăng cường hỗ trợ, giáo dục dành cho bệnh nhân nhằm cải thiện việc quản trị bệnh lý không lây nhiễm.”.
Upjohn là đơn vị trực thuộc Công ty Dược phẩm Pfizer, đặt trọng tâm vào việc giảm bớt gánh nặng bệnh tật của các bệnh không lây nhiễm điển hình như: huyết áp cao, rối loạn lipid máu, đau và trầm cảm, thông qua các sản phẩm thuốc đặc trị. Đồng thời, Upjohn cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc, tiêu biểu là: các nguồn tài nguyên giáo dục chất lượng cao phục vụ công tác nâng cao sức khỏe, phòng bệnh và hỗ trợ quá trình lão hóa khỏe mạnh.
Bà Cho Yun-Ju, Phó Trưởng Văn phòng Đại diện Pfizer, phát biểu: “Nhóm bệnh lý mãn tính không lây được nhìn nhận là sẽ đem đến gánh nặng bệnh tật chiếm tỷ trọng lên tới 3/4 tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cho tới năm 2030. Tầm nhìn của Upjohn là triển khai một hướng tiếp cận tích hợp nhằm phát triển và cung cấp các chương trình đào tạo được công nhận, các hệ thống hỗ trợ và mạng lưới chuyên môn cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế. Với thế mạnh danh mục, kinh nghiệm quốc tế và chuyên môn của mình, chúng tôi mong muốn trở thành đối tác tin cậy hàng đầu được các bên liên quan lựa chọn, cùng nhau hợp tác chặt chẽ nhằm cải thiện sức khỏe cho người bệnh tại Việt Nam.”
Upjohn cung cấp các loại thuốc nhằm giảm gánh nặng các bệnh không lây nhiễm. Upjohn mang đến 20 loại thuốc và tiếp thị ở hơn 100 nước với mạng lưới hơn 12.000 nhân viên. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Hướng đến giải pháp quản trị bệnh lý không lây nhiễm hiệu quả