Sự thật về cholesterol trong trứng
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Johna Burdeos cho biết, trứng rất giàu protein, vitamin và các khoáng chất khác, bao gồm vitamin A, B, D, E và choline. Chuyên gia Burdeos giải thích: “Trứng được cho là một loại protein hoàn hảo vì chứa tất cả 9 loại axit amin thiết yếu và cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa (selen và caroten trong lòng đỏ), tốt cho mắt".
Một quả trứng cỡ lớn cung cấp 8g protein và 6g chất béo với 80 calo. Với tất cả những lợi ích sức khỏe của trứng, phóng viên Jaime Stathis quyết định thử nghiệm ăn trứng mỗi ngày trong một tuần. Dưới đây là những điều cô đã học được.
Ăn trứng mỗi ngày trong một tuần
Ngoài giá trị dinh dưỡng, một phần sức hấp dẫn của trứng là chế biến rất dễ dàng, linh hoạt.
Một quan sát bất ngờ và thú vị mà Stathis đã nhận thấy trong tuần ăn trứng là việc tập trung để sử dụng nguồn protein và chất béo lành mạnh này đã giúp cô đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Ví dụ, cô đã chọn 2 quả trứng luộc thay cho một chiếc bánh ngọt từ bữa sáng tự chọn của khách sạn mang lại ít giá trị dinh dưỡng.
Bánh ngọt sẽ khiến cô thấy đói sau vài giờ. Những quả trứng đã ngăn cô thèm ăn khá tốt.
Trứng tốt cho sức khỏe như thế nào?
Đại học Harvard thông tin, các hướng dẫn sức khỏe trước đây đề xuất một cá nhân không nên ăn quá một đến hai quả trứng mỗi tuần, vì một quả trứng có khoảng 200mg cholesterol trong khi giới hạn là 300.
Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi. Harvard Health cho biết: “Một người khỏe mạnh có thể không bị ảnh hưởng xấu gì khi ăn tới 7 quả trứng mỗi tuần”.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Blanca Garcia, điều quan trọng cần nhớ là mặc dù trứng rất bổ nhưng điều này không đồng nghĩa bạn ăn các món chứa trứng lên tới 3 quả mỗi ngày.
Trong thử nghiệm của mình, nữ phóng viên Stathis ăn nhiều hơn 2 quả trứng mỗi ngày, đôi khi là 3 quả. Cô dự định sẽ ăn trứng luộc chín vì đó là món ăn nhẹ hoàn hảo giàu protein trước khi tập luyện. Cô sẽ tiếp tục làm món trứng tráng, trứng chiên frittata, bánh theo cách đơn giản nhưng tốt cho sức khỏe, để tận dụng hết rau, thịt và phô mai còn sót lại trong tủ lạnh.
- Rau cải còn giúp giảm cholesterol trong máu, phòng bệnh tim mạch. Cholesterol là nguyên nhân gây ra các bệnh mạch vành, rối loạn mỡ máu dẫn tới các bệnh lý nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.
- Rau cải giàu carotenoid làm giảm rối loạn thị lực do tuổi tác. Beta carotenoid trong rau cải sẽ tổng hợp thành vitamin A bổ sung cho tình trạng thiếu vitamin A gây quáng gà, mờ mắt. Vì vậy, người từ 37 tuổi trở lên nên bổ sung thêm nhiều rau cải trong thực đơn hằng tuần.
- Hàm lượng chất xơ rất cao trong rau cải giúp bạn có cảm giác no lâu. Các vitamin C, K, kali, sắt có trong rau bổ sung đủ chất, bạn không cần phải sử dụng tới các vitamin tổng hợp, thực phẩm chức năng bổ sung vi chất.
Những ai không nên ăn rau cải?
Một số loại rau cải ngăn ngừa cơ thể hấp thụ i-ốt. I-ốt là nguyên liệu tổng hợp hormone tuyến giáp. Vì vậy, người bị suy tuyến giáp, suy giáp một phần cần kiêng rau cải.
Trong khi đó, người bị cường giáp, hormone tăng cao. Ăn rau cải sẽ ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp. Những người có nhân xơ tuyến giáp, nang giáp, chức năng tuyến giáp bình thường có thể ăn rau cải.
Rau cải giàu axit oxalic. Nếu cơ thể dư thừa oxalic sẽ tạo nên sỏi thận. Vì vậy, những người bị bệnh lý sỏi thận, sỏi tiết niệu được khuyến cáo thận trọng khi sử dụng các loại rau cải.
Người đầy bụng, khó tiêu không nên ăn rau cải vì nhiều chất xơ càng tăng tình trạng khó chịu ở cơ quan tiêu hóa.
Khi mua rau cải, bạn nên chọn loại tươi mới, nguồn gốc rõ ràng. Hạn chế ăn rau cải trái mùa vì nguy cơ tồn dư hàm lượng thuốc trừ sâu.