Faker cũng là tuyển thủ esports duy nhất hiện diện trong danh sách “30 Under 30 Asia”
Trong đó, Lee “Faker” Sang-hyeok của SK Telecom T1đã vinh dự được điền tên trong hai hạng mục là Thể thao & Giải trí và Người Nổi Tiếng. Faker cũng là tuyển thủ LMHTHàn Quốc đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại được Forbes đưa vào danh sách “30 Under 30”.
“Là biệt danh của vị thần trò chơi điện tử ‘Liên Minh Huyền Thoại’, Faker được cộng đồng game thủ coi la tuyển thủ LMHT vĩ đại nhất mọi thời đại”, Forbes giới thiệu về Faker. “Anh đã dẫn dắt đội tuyển của mình, SKT T1, đoạt ba chức vô địch Chung kết Thế giới, nhận giải thưởng 2018 David Yan cho game thủ được yêu thích nhất và giúp Hàn Quốc thống trị tựa game này trên phạm vi toàn cầu. Năm ngoái, anh đã ký hợp đồng để ở lại SKT T1.”
Faker đã đứng chung hàng ngũ với một loạt những nhân vật nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực – trong đó có nhiều cái tên được nhiều bạn trẻ ở Việt Nam hâm mộ như rapper CL (cựu thành viên của 2NE1), nhóm nhạc K-POP BLACKPINK,…
Mới đây, Faker đã cùng với SKT lấy lại niềm tin nơi người hâm mộ sau một mùa giải đáng quên với việc giành được ngôi nhì bảng tại LCK Mùa Xuân 2019. Họ đang tiến rất gần tới chức vô địch LCK Hàn Quốc, danh hiệu mà họ đã đánh mất trong suốt năm 2018.
Theo Forbes, họ đã lựa chọn hơn 2,000 ứng viên tới từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương dựa trên đánh giá kỹ lưỡng từ đội ngũ phóng viên và chuyên gia hạng A để đưa đến độc giả danh sách “30 Under 30 Asia”.
“Nếu bạn đang tìm kiếm những nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo của châu Á, thì đây là gợi ý xác đáng nhất dành cho bạn”, Forbes nhấn mạnh về tầm ảnh hưởng của 300 cái tên được đưa vào 10 hạng mục có ảnh hưởng trên mọi mặt của đời sống, công nghệ, kinh tế, sức khỏe, thể thao, giải trí, giáo dục,…
Độc giả quan tâm có thể theo dõi chi tiết danh sách 30 Under 30 Asia” TẠI ĐÂY.
Vào cuối năm ngoái, nhiều ngôi sao đương đại của LMHTthế giới – bao gồm Søren “Bjergsen” Bjerg, Yiliang “Doublelift” Peng, Martin “Rekkles” Larsson và Rasmus “Caps” Winther – cũng đã có mặt trong danh sách “30 Under 30” thuộc khu vực Bắc Mỹ và châu Âu.
Điều này chúng tỏ một điều rằng esports đang ngày càng thể hiện được tầm ảnh hưởng tới cuộc sống, đặc biệt là những người trẻ đang làm việc trong lĩnh vực này.
Gamer
" alt=""/>LMHT: Faker lọt top 30 nhân vật dưới 30 tuổi có tầm ảnh hưởng nhất châu ÁMặc dù biết nguy hiểm nhưng bà Hải không có cách nào để hạn chế tiền mặt. Những người kinh doanh nhỏ lẻ như bà Hải từ trước tới nay không biết tới ngân hàng hay ví điện tử là gì. Bà chỉ biết rửa tay thường xuyên để phòng tránh, còn việc sử dụng không tiền mặt là điều không thể.
Tương tự như bà Hải, Nguyễn Anh Tú (một shipper chuyên nghiệp tại Hà Nội) cũng thường xuyên phải tiếp xúc với tiền mặt để trả lại cho khách. Trung bình mỗi ngày, Tú giao hơn 100 đơn hàng tại quận Hoàng Mai, với tổng số tiền có ngày lên tới hàng chục triệu đồng.
Theo Tú, phần lớn đơn hàng là giao rồi thu tiền, số lượng khách thanh toán trước qua thẻ thường rất ít. Chính vì thế, vừa thu tiền và trả lại cho khách khiến Tú mất nhiều thời gian. Nhiều trường hợp không đủ tiền để trả lại, Tú và khách hàng phải đi khắp nơi để đổi.
Tú cho hay, mỗi lo lớn nhất là việc giữ tiền trong người để về nộp lại cho bưu cục. Số tiền khá lớn với Tú nếu không may bị mất hoặc không cẩn thận rất dễ phải bù thêm tiền cá nhân vì thu thiếu. Chưa kể, Tú cũng lo lắng nếu tiền mặt có thể chứa virus gây bệnh. Biết là vậy, nhưng Tú vẫn phải đối mặt bởi không có kênh thu tiền nào phù hợp hơn.
“Mình mong rằng có cách nào thu tiền nhanh gọn hơn vì không phải ai cũng có thẻ ngân hàng để quẹt. Mấy bà nội trợ, osin tài khoản ngân hàng còn không có, lấy gì thẻ”, Tú cho hay.
Có một thực tế ở Việt Nam, 99% các giao dịch dưới 100.000 đồng là bằng tiền mặt. Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên dần chuyển sang các phương thức thanh toán số, thương mại điện tử thay cho việc trao đổi trực tiếp với nhau bằng tiền mặt. Và Mobile Money là 1 lời giải cho những người buôn bán nhỏ như các bà bán rau, chị hàng cá...
Giải pháp nào thay thế tiền mặt?
Một giải pháp được nhắc tới đó là Mobile Money. Tại hội thảo về tiền điện tử trên thuê bao di động tổ chức mới đây, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, bản chất của Mobile Money là một dạng ví điện tử nhưng không có tài khoản ngân hàng và đối tượng được phép triển khai Mobile Money là các công ty viễn thông đã được cơ quan này cấp phép trung gian.
Việt Nam có nhiều lợi thế để áp dụng mô hình Mobile Money khi số người sử dụng điện thoại di động năm 2018 là hơn 70 triệu/hơn 96 triệu dân.
![]() |
Thanh toán qua điện thoại dự báo sẽ gia tăng |
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đây sẽ là giải pháp để người nghèo khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận các dịch vụ trên nền tảng Internet như y tế, giáo dục, tài chính, việc làm và an sinh xã hội. Dịch vụ này cho phép những người không có tài khoản ngân hàng gửi, rút, chuyển tiền bằng điện thoại của mình và thanh toán các hóa đơn, mua hàng hóa tại cửa hàng.
Trong kịch bản thúc đẩy kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra một số kiện nghị, trong đó có việc cho thí điểm Mobile Money trong quý I/2020.
Theo đó, nếu cấp phép dịch vụ Mobile Money cho các nhà mạng viễn thông, thì vùng phủ dịch vụ thanh toán điện tử sẽ mau chóng đến 100% người dân. Điều này sẽ thúc đẩy thương mại điện tử, các sàn giao dịch hàng hoá nông nghiệp, nhất là vùng xa, thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, thúc đẩy các công ty fintech, các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp tăng trưởng kinh tế.
Nếu Mobile Money sớm được thí điểm triển khai trong thời gian tới, các công ty viễn thông sẽ chính thức bước vào cuộc canh tranh thanh toán với nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với ngân hàng và các ví điện tử trên thị trường thanh toán điện tử.
Đại diện VNPT cho biết, đề án Mobile Money đã được Tập đoàn trình Bộ Thông tin và Truyền thông, NHNN, với mong muốn được phê duyệt sớm để có thể triển khai trong thời gian sớm nhất. Hiện VNPT có hơn 100.000 điểm bán trên toàn quốc có thể cung cấp ngay dịch vụ này.
Phía Viettel cũng cho hay, đơn vị này đã sẵn sàng thí điểm Mobile Money. Viettel có thế mạnh mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, với 60 triệu thuê bao di động trong nước, hơn 2.600 cửa hàng, bưu cục, siêu thị, hơn 270.000 đại lý/điểm bán và hơn 30.000 nhân viên phủ xuống đến xã, phường.
Tại chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu NHNN trình ngay quyết định cá biệt về việc thí điểm Mobile Money.
Trước đó, Chính phủ đã thúc giục việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ và thí điểm các mô hình dịch vụ thanh toán mới, trong khi chưa có quy định của pháp luật, để kịp thời bảo đảm công tác quản lý.
Mobile Money (tiền điện tử trên thuê bao di động) ra đời năm 2001, Philippines là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai. Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà khai thác di động (GSMA), hiện có 90 quốc gia đã và đang triển khai dịch vụ này, với gần 700 triệu tài khoản được đăng ký. Ngành công nghiệp Mobile Money hiện giao dịch trung bình 1 tỷ USD/ngày. Mobile Money thâm nhập thị trường nông thôn và số hoá chuỗi giá trị nông nghiệp. Tại các nước đang phát triển, khoảng 15% người trưởng thành có doanh thu từ bán nông sản, nhưng đa số nhận tiền mặt, một hình thức thanh toán rủi ro, không hiệu quả và bất tiện, cũng không thể bán nông sản cho một người ở xa. Mobile Money giúp người ở thành phố có thể mua một nải chuối ở vườn cây của một người cụ thể ở bất kỳ thôn bản nào trên toàn quốc, thậm chí ở cây nào trong vườn. Nông dân cũng nhờ đó mà bán được giá cao. Ông Alwaleed Alatabani, chuyên gia trưởng về tài chính của Ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam, đánh giá cao triển vọng của Mobile Money tại Việt Nam khi mô hình này có thể đưa các sản phẩm và dịch vụ tài chính về nông thôn nhờ khả năng phủ sóng của các nhà mạng, chứ không bị giới hạn bởi cơ sở hạ tầng thanh toán thường hiện diện tại các tỉnh thành lớn của các ngân hàng. Mobile Money cũng làm xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực số, những công ty khởi nghiệp công nghệ. |
Dưới đây là những điều cần lưu ý khi tiêu thụ một vài loại thực phẩm khô phổ biến.
Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô là một thực phẩm lành mạnh, nhưng nó cũng không phải là loại thực phẩm nên ăn nhiều. Bản chất trái cây sấy khô chứa nhiều chất xơ nhưng ăn quá nhiều chất xơ sẽ ảnh hưởng xấu đến ruột của bạn, đặc biệt nếu cơ thể bạn chưa quen với việc tiêu thực phẩm có nhiều chất xơ. Trái cây sấy khô có thể khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
Một trong những mối nguy hiểm khi ăn trái cây sấy khô bán sẵn là tiêu thụ phải chất sulfur dioxide. Sulphur dioxide là một chất khí có mùi khó chịu, được tạo ra từ than hoặc dầu đốt, và được sử dụng như một chất khử trùng, tẩy trắng hoặc bảo quản thực phẩm như là hoa quả sấy khô.
Sử dụng sulfur dioxide giúp trái cây duy trì màu sắc và hương vị của chúng, cũng như kéo dài thời hạn sử dụng.
Y văn tại Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ không xem xét sulfur dioxide là chất có hại cho sức khỏe con người nếu tiêu thụ với số lượng nhỏ, nhưng nếu tiêu thụ với số lượng lớn thì có thể cực kì nguy hại, ảnh hưởng tiêu hóa, ngộ độc, thậm chí gây tử vong.
Những người bị đường huyết cao, bị bệnh đường tiêu hóa càng không nên ăn các loại hoa quả sấy khô.
Măng khô
Hiện tượng ngộ độc măng xuất hiện rất phổ biến, song nhiều người vẫn lầm tưởng do triệu chứng đau ốm hoặc ngộ độc thực phẩm chứ ít ai nghĩ là do độc tố trong măng gây nên. Ngộ độc măng thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn và thường gây ra biểu hiện đau đầu, buồn nôn, tụt huyết áp… Một số người bị ngộ độc măng còn có thể bị ngất xỉu, lên cơn co giật, nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong măng tươi hay măng khô đều chứa độc tố, nhưng nếu sử dụng măng khô thì khả năng độc tố sẽ ít hơn, vì chất cyanide đã bị phân hủy khi được ngâm hoặc phơi khô.
Tuy nhiên măng khô không hẳn an toàn cho người sử dụng bởi khi bảo quản, người cung cấp sẽ tẩm thêm hóa chất độc hại như lưu huỳnh (chất diêm sinh) để bảo quản. Bên cạnh đó chính bản thân măng khô thường bị mốc cho nên cũng nảy sinh nhiều vi khuẩn độc hại.
Đối với măng khô, người tiêu dùng phải nhìn cảm quan xem có tươi vàng ánh đậm hay không, ngửi mùi không mốc, khi về nhà chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, ngâm luộc, rửa, chế biến. Kinh nghiệm cho thấy khi nếm măng có vị đắng cũng có nghĩa còn độc tố.
Hải sản khô
Tôm, tép hay các loại hải sản khác đều cung cấp một lượng đạm đáng kể, đặc biệt trong tôm khô, lượng đạm còn cao hơn nhiều lần so với tôm tươi, thịt bò.
Cụ thể trong kết quả nghiên cứu của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương thì trong 100g tôm khô có tới 75,6g đạm chưa kể các thành phần vi chất khác cao hơn nhiều lần so với tôm tươi, thịt bò hay thịt lợn. Bên cạnh đó hàm lượng muối khoáng, can-xi, phốt-pho, natri và kẽm cũng rất cao.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Giảng viên Khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội theo quy trình sơ chế các loại hải sản khô như cá khô, mực khô, tôm, tép khô hiện nay, khi phơi, người ta sẽ phun thuốc từ xa để ruồi khỏi bay vào chứ không phun trực tiếp lên sản phẩm.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, không loại trừ việc có một số người chế biến vẫn phun trực tiếp lên sản phẩm trong quá trình sơ chế hoặc một số người dùng các hóa chất bảo quản với liều lượng không đúng dẫn đến mất an toàn thực phẩm. Do đó, để làm rõ sản phẩm đó có hóa chất diệt ruồi, kiến hay không cũng như có đảm bảo hợp vệ sinh an toàn thực phẩm không cần phải lấy mẫu và làm các xét nghiệm cụ thể mới có thể khẳng định.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thực phẩm khô nếu không bảo quản đúng cách sẽ dễ bị mốc và nấm mốc. Do vậy vấn đề bảo quản, không sử dụng các thực phẩm đã bị hỏng, bị nấm mốc là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa trong việc hạn chế tần suất xuất hiện bệnh ung thư gan nguyên phát. Nguyên tắc hàng đầu trong bảo quản thực phẩm khô là bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có nên bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh. Để giữ thực phẩm khô lâu bị ẩm mốc, dù là phơi hay đã sấy, phải để trong tủ lạnh (ngăn mát đựng rau quả), bao ngoài bằng lớp giấy báo hoặc giấy hút ẩm, kế đến là bao ni-lông cột chặt miệng lại. Chỉ chọn đồ khô chế biến ở Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng, mua hàng tại các cơ sở có uy tín như siêu thị, đại lý ủy quyền. Đặc biệt, đối với những thực phẩm hải sản khô, sau khi mua về nên phơi lại 2-3 nắng cho thật khô Không mua thực phẩm được tẩy quá trắng hoặc nhiều màu sắc vì loại này thường sử dụng quá nhiều hóa chất. |
(Theo Trí Thức Trẻ)