"Nguyễn Quang Hải đang khám phá một thứ bóng đá mới mẻ", là lời nhận xét của HLV Didier Tholot với tân binh người Việt Nam. Chiến lược gia người Pháp khẳng định Quang Hải đang chơi tốt dần lên.
Một tin vui với Quang Hải trước trận gặp Sochaux tại vòng 4 Ligue 2, đó là Pau FC vừa chiêu mộ thành công tiền đạo Mohamed Yattara. Chân sút 29 tuổi của Guinea từng được đào tạo tại Olympique Lyonnais, chơi hơn 200 trận ở Ligue 1 và Ligue 2, trong đó đáng chú ý là khoác áo Lyon ở mùa giải 2014/2015.
Việc Pau FC tăng cường thêm Yattara giúp Quang Hải có một đối tác chất lượng trên hàng công. Ở cả ba trận vừa qua, số 19 rất khó tìm được tiếng nói chung với các tiền đạo của Pau.
Bên cạnh đó, Quang Hải và các đồng đội được trở về sân nhà Nouste Camp tiếp đón Sochaux ở vòng 4 Ligue 2. Trước đó, Pau FC phải thuê Stade du Hameau ở vòng 2 do sân Nouste Camp đang trong quá trình sửa chữa.
Có nhiều động lực, và nếu được HLV Tholot tiếp tục trao cơ hội đá chính, Quang Hải sẽ phát huy được hết tài năng, thậm chí toả sáng giúp Pau giành chiến thắng.
Sochaux hiện xếp ngay dưới Pau FCvới chỉ 1 điểm sau 3 trận. Đây là đối thủ rất "vừa miếng" với Quang Hải và các đồng đội. Trận đấu giữa Pau FC và Sochaux sẽ diễn ra vào 0h00 ngày 21/8 (giờ Việt Nam).
" alt=""/>Pau FC vs Sochaux: Tin cực vui cho Quang HảiCột mốc lịch sử mang tên Hoàng Xuân Vinh
Hàng triệu người Việt Nam như phát điên khi Hoàng Xuân Vinh giành tấm HCV ở nội dung 10m súng ngắn. Chưa hết, xạ thủ Quân đội còn giành thêm tấm HCB ở nội dung 50m súng ngắn bắn chậm. Tấm HCB này cũng quý chẳng kém gì HCV, bởi có huy chương ở sân chơi Olympic rất khó.
Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh đã phải dùng từ "phi thường" để nói về chiến tích của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympic 2016: “Tôi đã nói rằng nếu như các VĐV đoàn thể thao Việt Nam mà không đạt được đấu thành tích trên đấu trường Olympic đó là bình thường, và nếu như họ giành được, đặc biệt là như Hoàng Xuân Vinh giành được HCV thì đó là một điều phi thường. Bởi lẽ ở đấu trường ấy tất cả những con người tinh hoa nhất, tài năng nhất tập trung ở đấy và họ được điều kiện đầu tư chăm sóc có hệ thống và một nền khoa học”.
Hoàng Xuân Vinh tạo nên trang sử vàng son cho thể thao nước nhà |
So với mức đầu tư cho một VĐV giành HCV ở các nước khác Hoàng Xuân Vinh chỉ bằng 1/5, thậm chí 1/10, đơn cử như mỗi ngày xạ thủ này chỉ có hơn 100 viên đạn để tập bắn, trong khi đó các đối thủ của anh được bắn gần như thoải mái.
Tuy thiếu thốn rất nhiều về trang bị do sự tốn kém trong chi phí tập luyện mà môn bắn súng mang lại, nhưng Hoàng Xuân Vinh vẫn thể hiện sự kiên cường đáng nể để giành huy chương Olympic. Đó là điều khiến tấm HCV của anh chính là “Vàng mười”.
Chiến thắng của Hoàng Xuân Vinh, chắc chắn sẽ tạo nên một cú hích lớn với thể thao nước nhà. Đó là sự thay đổi nhận thức, chúng ta phải dám tin rằng TTVN sẽ chơi được ở sân chơi Olympic. Quan trọng hơn, tấm HCV của Hoàng Xuân Vinh vượt qua cả khuôn khổ của thể thao đơn thuần, đó là người Việt Nam hoàn toàn có thể dẫn đầu trên nhiều lĩnh vực. Nói Hoàng Xuân Vinh đã tạo nên một cột mốc mới là vì thế!.
Olympic vẫn là sân chơi quá tầm
Với 1 HCV (lập kỷ lục), 1 HCB của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, đoàn TTVN đã có một kỳ Olympic thành công về mặt thành tích. Tuy nhiên, trong khi bắn súng lập chiến công lịch sử khiến các nhà quản lý và người hâm mộ ngây ngất, thì vẫn còn đó những thất bại cần phải được mổ xẻ để rút kinh nghiệm. Nói cách khác, TTVN chưa thể có một kỳ Thế vận hội thành công trọn vẹn khi rất nhiều các gương mặt đã không thể chiến thắng chính mình.
Trong các thất bại của VĐV Việt Nam ở sân chơi Olympic, lực sĩ Thạch Kim Tuấn để lại sự thất vọng nhất, thậm chí còn là cú sốc lớn. Nói như Trưởng bộ môn Cử tạ Đỗ Đình Kháng, đây là thất bại “kinh hoàng” của Cử tạ Việt Nam.
Nhưng vẫn còn đó những thất bại cần được mổ xẻ |
Ông Kháng cho biết mình xin chịu toàn bộ trách nhiệm về thất bại của Kim Tuấn, nhưng có lẽ điều cần thiết lúc này chính là chúng ta có sự động viên kịp thời để Thạch Kim Tuấn sớm ổn định tâm lý tiếp tục tập luyện, thi đấu. Quan trọng hơn, cử tạ Việt Nam cần rút ra bài học về công tác chuẩn bị cho một sân chơi lớn như Olympic.
Ngoài Thạch Kim Tuấn, những Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thành Ngưng (điền kinh), Hoàng Quý Phước (bơi), chỉ mong phá được kỷ lục của bản thân cũng không nổi. Phan Thị Hà Thanh, Phạm Phước Hưng (TDDC) đều thất bại. Đô vật Vũ Thị Hằng thậm chí còn không thể vào thảm tranh tài vì bất ngờ tái phát chấn thương. Đồng đội của Hằng là Á quân ASIAD Nguyễn Thị Lụa thua “lấm lưng” đối thủ người Senegal ở hạng 53kg.
Trong số 23 VĐV Việt Nam tham dự Olympic, ngoài màn thi đấu xuất thần của Xuân Vinh, thì chỉ có võ sĩ judo Văn Ngọc Tú vượt qua vòng 1 hay kiếm thủ Vũ Thành An có một trận thắng trước nhà vô địch thế giới là hai trường hợp hiếm hoi vượt lên chính mình.
Ở một sân chơi lớn tầm cỡ Olympic, việc thi đấu và cọ xát là yếu tố quan trọng, giúp mỗi VĐV trưởng thành hơn về tâm lý cũng như chất lượng chuyên môn. Tuy nhiên, nếu cứ mỗi kỳ Olympic chúng ta lại chỉ tham dự với mục tiêu học hỏi, cọ xát là chính, thì thể thao Việt Nam sẽ khó đi lên. Điều này cũng có nghĩa, mỗi thất bại cần được chúng ta nhìn nhận nghiêm túc để rút ra những bài học.