Các đội tham gia diễn tập vừa phải thực hiện vai trò của kẻ tấn công, phát hiện các lỗ hổng hoặc điểm yếu của các máy chủ, thực hiện khai thác và chiếm quyền truy cập, vừa thực hiện vai trò của bên phòng thủ, tiến hành vá các lỗ hổng hoặc khắc phục các điểm yếu để không bị khai thác.
Chương trình diễn tập Cụm 7 được tổ chức theo hình thức CTF (Capture The Flag), đòi hỏi các đội tham gia phải giải quyết các yêu cầu từ dễ đến khó dựa trên các thông tin/dữ liệu được Ban tổ chức cung cấp, gửi đáp án lên hệ thống để được nhận điểm tấn công, điểm phòng thủ, và điểm sẵn sàng đảm bảo các đội phải duy trì máy chủ hoạt động liên tục và không gián đoạn việc cung cấp dịch vụ.
Mô hình diễn tập qua hình thức CTF là thách thức và tạo động lực cho các đội trong việc cạnh tranh với nhau và cạnh tranh chính mình để xử lý nhanh nhất và chính xác các yêu cầu, không chỉ rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên môn mà phải lưu ý về thời gian xử lý, hạn chế gián đoạn dịch vụ đang cung cấp.
Qua diễn tập, không những có cơ hội thực hành xử lý tình huống thường gặp trong thực tế, các cán bộ kỹ thuật của các đơn vị trong Cụm 7 còn được huấn luyện kỹ năng khi tham gia đồng thời 2 vai: tấn công - khai thác hệ thống và phòng thủ - khắc phục các điểm yếu để không bị khai thác.
Ngoài ra, đây còn là dịp để các cán bộ kỹ thuật gặp gỡ, trao đổi, phối hợp hỗ trợ lẫn nhau cũng như tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng ứng phó xử lý sự cố cho đơn vị, cho bản thân.
Xem xét thành lập Nhóm kỹ thuật nòng cốt của Cụm mạng lưới
Trong chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục ATTT, Bộ TT&TT nhận định, trong xu thế chung triển khai ứng dụng CNTT sử dụng mạng kết nối toàn cầu, nguy cơ mất an toàn của các hệ thống thông tin là hiện hữu và ngày càng tăng về số lượng cũng như mức độ đa dạng, phức tạp của các kiểu tấn công.
![]() |
Theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Giám đốc VNCERT/CC, trong năm 2020, Bộ TT&TT đã tổ chức chuỗi chương trình diễn tập bảo đảm an toàn thông tin cho 7 Cụm mạng lưới gồm 62/63 tỉnh thành phố. |
“Đảm bảo ATTT đã trở thành một vấn đề quan trọng và không thể thiếu khi triển khai các hệ thống thông tin, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng, thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, ông Nguyên nhấn mạnh.
Đại diện VNCERT/CC cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1622 năm 2017, trong năm 2020, Bộ TT&TT đã tổ chức chuỗi chương trình diễn tập bảo đảm ATTT, ứng cứu sự cố cho 7 Cụm mạng lưới trong cả nước.
Mục tiêu tổ chức diễn tập là để các Cụm mạng lưới ứng cứu sự cố có thể triển khai các hoạt động phối hợp của các thành viên trong Cụm, cập nhật và bổ sung kỹ năng đảm bảo ATTT cho cán bộ kỹ thuật và tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng và trong các cơ quan tổ chức về việc đảm bảo ATTT.
Thời gian tới, để nâng cao năng lực phối hợp và ứng cứu sự cố, đại diện VNCERT/CC đề nghị Cụm mạng lưới và các đội ứng cứu sự cố của các tỉnh, thành phố thường xuyên triển khai các hoạt động phối hợp giữa các thành viên trong Cụm.
Đồng thời, xem xét triển khai mô hình thành lập Nhóm kỹ thuật nòng cốt của Cụm mạng lưới từ các cá nhân có kỹ năng và chuyên môn về ATTT, ứng cứu sự cố trong Cụm. Nhóm này sẽ giúp các đơn vị trong Cụm trong việc tư vấn và hỗ trợ xử lý các nguy cơ - sự cố ATTT, chia sẻ và hỗ trợ nâng cao kinh nghiệm lẫn nhau.
Với các đội ứng cứu sự cố của các tỉnh, thành phố, các hoạt động được khuyến nghị là huấn luyện cho cán bộ CNTT của các đơn vị trên địa bàn kỹ năng phát hiện và xử lý các sự cố ở mức cơ bản; tăng cường phối hợp với Cụm mạng lưới, cơ quan điều phối quốc gia trong việc chia sẻ thông tin về các nguy cơ mới, các sự cố phát hiện được và tham gia xử lý các sự cố cụ thể để nâng cao năng lực.
Ngoài ra, các đội ứng cứu sự cố của các tỉnh, thành phố cũng được đề nghị tham gia với các tổ chức tại địa phương để thực hiện Quyết định 1907 ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về ATTT giai đoạn 2021-2025”.
Vân Anh
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa công bố 10 sự kiện được cơ quan này nhận định là tiêu biểu, nổi bật của an toàn, an ninh mạng Việt Nam trong năm 2020.
" alt=""/>9 tỉnh, thành phía Nam diễn tập chống tấn công vào hệ thống mạng, máy chủ![]() |
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh được coi như “hiện tượng văn học” trong những năm gần đây - với 3 tiểu thuyết đình đám: "Hồ Quý Ly” (năm 2000), "Mẫu thượng ngàn” (năm 2006), "Đội gạo lên chùa” (năm 2011). Ông dịch nhiều mảng, trong khi vốn được đào tạo từ trường y khoa, và trước đó là tú tài toán.
Cuộc trò chuyện lần này với ông bắt đầu từ cuốn sách khó dịch mà ông mới hoàn thành sau gần một năm – “Sự hình thành biểu tượng ở trẻ nhỏ” của tác giả Jean Piaget (Jean Piaget 1896 – 1980, nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ, nổi tiếng về những nghiên cứu nhận thức luận với trẻ em).
“Khi đọc Piaget, tôi mới hiểu ra một điều rất cơ bản: Con người trong quá trình khám phá thế giới, nó đã tự mình tạo nên kiến thức, nó đã tự mình tạo nên thế giới của mình. Còn giáo dục chỉ là sự giúp đỡ để con người có thể tự học, để con người tự khai sáng cho mình”.
Không thể đi xa nếu chỉ trông vào trường lớp
- Luận điểm con người tự khai sáng cho mình, con người tự làm ra chính mình đã được Piaget chứng minh rất khoa học cho suốt cuộc trưởng thành của trẻ từ lúc sơ sinh cho đến khi lớn lên thành một thiếu niên.
Điều này khi chưa có luận thuyết của Piaget, con người vẫn đã tiến hành như thế, có nghĩa đó đã là quy luật. Từ thời sơ khai con người đã tự học. Khi có chữ, con người vẫn tự học.
Thời hiện đại, trong đời sống ta gặp nhan nhản những con người tự học, ai ai cũng phải tự học cả nếu muốn có năng lực làm việc.
Tôi nhìn vào thế hệ chúng tôi thì thấy rõ điểm này. Thế hệ chúng tôi là thế hệ cũ, bị ảnh hưởng do chiến tranh, không được đào tạo bài bản. Chúng tôi có được chút năng lực làm việc nào đều là nhờ các cá nhân nỗ lực tự học tự đào tạo. Chính bản thân chúng tôi đã tạo ra chúng tôi.
Cứ coi như thế hệ các ông do hoàn cảnh mà bắt buộc phải tự học, còn thế hệ trẻ ngày nay với điều kiện đã khá đủ đầy, thì việc tự học còn quan trọng tới đâu?
- Những bạn trẻ ngày nay, muốn tiến xa, muốn có năng lực làm việc thì cũng phải thường xuyên tự học. Có tự học thì cái học mới sâu sắc. Thấy cần gì nhất thì học cái ấy. Tìm mọi cách để mà tìm hiểu.
Nhu cầu tự nhiên do ta tự do chọn lựa sẽ cho ta một động cơ để ta lấp đầy những chỗ ta thiếu, để ta tự do tự tạo ra chính bản thân ta.
Jean Piaget là người tự học vĩ đại - những người sáng tạo đều thế cả. Ông hầu như đã đọc hết những sách quan trọng của thời đại ông sống. Trong sách của ông, ta thấy trích dẫn những tên tuổi như Groos, Wundt, Claparède, Binet, Wallon, Buytendijk, Freud, Siberer, Adler, Jung... cùng nhiều người khác. Không những ông chỉ đọc mà ông còn đối thoại để tán thành để phản biện. Đối với ông chân lý là tối thượng. Dù một tác giả có uy tín đến thế nào, nếu thấy không đúng cũng phải phản biện. Ông đã giành rất nhiều trang sách để đối thoại với Groos, với Freud, với Jung… Chỉ với tinh thần khoa học, dân chủ, không giáo điều ấy, ông mới có thể sáng tạo.
Vậy thì, vai trò của trường lớp, của người lớn là gì, để trẻ phát huy được tinh thần tự học, thưa ông?
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông còn có bút danh Đào Nguyễn. Ông đã nhận 3 giải thưởng - Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 1998 - 2000, Giải thưởng Thăng Long của UBND TP, Hà Nội 2002, Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2001 - cho tiểu thuyết “Hồ Quý Ly”. Tiểu thuyết “Mẫu thượng ngàn” nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2006. Tiểu thuyết "Đội gạo lên chùa” đã dành vị trí cao nhất giải thưởng Hội Nhà văn 2011. |
- Công việc giáo dục không phải là việc giảng cho trẻ em, mà là làm cho nó trải nghiệm được quá trình nhận thức.
Điều do người khác giảng giải sẽ trượt qua ngay. Phải đào sâu suy nghĩ kiến thức mới hình thành vững chãi.
Việc học của nước ta trước đây chịu ảnh hưởng của Nho giáo, học là sự nhắc lại kinh nghiệm của người xưa. Đứa trẻ được coi là thông minh nhất là đứa trẻ nhớ được nhiều nhất, chứ không phải sáng tạo nhất.
Cái căn bản vẫn là chuyện triết lý giáo dục. Phải đào tạo người độc lập sáng tạo chứ không phải đào tạo người chủ yếu nghe, hay con người của nền công nghiệp.
Người lớn phải dẫn dắt trẻ em bằng các phương pháp. Làm sao để các cháu nhận ra được kiến thức, thực hiện được qua sự dẫn dắt của người thầy, và đến khi trưởng thành, vào đại học có thể tự học.
Ngay cả người lớn cũng phải có ý thức về việc tự học của bản thân.
Học, tự học, khai dân trí để cuối cùng vẫn là có lối sống hiện đại. Đó là lối sống tôn trọng mình và tôn trọng cả người khác. Con người hiện đại không hề là con người chỉ nghĩ cho mình.
Đọc truyện chưởng không sao
Việc đọc sách gần đây đang được quan tâm trở lại. Theo ông, để trẻ em thích đọc sách, người lớn phải làm gì?
- Thói quen đọc sách phải được tạo lập từ nhỏ.
Mọi người hay nói rằng trước đây không có phương tiện giải trí gì nên nhiều người đọc sách, nhưng thực tế, khi đó có phải ai cũng đọc đâu. Cũng như bây giờ, nhiều phương tiện giải trí khác chi phối trẻ, nhưng vẫn có em say mê đọc sách.
Khi trẻ em đọc sách, người lớn nên hướng dẫn các em biết cách đối thoại, so sánh, phản biện, hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng, các tầng ý nghĩa. Khi đọc một quyển sách cần có thời gian suy nghĩ, qua động tác đọc mới có đối thoại, tán đồng hay phản đối được. Và khi đó mới có được sự thu hút khi đọc một quyển sách, để hình thành một thói quen đọc sau này.
Còn người lớn tuỳ theo nghề nghiệp, mục đích nghề nghiệp mà lập ra chương trình đọc cho mình.
Ông có thể đề xuất một mục lục sách mà phụ huynh nên giúp con tìm đọc, có thể trước mắt là trong mùa hè này?
- Cái này thì mỗi người một ý thích.
Ví dụ như tôi, khi còn nhỏ đọc sách khá “bừa bãi”. Mới 12 tuổi đã đọc Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách, Thủy Hử, Tam Quốc… Những câu chuyện phiêu lưu kỳ thú, tạo óc tưởng tượng cho con người.
Nhưng cuốn sách “vỡ lòng” của tôi là cuốn chuyển ngữ Lá thu rơi của Tô Hoài. Chẳng phải đây là cuốn sách quá hay, nhưng khi đó tôi đọc thấy thương, còn khóc nức nở.
Khi bị xúc động bởi một cuốn sách tức là mình đang trải nghiệm. Câu chuyện đánh vào cảm xúc của con người, tạo nên sự xúc động trong con người, đó là ý nghĩa của việc viết văn.
Chọn sách cho con, như trước đây có Tâm hồn cao cả, hay những cuốn sách trong sáng động chạm đến xúc cảm của con người. Sách của các nhà văn Trần Hoài Dương, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài… cũng có văn phong trong sáng.
Tuy nhiên, với tôi trẻ con đọc truyện chưởng không sao, cũng lành mạnh, phân biệt rõ quân tử, nguỵ quân tử.
Thậm chí, với trẻ con, khi chịu đọc một cuốn sách dày đã là một sự tiến bộ.
Có những cuốn sách phải đọc nhiều lần trong đời. Với những tác giả đã đến mức cổ điển, mỗi lần đọc sẽ có phát hiện mới.
Xin cảm ơn ông.
“Đời tôi là những cuộc tự học nối dài. Tôi vốn đi học muộn, mới 14 tuổi do chiến tranh phải tản cư mất gần 2 năm. Tới lúc hồi cư về Hà Nội, tôi học một năm hai lớp, thậm chí có năm ba lớp để đua với thời gian, bù lại những năm tháng bị mất. Nếu chỉ dựa vào thầy thì coi như vứt đi rồi. Lâu dần thành thói quen tự học. Đến năm 1951 tôi vào Đại học Y. Học 2 năm thì đi bộ đội. Sau này, tôi luôn đặt chương trình tự học cho bản thân. Từ những năm 60 đã lên chương trình năm nay văn học Anh, năm sau văn học Mỹ, năm sau triết học phương tây… Tuỳ công việc viết văn của mình mà phải xây dựng cho mình cơ sở nhân văn với mọi cách, từ đào sâu suy nghĩ, nhờ chuyên gia, nhưng tự đọc sách là nhiều. Và dịch sách cũng là một cách tự học” - nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. |