Cách Seoul 7.000 dặm, các chuyên gia Hàn Quốc ở Washington cũng cảm thấy mứcđộ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Họ đồng ý rằng Triều Tiên có thể gây hấnbất cứ lúc nào, và thừa nhận rằng rất khó để dự đoán khi nào việc đó sẽ xảy ra.
"Để nhận ra mục đích thực sự của Triều Tiên trong các màn súng ống tung hỏamù thế này luôn rất khó, nhưng các hành động gần đây cho thấy rất nhiều khả năngsẽ có một cuộc tấn công vào quân đội Hàn Quốc và các mục tiêu dân sự" - nhànghiên cứu cấp cao Bruce Klingner tại Quỹ Heritage nói.
Các đe dọa quân sự của Bình Nhưỡng những tuần gần đây rất nặng nề và thậm chíđáng lo ngại dựa trên tiêu chuẩn chiến thuật tuyên truyền đặc thù của quốc gia này.
Các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn đãkhiến Bình Nhưỡng bị kích động mạnh. Họ đe dọa tiến hành chiến tranh hạt nhân,biến Hàn Quốc thành tro bụi và nã hỏa tiễn vào các căn cứ quân sự Mỹ tại Guam,cũng như Hawaii và đất liền của Mỹ.
Ông Klinger vốn là người làm việc lâu năm trong cộng đồng tình báo Mỹ, đã đặtra khả năng vị lãnh đạo trẻ Kim Jong Un chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ có 'tínhtoán sai lầm' nào đó.
Có thể thành công từ vụ phóng tên lửa tầm xa và thử hạt nhân hai thángtrước đây đã làm ông Kim quá phấn chấn.
"Vì các cảnh báo này thật sự đáng sợ nên Triều Tiên có thể sẽ tiến hành thêmmột cuộc tấn công ở mức độ chiến thuật nữa để đạt được các mục tiêu của họ chứkhông phải là liều mình vào một cuộc tấn công hạt nhân" - Klinger nói thêm.
Năm 2010, tàu chiến của Hàn Quốc bị đánh chìm và Seoul đổ cho Bình Nhưỡng làthủ phạm. Tiếp đó là một vụ nã pháo từ Triều Tiên vào đảo biên giới của HànQuốc, khiến Hàn Quốc thiệt hại về người.
![]() |
Máy bay ném bom tàng hình B-2 và B-52 của Mỹ có mặt tại Hàn Quốc khiến cho Triều Tiên càng giận dữ. |
Tuy nhiên, ông Larry Niksch, một người theo dõi lâu năm về tình hình TriềuTiên lại cho rằng: những sự huyên náo của Bình Nhưỡng không có nghĩa là họ sẽkhiêu chiến ngay lập tức.
"Trước kia, Triều Tiên từng tấn công Mỹ và Hàn Quốc trong giai đoạn tương đốiyên ắng mà ít hoặc không cảnh báo gì cả" - Giáo sư Niksch thuộc Trung tâm Nghiêncứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết.
"Trong tình huống đó (ở các giai đoạn tương đối yên ả), Triều Tiên có yếu tốbất ngờ khi binh lính đối phương xả hơi. Nếu như Triều Tiênhạ giọng thì tôi còn thấy lo hơn" - ông Niksch nói.
Còn nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Đông - Tây Denny Roy lại đồng tìnhrằng Bình Nhưỡng có thể sẽ cẩn trọng hơn, đặc biệt là khi Seoul đã tuyên bố kếhoạch đáp trả quân sự trong các cuộc tấn công trong tương lai.
Hiện tại, hàng chục ngàn binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ đang tập trận chung có tênĐại bàng non.
"Nếu Bình Nhưỡng cẩn trọng hơn, họ có thể chọn một kiểu gây hấn gián tiếp, cóthể là ít sát thương hơn, hoặc có thể không bị quy cho là chính phủ Triều Tiêngây nên" - ông Roy giả định.
Một nguồn tin trong chính quyền cấp cao ở Seoul nói rằng không có các dấuhiệu nhất quán nào cho thấy Triều Tiên thực sự gây hấn.
Nguồn tin này nói trên tờ Yonhap rằng vẫn chưa thể loại trừ khả năng TriềuTiên sẽ tránh các biện pháp gây hấn thêm nữa và tạo nên bầu không khí đối thoại.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải chờ tới khi cuộc tập trận giữa Hàn Quốc và Mỹkết thúc vào ngày 30/4 tới để có thể cảm nhận rõ xem liệu căng thẳng về mặt quânsự có kéo dài thêm hay là các cuộc đàm phán sẽ được nối lại" - nguồn tin nàynhận định.
Lê Thu (theo Yonhap)
Các tin liên quan |
Lãnh đạo Triều Tiên lệnh sẵn sàng tấn công Mỹ Máy bay ném bom B-2 Mỹ đổ dầu vào chảo lửa Triều Tiên Khói lửa đạn pháo rợp trời Triều Tiên Mỹ 'kiên định' ủng hộ Hàn Quốc chống Triều Tiên Triều Tiên cảnh báo Tổng thống Hàn Quốc 'ăn nói cẩn thận' |
Về thiếu giáo viên, Bộ trưởng cho biết từ nay đến năm 2026 cần bù đắp 107.000 giáo viên.
"Con số này còn có thể biến động trước tình hình giáo viên nghỉ việc chứ không đứng yên. Đây là số lượng được tính toán cần bù đắp để đảm bảo duy trì hoạt động dạy và học bình thường, và hơn thế là thực hiện các mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng".
Nguyên nhân, theo Bộ trưởng, do nhiều năm trước đã không đủ giáo viên, số lượng bỏ việc, giảm biên, nhiều năm không tuyển, tuyển ít hơn nghỉ hưu, do thừa thiếu cục bộ, khó điều tiết và do tăng dân số tự nhiên…
Từ tháng 9/2015, tổng số học sinh có trên 19 triệu, nhưng đến tháng 9/2022 số học sinh là trên 23 triệu. Trong khi đó, số giáo viên 9/2015 là 1,156 triệu, đến tháng 9/2022 có 1,227 triệu. Số giáo viên sau 7 năm chỉ nhích hơn 100.000 trong khi học sinh tăng trên 3 triệu. Bộ trưởng cho rằng "Đây là thiếu giáo viên do tăng dân số tự nhiên".
Bên cạnh thiếu giáo viên do biến động dân số, do dịch bệnh cũng khiến nhiều trường mầm non phải đóng cửa. Do nhu cầu phổ cập mầm non, muốn nâng cao chất lượng không thể duy trì số học sinh quá lớn trên lớp, nếu 60-65 học sinh trên lớp học thì rất khó nâng cao chất lượng dạy và học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thiếu giáo viên.
Ngoài ra, thiếu giáo viên còn do thời gian dài không tuyển được, thiếu nguồn tuyển…
Vừa qua Bộ Chính trị duyệt giao 65.000 chỉ tiêu từ nay tới năm 2026. Riêng năm 2022 duyệt biên chế 27.850 giáo viên, các Sở Nội vụ phối hợp Sở GD-ĐT các tỉnh bắt đầu tuyển dụng giáo viên.
Bộ trưởng cũng lưu ý ngoài chỉ tiêu mới, các tỉnh tuy thiếu chỉ tiêu nhưng vẫn tồn đọng trên 10.000 chỉ tiêu cũ chưa tuyển được. Ông đề nghị các địa phương vừa tuyển số cũ, vừa tuyển số mới để đáp ứng yêu cầu. Trong số 65.000 chỉ tiêu sẽ tuyển, Bộ trưởng Sơn mong ngành Nội vụ phối hợp với bộ ngành dồn chỉ tiêu cho các năm 2023, 2024. Đây là các năm nhu cầu giáo viên cho các môn học mới rất lớn, nếu đợi sau thời điểm này việc tuyển giáo viên không còn ý nghĩa.
Ông Sơn nhấn mạnh "các địa phương cần tuyển ngay, tránh dồn 2, 3 năm mới tuyển".
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, theo Bộ trưởng Giáo dục, một trong những chính sách quan trọng còn là tăng lương. Đây là giải pháp quan trọng giải quyết đời sống và tâm lý cho giáo viên yên tâm công tác.
Bộ trưởng cũng cho hay giáo viên thiếu và bỏ việc nhiều nhất là giáo viên mầm non, chiếm trên 40%. Ông đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non. Hiện nay phụ cấp này là 35%, vì vậy đề nghị tăng nhóm này tương tự phụ cấp ưu đãi y tế cấp cơ sở lên 100%, nếu không thì tăng tối thiểu lên 70% ngang mức ưu đãi cũ của y tế cấp cơ sở.
“Ngành GD-ĐT đề nghị và hết sức mong muốn nâng phụ cấp ưu đãi, đặc biệt với giáo viên mầm non”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Ông Sơn cũng cho rằng cần phải cân nhắc việc giảm biên chế 10% với giáo viên, đề nghị các địa phương giám sát, thanh tra, kiểm tra đảm bảo công khai, minh bạch, tránh tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên.
Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Bộ trưởng trả lời vấn đề SGK, học phí bằng văn bản sau.