Thông qua cách tiếp cận toàn diện về xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển khu đô thị, trọng tâm mà Gamuda Land Việt Nam nhắm đến là phát triển một cộng đồng bền vững và một môi trường sống lành mạnh. Do đó, dự án này dành nhiều quỹ đất cho không gian sinh thái, hệ thống cây xanh, khu dạo bộ và chốn vui chơi, thư giãn ngoài trời.
![]() |
Ông Dennis Ng - Tổng Giám đốc Gamuda Land Việt Nam |
Ông Dennis Ng - Tổng Giám đốc Gamuda Land Việt Nam cho biết: “Trong bối cảnh mới, Gamuda Land luôn trăn trở làm thế nào để làm ngày càng tốt hơn, liên tục nâng cấp và phát triển dự án khu đô thị. Chúng tôi hướng đến xây dựng hệ sinh phát triển bền vững, chứ không chỉ là xây dựng những khu đô thị xong sau đó rời đi”.
Nắm bắt cơ hội ở thị trường tiềm năng
Theo ông Dennis Ng, Việt Nam là một thị trường tiềm năng, không chỉ với Gamuda Land mà còn với các doanh nghiệp đầu tư bất động sản khác từ nước ngoài. Trong đó, 3 yếu tố hàng đầu tác động đến hoạt động đầu tư của Gamuda Land ở thị trường Việt Nam là: sự ổn định về chính trị; sự phát triển của nền kinh tế; quy hoạch hạ tầng cũng như các yếu tố liên quan đến khu đô thị và vùng phụ cận.
Thời điểm đầu tư vào Việt Nam, Tập đoàn Gamuda đã nhìn thấy những điểm tương đồng về tiềm năng của thị trường Việt Nam và Malaysia. Đặc biệt, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã tạo nhu cầu về nhà rất lớn. Điều này mở ra những cơ hội đầu tư “vàng” không chỉ nhà phát triển bất động sản ở Việt Nam mà cả nhà phát triển bất động sản đến từ Malaysia.
“Đó cũng là lý do ngày càng có nhiều nhà đầu tư bất động sản từ Malaysia tìm đến thị trường Việt Nam. Gamuda Land cũng không ngừng tìm kiếm những cơ hội đầu tư tại Việt Nam”, ông Dennis Ng bày tỏ.
![]() |
Đại diện Gamuda Land Việt Nam giới thiệu tới Bộ trưởng Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia (MITI) Mohamed Azmin Ali về dự án Gamuda City |
Ông Dennis Ng cho biết, trên hành trình phát triển, Gamuda Land Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức như: khác biệt về môi trường đầu tư, văn hóa, môi trường, ngôn ngữ… “Thế nhưng thách thức luôn đi kèm với cơ hội. Bởi lẽ, Gamuda Land xây dựng không chỉ một ngôi nhà bằng gạch xi măng mà là một ngôi nhà sinh thái đúng nghĩa”, vị tổng giám đốc khẳng định.
Bước đầu tham gia vào thị trường Việt Nam, Gamuda Land không ngay lập tức xây dựng các dự án khu đô thị. Doanh nghiệp đầu tư nhà máy nước thải Yên Sở, xây dựng công viên Yên Sở, sau đó mới là các phân khu thuộc dự án. Các công trình đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị phía nam Hà Nội.
Hướng đến những giá trị sống bền vững
Kiên tâm trên hành trình kiến tạo giá trị sống bền vững, ông Dennis Ng cho biết, hướng đi của Gamuda Land luôn là “hoàn thiện hạ tầng trước, xây dựng tiện ích và sau cùng là xây dựng khu dân cư”.
Hướng đi này đã tạo nên sự đặc biệt của các dự án khu đô thị của Gamuda Land trên thị trường. Tại đây, cư dân tương lai sẽ được sống trong một “vòng bảo vệ” an toàn: đảm bảo về an ninh, cây xanh, tiện ích hạ tầng.
![]() |
Một góc dự án Gamuda City tại Hà Nội của chủ đầu tư bất động sản đến từ Malaysia |
“Và câu chuyện không chỉ dừng ở đấy, Gamuda Land liên tục nâng cấp và phát triển để dự án khu đô thị ngày càng tốt hơn. Hướng đến xây dựng hệ sinh thái phát triển bền vững”, CEO Gamuda Land Việt Nam khẳng định.
Những cam kết trên được thể hiện với định hướng phát triển các yếu tố lên quan đến ESG (môi trường, xã hội và quản trị), sự phát triển win - win, mang đến những giá trị sống tích cực, bền vững cùng thời gian.
Thời gian tới, Gamuda Land dự định phát triển dự án mới ở Bình Dương. Doanh nghiệp cũng đang tìm kiếm quỹ đất ở khu vực vùng ven TP.HCM như: Long An, Đồng Nai. Ở thị trường miền Bắc, doanh nghiệp này đang tìm kiếm cơ hội ở các thị trường như: Đông Anh (Hà Nội), Hưng Yên.
Đặc biệt, trong bối cảnh mới, Gamuda Land vẫn tập trung mục tiêu hướng đến xây dựng hạ tầng, trong đó có sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng tốc độ cao (MRT).
Doãn Phong
" alt=""/>Gamuda Land Việt NamCách đây gần 2 năm, anh Hậu không may bị tai nạn hy hữu tại nhà. Bình nước 500ml rơi trúng người khiến anh bị gãy 3 đốt sống lưng. Do hoàn cảnh quá khó khăn, anh chỉ được điều trị ở các bệnh viện tại địa phương trong khoảng 3 tháng, sau đó đưa về nhà, nằm một chỗ.
![]() |
Bởi anh Hậu có vóc dáng cao to nên việc chăm sóc khá vất vả, chị Hiểu đành nghỉ việc để trông nom. |
Dù chị Hiểu (vợ của anh) đã phải nghỉ làm để chăm sóc, thế nhưng cuộc sống túng thiếu, điều kiện vệ sinh cũng chẳng thể đảm bảo khiến phần ụ ngồi của anh Hậu ngày càng lở loét, hoại tử.
“Do bị liệt, mất cảm giác nên anh ấy không biết gì, đến lúc da bị trầy, tôi chăm sóc thế nào cũng không khỏi”, chị Hiểu than thở.
Cứ thế vết hoại tử ngày một nặng hơn nhưng chị cũng chẳng có tiền để đưa chồng đi chữa. Đến giữa tháng 12, khi chỗ vết thương lan rộng bằng miệng cái bát con, chị Hiểu lo lắng, vay mượn khắp nơi được vài triệu đồng để chuyển anh Hậu từ Kiên Giang lên TP.HCM thăm khám.
![]() |
Bác sĩ Trần Minh Duy cho biết, anh Hậu bị tổn thương tủy sống nên bị liệt phần dưới, gần như không còn khả năng bình phục. |
Bác sĩ Trần Minh Duy, Khoa Ngoại chỉnh hình, Bệnh viện phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp cho biết, do anh Hậu bị tổn thương tủy sống nên phần dưới không còn cảm giác. Nằm một chỗ quá lâu, không được chăm sóc đúng cách dẫn đến bị lở loét. Nếu không điều trị kịp thời, vết loét cứ ăn sâu dần, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và gây tử vong.
Tuy nhiên, anh Hậu còn mắc bệnh đái tháo đường nên trước mắt, các bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bệnh lý này. Khi sức khỏe anh Hậu ổn định mới có thể lên lịch mổ, cắt lọc hết phần hoại tử, xoay vạt da để che chỗ loét và cho bệnh nhân tập vật lý trị liệu. Theo dự kiến, thời gian điều trị phải kéo dài cả tháng, chi phí khoảng 25 triệu đồng.
Nghe bác sĩ nói số tiền, chị Hiểu ngẩn người. Trước đó, để đưa được chồng lên thành phố thăm khám, chị đã phải chạy vạy khắp nơi cũng chỉ được vài triệu lẻ. Giờ khoản tiền chữa trị vài chục triệu đồng đối với gia đình là quá xa vời, chẳng biết kiếm ở đâu được.
Trước khi xảy ra chuyện không may, anh Hậu làm nghề bơm cát mướn cho người dân, công việc khi có khi không nên thu nhập cũng bấp bênh. Gia đình không có phương tiện canh tác nên chị Hiểu cũng đi làm mướn, từ cắt lúa tới nhổ cỏ… mùa nào việc nấy.
Sau khi anh Hậu gặp tai nạn, con trai đang học lớp 8 đã phải dừng đến trường để đi làm, trở thành trụ cột chính trong nhà. Con gái út còn nhỏ nên chẳng thể đỡ đần. Từ ngày anh gặp nạn đến nay, chi phí đã "ngốn" hơn 100 triệu, số tiền mà cả đời chị Hiểu cũng không nghĩ mình có nổi.
![]() |
Gia đình chị Hiểu thuộc hộ cận nghèo, đã lâm vào cùng đường. |
Cả gia tài là căn nhà tạm lợp tôn, nhỏ đến nỗi giờ muốn bán mà chẳng ai mua. Gần 2 năm nay, ngoài số tiền thu nhập ít ỏi của con trai nhỏ, gia đình chị phải tằn tiện số tiền hỗ trợ dành cho người khuyết tật, chỉ khoảng 1 triệu đồng.
Mấy ngày nay, vừa ở bệnh viện chăm sóc chồng, lại vừa gọi điện khắp nơi cầu cứu giúp đỡ viện phí nhưng chưa được, chị Hiểu sốt ruột, nhiều ngày mất ngủ khiến đôi mắt đỏ quạch. Chị rất sợ anh Hậu không có tiền điều trị sẽ gây nguy hiểm tính mạng.
“Còn người cũng còn tiếng nói, còn chỗ dựa tinh thần cô ạ. Chứ nếu anh gặp chuyện không may thì mấy mẹ con tôi bơ vơ quá”, chị Hiểu giãi bày.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Năm nay, vì dịch bệnh, những học trò khối 12 như Hương không thể có kết thúc trọn vẹn bằng một buổi lễ bế giảng như dự tính.
“Buồn, hụt hẫng và tiếc nuối là cảm xúc trong những ngày cuối cùng thời học sinh của em. Em vốn nghĩ vẫn còn thời gian để cả lớp cùng nhau khoác vai, khóc cười khi nhắc nhớ lại những kỷ niệm của ngày đầu gặp gỡ.
Những phút giây cuối cùng, nếu để nói trọn vẹn hay chưa thì chắc chắn là chưa, nhưng để là cái kết cho cuốn nhật ký mang tên cấp 3 thì có lẽ cũng đã đủ hạnh phúc”.
Học trò mặc áo cử nhân, ngồi trước màn hình laptop, điện thoại để dõi theo buổi lễ tốt nghiệp.
“Cả lớp đã tự tổ chức buổi chia sẻ online để nói hết những điều mà mình muốn nói. Nhìn những gương mặt quen thuộc đã gắn bó với mình trong suốt chặng đường dài, nhiều bạn nấc lên rồi oà khóc, kể cả đám con trai. Giây phút đó, thực sự không ai muốn rời xa”.
Thấu hiểu sự tiếc nuối của học trò, thầy Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thái Bình cũng đã viết một lá thư tay để động viên các học sinh cuối cấp.
“Lễ bế giảng năm nay của lứa dê vàng thật đặc biệt. Thay vì một buổi lễ trang trọng hay màn quậy phá tưng bừng với bạn bè, các con đã nói lời tạm biệt chỉ bằng một ánh mắt, gói ghém tất cả những lưu luyến, nhớ thương sau lớp khẩu trang kín mít.
Khoá học 3 năm trôi đi trong tâm trạng phấp phỏng của những đợt nghỉ dịch,... bỗng trở nên ngắn ngủi và hụt hẫng biết bao nhiêu. Các thầy cô rất hiểu và chia sẻ với những cảm xúc, tâm trạng của các con”.
Lá thư tay động viên học trò cuối cấp của thầy Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thái Bình.
Bức thư ngày chia tay của thầy hiệu trưởng khiến Hương và các bạn học sinh lớp 12 “vỡ oà”.
“Từ tận sâu đáy lòng, chúng em rất biết ơn sự thấu hiểu, quan tâm, yêu thương mà các thầy cô đã dành cho tụi em trong suốt 3 năm, cho đến tận giây phút cuối cùng này”. Hương nói.
“Buổi lễ tốt nghiệp online dẫu xa mặt nhưng không cách lòng”
Mặc dù đã được thông báo từ trước buổi lễ tốt nghiệp sẽ được thực hiện dưới hình thức trực tuyến, nhưng cả cô và trò khối 12 của Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring vẫn mong ngóng một điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
“Dẫu vậy, vì dịch bệnh, lễ tốt nghiệp vẫn không thể diễn ra theo hình thức trực tiếp. Đó chính là điều tiếc nuối nhất của cả cô và trò”, cô Ngô Mai Hương, giáo viên khối 12 nói.
Ở các “điểm cầu” khác nhau, học sinh trong toàn trường mặc áo cử nhân, ngồi trước màn hình laptop, điện thoại để dõi theo buổi lễ.
Lễ tốt nghiệp năm nay có phần đặc biệt hơn khi các thầy cô sẽ cùng dành thời gian nhìn lại thành tích, dấu ấn của từng bạn học sinh cuối cấp.
“Điều này sẽ thể hiện tình cảm trân trọng, quan tâm của thầy cô đối với học sinh, coi các con giống như một thành viên trong gia đình”.
Là giáo viên chủ nhiệm, từng có nhiều kỷ niệm, cảm xúc khác nhau với học trò, cô Hương nói vui, đôi lúc “giáo viên giống như cảnh sát”, vì chỉ cần học sinh nhìn thấy cô là sợ.
Trong suốt 3 năm ấy, có những niềm vui và cả những hờn giận.
“Nhưng dù là vui hay buồn, lỗi lầm hay ký ức vui vẻ, tất cả cũng đều đã là quá khứ. Quan trọng là chúng ta của hiện tại đã có những khoảng thời gian đẹp đẽ nhất bên nhau, trong trẻo và sẽ là miền ký ức bình yên để các con có thể tìm về.
Điều tiếc nuối nhất có lẽ là những trải nghiệm cuối cùng trong thời học sinh của các con đã không được trọn vẹn”, cô Hương tiếc nuối.
Học trò tham gia một lớp học cuối cùng để nói chuyện trực tiếp với các thầy cô, trong không gian lớp học trực tuyến vốn các con đã quen trong suốt những năm qua.
Dù vậy, công nghệ cũng đã phần nào hỗ trợ kéo gần hơn những khoảng cách ấy.
Thông qua hình thức viết lưu bút online, học trò có thể nhắn gửi lời yêu thương tới thầy cô, bạn bè.
Dù không thể gặp nhau trực tiếp nhưng những cuốn lưu bút online lại trở thành nơi để học trò có thể giãi bày cảm xúc và cũng là lần cuối cùng học trò cuối cấp được nói những suy nghĩ của mình.
Một điều đặc biệt, trong buổi lễ tốt nghiệp trực tuyến này, lứa học sinh lớp 12 sẽ được tham gia một “lớp học cuối cùng”.
“Dù là online nhưng đây sẽ là lần cuối các con được nói chuyện trực tiếp với các thầy cô, trong không gian lớp học trực tuyến vốn các con đã quen trong suốt những năm qua, để chia sẻ dòng cảm xúc của mình thay vì những dòng chữ đánh máy. Giây phút ấy quả thực rất xúc động và nghẹn ngào. Buổi lễ tốt nghiệp online dẫu xa mặt nhưng không hề cách lòng”.
Học trò biết không được dự lễ tốt nghiệp và gặp thầy cô trực tiếp nên đã gửi thư và những món quà tri ân nhỏ với những lời chúc rất đáng yêu.
Tham gia buổi lễ tốt nghiệp online, Mỹ Hoa, học trò lớp 12 xúc động: “Hôm nay, con cảm thấy rất tiếc nuối vì không thể được cùng thầy cô và các bạn đón một lễ tốt nghiệp trực tiếp. Nhưng con vẫn cảm thấy may mắn vì một lễ tốt nghiệp trực tuyến vẫn có thể diễn ra, để thời gian trôi chậm lại hơn một chút, giúp chúng con được nhìn ngắm lại khoảng thời gian 3 năm vừa qua.
Sẽ còn những tiếc nuối, hụt hẫng, nhưng với chúng con, lễ tốt nghiệp năm nay đã phần nào trọn vẹn theo cách riêng của nó.
Chúng con biết ơn vì đến giây phút cuối cùng, vẫn có thầy cô và các bạn ở bên, để cùng nhau lưu lại những mảnh ghép cuối cùng - một phần thanh xuân đẹp đẽ mà chúng con có thể cảm thấy ấm áp, bình yên khi nhớ về", nữ sinh lớp 12 nói.
Thúy Nga
Bán hết cả ruộng ngô, mở lớp dạy học trực tuyến qua Zoom,… toàn bộ số tiền thu về hơn 230 triệu đồng được thầy Ngô Văn Minh, giáo viên Trường THCS Archimedes Academy (Hà Nội) mua thiết bị y tế để chuyển tới vùng tâm dịch Bắc Giang.
" alt=""/>Học trò cuối cấp “đóng băng” kỷ niệm qua buổi bế giảng trực tuyến