Cục Quản lý Dược yêu cầu Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế tập trung kiểm định vắc xin ComBE Five để đưa vào tiêm chủng mở rộng.Theo dự kiến, giữa tháng 6/2018 có hơn 833.000 liều vắc xin ComBE Five (do GAVI viện trợ) về đến Việt Nam. Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu các đơn vị chủ động, sẵn sàng các điều kiện cần thiết để kiểm định sớm, đưa vắc xin vào sử dụng trong tiêm chủng mở rộng theo lộ trình.
Để tránh chậm trễ, Cục quản lý Dược yêu cầu Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, dự án tiêm chủng mở rộng chuẩn bị sẵn sàng, chủ động để sử dụng vắc xin ComBE Five thay thế Quinvaxem theo đúng lộ trình.
 |
Vắc xin ComBE Five hiện đang được tiêm thí điểm tại 7 tỉnh |
Trong đó Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế cần kịp thời kiểm định ngay sau khi nhận được mẫu vắc xin ComBE Five từ cơ sở nhập khẩu, đảm bảo đúng tiến độ kiểm định vắc xin theo quy định và đáp ứng đúng kế hoạch triển khai sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Báo cáo về Cục Quản lý Dược ngay sau khi có kết quả kiểm định các lô vắc xin ComBE Five trước khi đưa ra lưu hành cũng như trong quá trình vắc xin lưu hành trên thị trường, trong đó cần ghi rõ các thông tin như ngày nhận mẫu, số lượng mẫu, kết quả kiểm định, ngày có kết quả kiểm định đối với từng lô vắc xin ComBE Five được lấy mẫu.
Tăng cường giám sát chất lượng vắc xin ComBE Five trong quá trình vắc xin được đưa ra lưu hành, sử dụng, đặc biệt trong giai đoạn triển khai tiêm chủng trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh/thành phố trong tháng 6-7/2018 trước khi tổ chức triển khai chuyển đổi sử dụng vắc xin trên phạm vi toàn quốc.
Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở nhập khẩu, phân phối và các đơn vị tiêm chủng có bảo quản, sử dụng vắc xin ComBE Five.
 |
Công văn khẩn của Cục Quản lý Dược gửi Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế |
Tăng cường kiểm tra chất lượng (kiểm tra tính hiệu quả và an toàn) của vắc xin ComBE Five tại các cơ sở có bảo quản, sử dụng vắc xin ComBE Five.
Đồng thời phải theo dõi, tổng hợp, phân tích và đánh giá xu hướng về tính ổn định của vắc xin ComBE Five sau khi đã được kiểm định và lưu hành trên thị trường.
Đơn vị này cũng cần đưa ra các khuyến cáo, kiến nghị đối với Bộ Y tế và các đơn vị có liên quan trong trường hợp vắc xin ComBE Five có vấn đề hoặc nghi ngờ có vấn đề về chất lượng, an toàn, hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị thông báo về Cục Quản lý Dược để được giải quyết theo quy định.
Với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, Cục Quản lý Dược yêu cầu cần chủ động liên hệ và tiến hành các thủ tục có liên quan để kịp thời nhận viện trợ hoặc mua sắm vắc xin ComBE Five theo đúng cơ chế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Khẩn trương báo cáo tên và địa chỉ cơ sở được ủy quyền nhập khẩu vắc xin ComBE Five theo đúng yêu cầu của Cục Quản lý Dược tại Công văn số 7740/QLD-KD ngày 04/5/2018.
Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, giám sát các đơn vị, địa phương trong việc triển khai sử dụng vắc xin ComBE Five (bao gồm cả công tác an toàn tiêm chủng) và kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề mới phát sinh (nếu có), đặc biệt trong giai đoạn triển khai tiêm chủng trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh/thành phố trong tháng 6-7/2018 trước khi tổ chức triển khai chuyển đổi sử dụng vắc xin trên phạm vi toàn quốc.
Thiên Thư
" alt=""/>Bộ Y tế yêu cầu tập trung kiểm nghiệm gấp vắc xin thay thế Quinvaxem
1. Mùi khétKhi bạn ngửi thấy mùi khét thì có nghĩa là đã có thiết bị hay phụ tùng nào đó bốc cháy mới dẫn đến mùi này. Trường hợp này có nhiều nguyên nhân như công tắc chỉnh điện bị cháy, dây curoa bị chùng dẫn đến cạ vào thiết bị khác gây rít khét. Hay cũng có thể là lỗi quên nhả phanh tay của người lái xe gây ma sát lâu tạo nên khét.
Mùi này thường đặc trưng khi sử dụng phanh quá nhiều, đặc biệt khi xuống dốc. Nhiều người khi xuống dốc đã thả trôi xe và dùng phanh liên tục, nhiệt độ phanh tăng cao dẫn tới mùi khét và có thể mất tác dụng.
Nếu phát hiện mùi này cần ngay lập tức dừng xe để kiểm tra, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như mất phanh gây tai nạn.
2. Mùi cao su cháy
Khi người lái xe phát hiện ra mùi cao su cháy thì rất có thể dây curoa đang bị chùng trượt hay ống dẫn không khít làm cản trở chuyển động của các chi tiết làm phát ra mùi cháy khét của cao su.
Hay nguyên nhân do khi di chuyển dưới thời tiết nắng nóng, quá trình vận hành xe dài, sử dụng phanh gấp khiến xe ô tô bị trượt trên đường dẫn đến lốp ô tô có thể bị đường nhựa đốt cháy gây ra mùi cao su cháy. Người lái xe nên hạn chế phanh gấp, phanh chết lốp xe trên đường để tránh hiện tượng trên.
3. Mùi dầu máy
Dầu máy trong động cơ rò rỉ trong 2 trạng thái điển hình gồm: có áp lực và không áp lực. Khi thấy mùi dầu là động cơ đang bị rò rỉ dầu máy ở trạng thái áp lực do quá trình vận hành gây ra. Dầu máy sẽ rò rỉ thông qua ống xả của xe.
Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra thước thăm dầu và tiến hành bổ sung lượng dầu bị rò rỉ để động cơ hoạt động bình thường và tiến hành kiểm tra bảo dưỡng ô tô kịp thời.
4. Mùi xirô ngọt
Nhiều khả năng đây là mùi phát sinh khi dung dịch làm mát động cơ bị rò rỉ, và có thể gây ra tai nạn chết máy đột ngột nếu toàn hệ thống bị quá nhiệt. Nếu muốn mở bộ tản nhiệt ở đầu xe để tự mình kiểm tra, bạn cần tấp xe vào lề đường và chờ cho động cơ nguội rồi mới kiểm tra mực nước làm mát. Vì khi mở nắp két nước khi đang sôi, hơi nước có thể bắn vào tay và mắt của bạn.
5. Mùi trứng thối
Khi xe ô tô xuất hiện mùi trứng thối, có thể do bộ lọc khí xả không thực hiện được việc chuyển đổi H2S thành SO2 hoàn toàn. Điều này làm ảnh hưởng đến không khí trong xe, gây mất tập trung khi lái xe, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu xảy ra tình trạng vừa có mùi trứng thối và động cơ xe hoạt động yếu người sử dụng xe nên đưa xe đi sửa chữa ngay.
Tùy tình trạng xe mà có thể gọi hỗ trợ từ những chuyên viên kỹ thuật của hãng xe, gara xe để xử lý.
6. Mùi xăng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe ô tô xuất hiện mùi xăng, như do nắp bình chứa xăng bị hở; do đường dẫn xăng từ bình chứa bị thủng, nứt khiến xăng bị chảy ra bên ngoài xuống động cơ máy, làm mùi xăng bốc lên.
Khi có mùi xăng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ xăng xe rò rỉ, dễ dẫn đến tình huống cháy nổ xe ô tô. Vì vậy, người lái xe không nên chủ quan mà cần kiểm tra bình chứa nhiên liệu, ống dẫn nhiên liệu...
(Theo Báo Nghệ An)

Người Sài Gòn gây sốt với xe SH cũ giá ngang ô tô
Không chỉ sở hữu biển sảnh, biển đẹp độc lạ, loạt xe Honda SH đời cũ của anh Đức ở Sài Gòn còn thuộc dạng nguyên bản và được định giá lên đến hàng trăm triệu đồng/chiếc.
" alt=""/>6 mùi lạ báo động tình trạng ô tô gặp vấn đề
Bằng cửa hàng thứ 100 vừa khai trương sau 7 năm hoạt động, Pharmacity chính thức trở thành chuỗi nhà thuốc tiện lợi hiện đại lớn nhất Việt Nam hiện nay. Đến cuối năm 2017, bức tranh về thị trường chuỗi nhà thuốc ở Việt Nam vẫn không có nhiều biến động. Dẫn đầu thị trường vẫn là những cái tên quen thuộc với số lượng cửa hàng bám sát nhau khít khao như Pharmacity có 70 cửa hàng, tiếp theo là Phano đạt 60, Medicare là 59, Guardian là 49, Phúc An Khang (đã được chuyển nhượng cho Thế giới Di động).
Thế nhưng sang đầu năm 2018, bức tranh này đã hoàn toàn thay đổi với sự bứt phá ngoạn mục của chuỗi nhà thuốc Pharmacity. Chỉ trong 4 tháng, họ đã liên tiếp mở 30 cửa hàng và đạt đến con số 100 với cửa hàng vừa được khai trương vào ngày 12/4/2018 tại khu đô thị Sala, Quận 2, TP.HCM.
Tính ra trung bình 1 năm Pharmacity mở được 15 cửa hàng. Với tốc độ tăng trưởng này, mục tiêu của Pharmacity là đến cuối năm 2020 sẽ đạt được 500 cửa hàng bán lẻ thuốc tây và thực phẩm chức năng tại TP.HCM.
Tiếp theo đó, Pharmacity sẽ mở rộng hệ thống trên khắp cả nước và trở thành chuỗi nhà thuốc bán lẻ hiện đại, mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng theo như lời chia sẻ của người sáng lập kiêm Tổng Giám Đốc Điều Hành của Pharmacity, ông Christopher Blank: “Mong ước của tôi khi lập nên nhà thuốc Pharmacity đó là mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm và mua sắm những sản phẩm chất lượng cao, uy tín hàng đầu trên thị trường chăm sóc sức khỏe. Mỗi một khách hàng đến Pharmacity đều được hỗ trợ tận tình, tư vấn chu đáo và kỹ lưỡng như kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh mà chúng tôi luôn theo đuổi: "Pharmacity - Tận tâm phục vụ". Pharmacity sẽ trở thành nơi khách hàng có thể trao trọn niềm tin và sức khỏe mỗi ngày!”.
So với các đối thủ cùng ngành như Medicare ra đời từ năm 2001; Pano ra đời năm 2006; Phúc An Khang ra đời năm 2006 (vừa được chuyển nhược cho Thế giới Di động)… thì Pharmacity được xem là “sinh sau đẻ muộn” hơn nhưng đó vẫn không cản được đà lớn mạnh của Pharmacity.
Điều này cho thấy yếu tố thời gian hoàn toàn không quan trọng trong thị trường này. Quan trọng là bạn chọn cách đi như thế nào và hành động ra sao trong một thị trường giàu tiềm năng mà theo báo cáo của Vietnam Report (Cty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam) trung bình mỗi người Việt chi 1,3 triệu đồng mua thuốc/năm. Ước tính đến năm 2020 con số này sẽ lên gần 2 triệu đồng/năm.
Doãn Phong
" alt=""/>Pharmacity chính thức trở thành chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam