Bà Trần Thị Lan, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, cho hay hiện nay, tại Việt Nam, số người bị rối nhiễu tâm trí ước tính khoảng 10,5% dân số, tương đương 10,3 triệu người. Trong đó, số người tâm thần nặng ước tính 2,5% số người rối nhiễu tâm trí, tương đương 200.000 người.
“Các dạng bệnh tâm thần và rối nhiễu tâm trí thường gặp như tâm thần phân liệt, chứng động kinh, trầm cảm, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, khuyết tật thần kinh, tổn thương não, lạm dụng rượu, nghiện ma túy…”, bà Lan nói.
Theo đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), năm 2020, số người sống chung với rối loạn lo âu và trầm cảm đã tăng lên đáng kể vì đại dịch Covid-19, ước tính hơn 25% trong năm đầu tiên của đại dịch và làm dấy lên lo ngại về tình trạng gia tăng các ca tự tử.
"Tuy nhiên, chưa đến 1/3 người bị rối loạn tâm thần và chỉ 1/3 số người bị trầm cảm được chăm sóc sức khỏe tâm thần chính thức", đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh thông tin.
Nhiều khó khăn trong chẩn đoán, điều trị tự kỷ, rối nhiễu tâm lý
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng thực tế người bị rối nhiễu tâm trí do những biểu hiện bệnh không rõ ràng, nên thường không được phát hiện kịp thời, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ mang thai hay sau sinh. Thậm chí, chính người bệnh cũng không nhận ra tình trạng của mình, gây khó khăn cho công tác điều trị, phục hồi.
Công tác chăm sóc, trợ giúp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí còn nhiều khó khăn, hạn chế. Số trẻ được chẩn đoán tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí ngày càng tăng, độ tuổi chẩn đoán ngày càng nhỏ trong khi việc phát hiện sớm còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, nơi thăm khám và điều trị chỉ có ở các thành phố lớn. Những khu vực vùng sâu, vùng xa khó khăn còn ít.
Đến nay, 45 cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, trong đó có 26 cơ sở chăm sóc chuyên biệt, 19 cơ sở tổng hợp.
Các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí đang rất thiếu về số lượng, thiếu các trang thiết bị phục hồi chức năng. Ngoài ra, cán bộ, nhân viên công tác xã hội làm việc tại cộng đồng và trong các cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí còn thiếu.
Trong mạng lưới y tế, nhân lực về phục hồi chức năng của Việt Nam chỉ mới đáp ứng 50% mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, 40% tổng nhu cầu của người dân.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Minh Hồng – Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) cho biết, trong cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với AI, Big Data, Robotic thì Blockchain được xem là công nghệ chìa khóa cho chuyển đổi số.
Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, bền vững và bảo mật cao, Blockchain đã thể hiện là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực như tài chính, y tế, giáo dục, sở hữu trí tuệ, logistic, giải trí, nông nghiệp. Blockchain cũng được xem là động lực của Internet thế hệ tiếp theo mà nhiều người gọi là Web 3.0.
Trong top 200 công ty Blockchain trên thế giới, có khoảng 5-7 công ty do người Việt sáng lập. Khoảng 10 startup của người Việt Nam trong lĩnh vực Blockchain có vốn hóa trên 100 triệu USD. Trong đó, cũng đã xuất hiện những kỳ lân công nghệ.
Theo ông Nguyễn Minh Hồng, Blockchain đang từng ngày được khẳng định là tác nhân trọng yếu của nền kinh tế số và công nghệ này thời gian qua đã giúp Việt Nam ghi dấu ấn với các cường quốc trên thế giới.
Nhận thức được xu hướng trên, Hội Truyền thông số Việt Nam đã ban hành quyết định thành lập “Câu lạc bộ Liên minh Blockchain Việt Nam” (gọi tắt là Liên minh Blockchain Việt Nam).
Chia sẻ về tầm nhìn của VBU, ông Đặng Minh Tuấn – Chủ tịch Liên minh Blockchain Việt Nam cho biết, trong nhiều năm qua, chúng ta đang trăn trở để tìm kiếm một giải pháp công nghệ giúp Việt Nam bứt phá. Trong các lĩnh vực công nghệ, Blockchain chính là công nghệ mang tính bứt phá nhất.
“Có những đồng tiền kỹ thuật số mà trong vòng 11 năm giá trị của nó đã tăng gấp 680 triệu lần. Đó là mức tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử.”, ông Tuấn nói.
Tại Việt Nam, trong lĩnh vực Blockchain, nước ta cũng đã có những kỳ lân, thậm chí đứng đầu trong một số mảng, cụ thể là game Blockchain. Đó là tựa game Axie Infinity với tổng giá trị vốn hóa từng vượt mốc 9,7 tỷ USD, gấp 3 lần vốn hóa tập đoàn FPT. Đến nay, Việt Nam có hơn 200 tựa game Blockchain và đang đứng đầu thị trường.
Theo ông Đặng Minh Tuấn, đây là những minh chứng cho thấy Blockchain có thể tạo ra sự bứt phá. Liên minh Blockchain Việt Nam sẽ trở thành cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan chức năng để xây dựng khung pháp lý cho Việt Nam. Đó phải là chính sách đưa Việt Nam bứt phá và thành công trong lĩnh vực Blockchain cũng như nền kinh tế số.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam có Liên minh tư vấn khung pháp lý về Blockchain, tiền sốTheo bà Miền, con số giao dịch này tuy chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng đã tăng hơn 30% so với quý I/2023. Lượng giao dịch phục hồi nhẹ trước hàng loạt các biện pháp hỗ trợ quyết liệt của Chính Phủ và động thái giảm lãi suất vay mua nhà của các ngân hàng.
“80% lượng giao dịch là căn hộ chung cư có đầy đủ pháp lý. Lượng giao dịch chỉ có thể bật tăng nếu nguồn cung trên thị trường được cải thiện với nhiều sản phẩm đa dạng hơn”, bà Miền nói.
Theo số liệu của VARS, giá căn hộ chung cư ở các thành phố lớn ở quý II/2023 tiếp tục ghi nhận ở ngưỡng cao do các dự án mới mở bán chủ yếu là dự án cao cấp. Cụ thể, trung bình 52 triệu đồng/m2 tại Hà Nội, tăng 1,46% so với quý trước. Tại TP.Hồ Chí Minh, trung bình 67 triệu đồng/m2, giảm 4,6% so với quý trước.
Thị trường hầu như không có căn hộ bình dân, giá dưới 25 triệu đồng/m2. Tổng nguồn cung căn hộ chung cư bình dân giảm 98% so với năm 2019. Chung cư có mức giá xung quanh 25 triệu đồng/m2 chỉ có tại một số ít dự án nhà ở thương mại tại khu vực xa trung tâm các thành phố.
Bên cạnh đó, bà Miền cũng thông tin về giao dịch, mức giá tại thị trường thứ cấp có sự phân hóa theo phân khúc giá.
Cụ thể, các sản phẩm có giá trị cao hơn 20 tỷ đồng ghi nhận mức giảm giá lên tới 30% so với lúc đỉnh. Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao hơn nhiều so với mức giá mua ban đầu từ chủ đầu tư.
Còn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu ở thực, mức giá dưới 3 tỷ đồng, đã ghi nhận giao dịch trở lại với mức giá tăng nhẹ so với quý trước.
Theo bà Miền, hiện là thời điểm tốt cho các khách hàng có sẵn dòng tiền cần mua bất động sản để ở hoặc đầu tư trong dài hạn.
Cần động lực tạo sức bật
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá, thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm nay vẫn còn hạn chế nhưng quý II đã có một số tín hiệu tốt lên. Điều này được thể hiện qua các con số về nguồn cung, giá cả.
“Rất cần thêm các động lực mạnh mẽ hơn để có thể tạo sức bật, giúp thị trường sớm 'đảo chiều'”, ông Đính nói.
Cũng theo lãnh đạo Hội Môi giới, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thời gian qua cho thấy sự quyết tâm, quyết liệt của Chính phủ. Nhất là mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo các địa phương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng… xử lý các vấn đề nổi cộm trong vấn đề phê duyệt giá đất.
“Tuy nhiên, thị trường vẫn cần có nhiều hơn các chính sách kiểu như Nghị định 08 về trái phiếu doanh nghiệp, Nghị định 10 (quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai) để tháo gỡ trực diện những vướng mắc, rào cản của các quy định pháp luật đang gây khó cho các dự án bất động sản”, ông Đính nói.
Với sự vào cuộc của Chính phủ, ông Đính cho rằng, từ nay đến cuối năm, thị trường bất động sản sẽ có thêm những tín hiệu tốt hơn so với 6 tháng đầu năm.
Trao đổi với PV VietNamNet,ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản SGO Homes đánh giá, nguồn cung bất động sản hiện vẫn hạn chế, do đó cần tháo gỡ pháp lý để tăng cung.