GS. David Silbersweig chia sẻ: “Trí tuệ nhân tạo và não bộ đều là những hệ thống phức tạp và chúng ta cần hiểu chúng cũng như hiểu cách tương tác của chúng. Sự hiểu biết đó có thể giúp chúng ta phát triển công nghệ theo cách an toàn hơn và hữu ích hơn.”
Theo vị giáo sư, trong hàng trăm năm, con người đã luôn tò mò về tâm trí và trí thông minh. Chúng ta thường suy ngẫm dưới góc độ triết học, công nghệ và giờ là thần kinh học theo các cách khác nhau. Nhưng những con đường này đang hội tụ lại, và chúng ta cần hiểu về tâm trí con người hơn nữa dưới góc độ sức khoẻ, xã hội và công nghệ.
Theo giáo sư, chúng ta có ngày càng nhiều dạng thức khoa học hơn, từ khoa học cơ bản và khoa học quét sóng, đến khoa học hình ảnh não bộ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mạng lưới não và hệ thống thần kinh chứa sự nhận thức và hành vi trong sức khỏe và bệnh học.
Chúng ta cũng đang tiến xa hơn trong việc hiểu cách thông tin được mã hóa trong não. Chúng ta đã áp dụng học máy để giải mã hoạt động não bộ và thậm chí tái tạo hình ảnh mà một người nhìn thấy khi não của họ được quét thông qua khoa học hình ảnh não bộ.
“Ngày nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu về cách chúng ta tương tác với não. Tôi muốn nói về cách chúng ta tương tác với robot, cách chúng ta tương tác với người khác so với máy tính. Chúng ta đang bước vào một thế giới ngày càng tăng cường tương tác giữa con người và máy”, GS. David Silbersweig nói.
“Não bộ con người và trí tuệ nhân tạo đều là những hệ thống phức tạp. Nếu chúng ta có thể tận dụng và hiểu nguyên tắc cơ bản của cả hai và định hình trí tuệ nhân tạo hiểu rõ hơn về đạo đức và các khía cạnh nhân đạo xã hội trong quá trình xử lý của não bộ con người, chúng ta có thể giúp giảm bớt các khía cạnh phi xã hội và phi nhân đạo của nó, từ đó chúng ta có thể tận dụng tốt nhất công nghệ ưu việt này”, giáo sư nhấn mạnh.
Khẳng định về mục tiêu của trí tuệ nhân tạo tự nhiên, vị giáo sư cho biết: “Những gì chúng tôi đang thực hiện tại Diễn đàn toàn cầu Boston, với trí tuệ nhân tạo tự nhiên, là thúc đẩy trí tuệ nhân tạo tập trung vào con người thông qua sự kết hợp của các hệ thống tự nhiên và thần kinh học, để có thể tăng cường chính sách phát triển xã hội, công nghệ và tương tác xã hội của con người một cách tích cực; tận dụng, kết hợp kiến thức từ não và tâm trí, sức khỏe với kiến thức được phát triển trong công nghệ và trí tuệ nhân tạo”.
Thế Định
" alt=""/>Giáo sư Harvard nói về mối liên hệ giữa bộ não con người và trí tuệ nhân tạoOlga rất thân thiết nhất với cha mình. Ông đã dạy toán cho con gái vào mùa hè năm 1930, bắt đầu bằng việc đưa ra những giải thích về các khái niệm cơ bản của hình học. Sau đó, ông đưa ra một số định lý và lần lượt yêu cầu các con gái chứng minh- điều đã giúp Olga bộc lộ năng khiếu tư duy logic ngay từ khi còn nhỏ.
Ông nội của bà, Gennady Ladyzhensky, là một họa sĩ nổi tiếng. Ngôi nhà của họ chứa rất nhiều sách, trong đó chủ yếu là sách về lịch sử và mỹ thuật. Đây gần như là nguồn tài liệu giáo dục duy nhất, đặc biệt khi thị trấn Kologriv nằm quá xa các trung tâm văn hóa.
Bi kịch nối tiếp
Khi bà 15 tuổi, bi kịch gia đình ập đến khi cha bà bị chính quyền xử tử, Olga mất đi điểm tựa tinh thần vững chãi. Mẹ và chị gái đã phải đi bán váy, giày và xà phòng để trang trải cuộc sống cả gia đình, theo Tạp chí Times.
Mặc dù giành được một suất vào Đại học Bang Leningrad với điểm số ấn tượng nhưng Olga vẫn bị cấm theo học vì lý lịch gia đình. Tuy nhiên, bà không bỏ cuộc.
Sau nhiều năm dạy toán ở trại trẻ mồ côi và trường trung học, cuối cùng bà đã được nhận vào Đại học quốc gia Moscow vào năm 1943 do sự can thiệp từ mẹ của một trong những học sinh bà dạy.
Dưới sự hướng dẫn của nhà toán học nổi tiếng thời bấy giờ Andrey Kolmogorov, con đường phát triển học thuật của Olga đã phát triển mạnh mẽ. Kolmogorov, được biết đến với công trình có ảnh hưởng về lý thuyết nhiễu loạn và xác suất, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình mối quan tâm nghiên cứu của Olga, tập trung vào các khía cạnh toán học của động lực học chất lỏng.
Sau khi tốt nghiệp năm 1947, Olga một lần nữa chuyển đến Leningrad do hoàn cảnh gia đình và trở thành nghiên cứu sinh sau đại học tại Đại học bang Leningrad. Trong năm đó, bà kết hôn với Andrei Alexevich Kiselev, một chuyên gia về lý thuyết số và lịch sử toán học, ở thành phố Leningrad.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của cặp đôi rất ngắn ngủi vì Andrei muốn có con, nhưng Olga muốn cống hiến cả đời cho toán học. Bà cảm thấy rằng trẻ con có thể là một trở ngại. Olga sống một mình trong suốt quãng đời còn lại.
Khẳng định vị thế đỉnh cao
Năm 1949, Olga bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, tập trung vào các phương trình vi phân từng phần. Thành tựu này thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của Olga về các khái niệm toán học phức tạp và đánh dấu sự khởi đầu những đóng góp đáng kể của bà cho lĩnh vực này.
Olga sau đó trở thành người đứng đầu Phòng thí nghiệm Vật lý Toán học tại Viện Toán học Steklov và là tác giả của hơn 250 bài báo. Bất chấp những thách thức do bối cảnh chính trị, Olga Ladyzhenskaya vẫn nhận được sự công nhận vì những đóng góp xuất sắc của bà cho toán học.
Năm 1990, bà trở thành người đứng đầu Hiệp hội Toán học St. Petersburg sau 39 năm là thành viên, đồng thời trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Nga danh tiếng. Năm 2002, Olga được trao Huy chương Vàng Lomonosov, vinh dự cao nhất cho thành tựu toán học ở Nga.
Ladyzhenskaya cũng yêu thích nghệ thuật và hay tham gia vào các hoạt động từ thiện. Bà gặp nhiều vấn đề về mắt trong những năm cuối đời và phải dựa vào những cây bút chì đặc biệt để thực hiện công việc của mình.
Ngay cả trong những năm cuối đời, bà vẫn tích cực nghiên cứu và giảng dạy. Hai ngày trước chuyến đi tới Florida (Mỹ) vào năm 2004, bà âm thầm qua đời trong giấc ngủ ở tuổi 81.
Di sản của Olga Ladyzhenskaya đã đặt nền móng cho những tiến bộ trong hiểu biết về động lực học chất lỏng và truyền cảm hứng cho các nhà toán học thế hệ kế tiếp khám phá sự phức tạp của các phương trình vi phân từng phần.
Tác động của nhà nữ toán học Nga vượt xa lĩnh vực nghiên cứu. Trong suốt sự nghiệp, bà đã giữ nhiều vị trí học thuật khác nhau và trở thành một nhà giáo dục tận tâm. Niềm đam mê giảng dạy và hướng dẫn sinh viên của bà đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thế hệ các nhà toán học tiếp theo.
Tử Huy
Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu trong 5 năm tới, doanh thu ngành game sẽ đạt cột mốc 1 tỷ USD, đồng thời tăng mạnh về số doanh nghiệp game hoạt động so với con số 30 như hiện nay. Trong tương lai, với tốc độ tăng trưởng ở mức 10-15%/ năm, ngành game hứa hẹn tiếp tục mở rộng và đòi hỏi nhu cầu nhân sự ngày càng lớn hơn nữa.
Cơ hội rộng mở cho người trẻ
Để giải bài toán nhân sự cho ngành game, các đơn vị liên quan bắt đầu triển khai hợp tác chiến lược. Tiêu biểu, cuối năm 2023, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đã cùng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) trao đổi Biên bản Ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược nhằm phát triển ngành game Việt Nam.
Được biết, từ năm 2018, BUV đã đưa vào giảng dạy chương trình Cử nhân Thiết kế và Lập trình Game được cấp bằng bởi Đại học Staffordshire. Và mới đây, vào tháng 11/2023, BUV tiếp tục mở tuyển sinh cho ngành học thứ hai liên quan tới game, chuyên sâu về thiết kế đồ họa game.
Chương trình đào tạo Cử nhân ngành game của trường được đánh giá cao nhờ hợp tác với ĐH Staffordshire - ngôi trường đứng thứ 7 thế giới về đào tạo thiết kế và phát triển game. Nội dung giảng dạy bài bản, đi sâu vào cách sản xuất và xây dựng đồ họa chất lượng, phù hợp với nhu cầu của ngành công nghiệp game.
Chương trình đào tạo cử nhân ngành game của BUV được thiết kế để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Xuyên suốt quá trình học, sinh viên sẽ được tiếp cận với những bộ kỹ năng đa dạng để có thể xử lý các yêu cầu thiết kế, lập trình và phát triển game trong thực tế. Ngay từ năm đầu tiên, BUV tạo cơ hội cho sinh viên tham gia vào các dự án phát triển game sáng tạo dưới sự đánh giá và dẫn dắt của giảng viên và các chuyên gia đầu ngành, tạo tiền đề để các bạn sinh viên có thể phát triển kỹ năng làm việc một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, BUV thường xuyên tổ chức cho sinh viên các chương trình, cuộc thi lập trình game như Game Jam, Game Nexus... với sự tham gia, tư vấn của các chuyên gia từ các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành. Thông qua các dự án làm game, sinh viên có cơ hội tiếp xúc thực tế với ngành công nghiệp, đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và khả năng giao tiếp với các chuyên gia trong ngành.
Trong năm 2023, BUV cũng công bố quyết định thành lập dự án BUV GamePad - Trung tâm Đổi mới, Đầu tư và Ươm tạo Khởi nghiệp cho các Dự án về Lập trình - Thiết kế - Đồ họa Game. Dự án được phát triển với tầm nhìn trở thành bệ phóng cho những tài năng trẻ, thu hút và đào tạo những cái tên đầu ngành trong tương lai.
600 triệu USD doanh thu, 54,6 triệu người chơi chỉ trong năm 2022 đều là minh chứng rõ ràng cho thấy tiềm năng phát triển rộng mở của ngành game tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đưa ngành game phát triển đúng hướng, sẽ cần rất nhiều sự phối hợp và đồng hành giữa các các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để góp phần nâng cao chất lượng nhân lực cho game Việt.
BUV đã bắt đầu tuyển sinh cho năm học 2024 - 2025 cho tất cả các ngành học. Tham gia sự kiện Ngày hội trải nghiệm BUV - Khởi tạo Sức mạnh Đổi mới vào ngày 14/4 từ 8h30 – 12h00 để khám phá thêm các ngành học cũng như trải nghiệm các hoạt động dành cho các bạn quan tâm đến chương trình đào tạo về game: Tổng quan các chương trình học: https://www.buv.edu.vn/cac-chuong-trinh-hoc/ Sự kiện Ngày hội trải nghiệm BUV - Khởi tạo Sức mạnh Đổi mới: https://experienceday.buv.edu.vn/ |
Thúy Ngà
" alt=""/>Game đang trở thành ngành nghề hấp dẫn người trẻ Việt