Theo đại diện của Hiệp hội BĐS Việt Nam, dù dịch Covid-19 khiến thị trường trầm lắng, BĐS vẫn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn và giữ được giá trị đầu tư lâu dài. Việc thỏa mãn nhu cầu sở hữu, cho thuê, kinh doanh và nghỉ ngơi trong thời gian bố trí được, chưa kể đến tính thẩm mỹ độc đáo, tinh tế trong thiết kế khiến “second home” vẫn được quan tâm. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư đã thận trọng hơn và chỉ quan tâm tới các sản phẩm nghỉ dưỡng đáng tin cậy.
Với thời gian, kinh nghiệm cũng như hạ tầng phục vụ du lịch, thị trường Nha Trang vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, dù thị trường hiện đang trầm lắng.
![]() |
“Second home” vẫn là sản phẩm được nhiều nhà đầu tư quan tâm và săn đón tại các thị trường nghỉ dưỡng |
Ngoài tâm lý đầu tư, khách hàng lựa chọn sản phẩm “second home” vì cơ hội có thể làm được nhiều điều mà tại tổ ấm của mình chưa làm được. Bà Nguyễn Thị Lý (TP.HCM) cho biết, bà bị khó khăn khi cử động ở tay trái, thường xuyên bị ho hen nên bác sĩ khuyên bà ra Nha Trang để tịnh dưỡng, tắm biển, luyện tập vật lý trị liệu. Bà định sẽ mua một căn hộ ở sát biển Nha Trang để tiện việc chữa bệnh và dưỡng già.
Tương tự, ông Đàm Văn Quang (TP. Huế) cho biết, do ảnh hưởng khí hậu mưa nhiều, nắng nóng nên sức khỏe của ông giảm sút. Ông quyết định vào Nha Trang tìm hiểu để mua một căn hộ dưỡng già, cũng là nơi để con cái, họ hàng có chỗ đi lại, du lịch nghỉ dưỡng khi cần.
“Tôi tìm một căn hộ mặt tiền biển để nghỉ ngơi, cũng là cái cớ cho con cháu sắp xếp đi chơi cùng nhau. Một căn hộ đầy đủ tiện nghi, ngay mặt tiền biển để cả nhà thoải mái và có nhiều thời gian bên nhau là tiêu chí tôi lựa chọn”, ông Quang cho biết.
“Căn nhà thứ 2” là cơ hội để khỏa lấp khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình, khi không thể dành nhiều thời gian bên nhau trước cuộc sống thường nhật hối hả. Bữa tiệc nhẹ trên cao, cùng ngắm con đường Trần Phú sầm uất hay tản bộ, đón bình minh ngay tại nơi sinh sống đã trở thành niềm khao khát của nhiều người, khi quỹ đất mặt tiền biển ngày một khan hiếm.
Không những vậy, sản phẩm “second home” mặt tiền biển luôn được săn đón trên thị trường BĐS bởi vị trí ấn tượng, số lượng hạn chế và thiết kế độc đáo đi cùng những tiện ích đẳng cấp.
View tuyệt đẹp của The Aston Luxury Residence
Là tổ hợp căn hộ cao cấp, shophouse, trung tâm thương mại với quy mô hơn 1,1ha với 1.341 căn hộ, The Aston Luxury Residence sở hữu vị trí hiếm hoi trên mặt tiền đường Trần Phú, TP. Nha Trang, giao với đường Xóm Cồn. Dự án được kỳ vọng trở thành “căn nhà thứ 2” bên vịnh biển xinh đẹp, với những tiềm năng và tiện ích phục vụ nhu cầu của mọi thế hệ trong gia đình.
Từ đây, cư dân tương lai có thể dễ dàng di chuyển tới các địa điểm du lịch nổi tiếng xung quanh, cũng như tiếp cận hàng loạt tiện ích hiện hữu, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng như các khách sạn, trung tâm thương mại, resort dọc đường Trần Phú, bệnh viện đa khoa tỉnh, trường học, nhà ga Nha Trang, bến tàu du lịch…
![]() |
The Aston Luxury Residence mang tới một cuộc sống nghỉ dưỡng trọn vẹn bên gia đình |
The Aston Luxury Residence mang tới 30 tiện ích nội khu với tổng diện tích lên tới 6.500m2. Thảnh thơi ngắm nhìn cầu Trần Phú nhộn nhịp và Vịnh Nha Trang, tận hưởng ly cocktail tại bể bơi tràn vô cực, dạo bước trên phố đi bộ dài 1.800m2 hay dành thời gian chơi đùa bên con trẻ trong công viên nội khu rộng 2.000m2… là những giây phút gia đình quây quần mà hiếm có dự án nào tại Nha Trang có thể mang lại.
Chị Nguyễn Thị Thu Thủy (Gia Lai) chia sẻ: “Vừa biết tới dự án The Aston Luxury Residence, tôi đã muốn sở hữu 2 căn hộ để có thể cùng gia đình tận hưởng không khí biển Nha Trang. Hai vợ chồng tôi đều làm kinh doanh nên chỉ khi đi du lịch mới có thời gian bên nhau, tôi rất kỳ vọng vào dự án này”.
Là sản phẩm tâm huyết từ Tập đoàn Danh Khôi với vai trò đơn vị hợp tác đầu tư và phát triển dự án, The Aston Luxury Residence nhận được sự đồng hành từ nhiều “ông lớn” trên thị trường. Trong đó, Central giữ vai trò là nhà thầu chính, Apave là đơn vị giám sát thi công, DKO sẽ đảm nhận thiết kế nội thất mang tới không gian tối ưu cho từng căn hộ.
Về mảng thiết bị vệ sinh nhà bếp, Rita Võ đồng hành với vai trò đơn vị cung cấp thiết bị cao cấp. Savills và Welham sẽ là đơn vị tư vấn quản lý vận hành và tư vấn khai thác của The Aston Luxury Residence. Hai ngân hàng đồng hành với dự án là VPBank và PvcomBank, mang tới giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng. Đơn vị tiếp thị và phân phối độc quyền của The Aston Luxury Residence là Công ty CP BĐS DKRD.
Thông tin về dự án The Aston Luxury Residence: Văn phòng điều hành dự án: Tầng trệt Mường Thanh Luxury Khánh Hòa Hotel Website: theaston.vn Hotline: 0903 719 779 |
Thu Hằng
" alt=""/>Căn hộ ven biển The Aston Luxury ResidenceThông tin áp mức thuế GTGT 10% trên doanh thu cuốc xe đã gây phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng tài xế công nghệ, đặc biệt là các tài xế đang chạy Grab bởi doanh nghiệp này đang chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam, do đó cũng sẽ chịu tác động lớn nhất bởi quy định mới.
Nhiều tài xế Grab hoang mang khi cho rằng ngoài chiết khấu cao, thuế tăng sẽ khiến cho thu nhập tài xế bị giảm và khiến đời sống ngày càng khó khăn hơn. Anh L.H. Tuyên, một tài xế Grabbike tại Hà Nội cho biết các cuốc xe hai bánh thường có mức giá rất thấp. Ngoài tiền chiết khấu phải trả cho Grab, các tài xế còn phải chi trả xăng xe, khấu hao phương tiện, chi phí sửa chữa…số tiền cầm về tay chẳng còn bao nhiêu.
Bức xúc hơn, tài xế chạy Grabcar Nguyễn Văn. T. cho rằng mình đang phải cõng quá nhiều chi phí trên một chuyến xe. “Nếu phải trả thêm 10% thuế GTGT có nghĩa là mỗi cuốc xe chúng tôi bị trừ 35 – 40% tiền thuế, phí và chiết khấu. Cõng nhiều phí thế thì tài xế ăn bằng gì?”, tài xế này nói.
Tuy nhiên, trên thực tế, cách hiểu này của các tài xế vẫn chưa chính xác. Trả lời về cách tính thuế GTGT và quy định doanh nghiệp khải kê khai trong Nghị định 126, trong các cuộc đối thoại giải đáp về chính sách thuế vừa được tổ chức tại Hà Nội (ngày 24/11) và TP.HCM (2711), ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết các doanh nghiệp vận tải công nghệ sẽ phải có nghĩa vụ nộp thuế GTGT chứ không phải là tài xế. “Nghị định 126 quy định trách nhiệm của các công ty liên kết với người lái xe để thực hiện dịch vụ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp sẽ phải kê khai 10% thuế GTGT trên tổng doanh thu. Công ty sẽ được khấu trừ đầu vào”, vị này nói.
Trong khi đó, về phía tài xế thì theo quy định mới sẽ chỉ bị áp mức thuế Thu nhập cá nhân 1,5% khi có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Như vậy, trên thực tế nghĩa vụ thuế đối với tài xế công nghệ sẽ nhẹ hơn so với hiện hành.
Giá cước taxi công nghệ tăng: Khách hàng là người cõng thuế
Khách hàng, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị áp thuế. |
Trên thực tế, thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Loại thuế này được áp đối với người tiêu dùng.
Đối với quy định mới là thu 10% đối với các nền tảng gọi xe cũng tương tự. Đây là tiền thuế người tiêu dùng đóng, doanh nghiệp chỉ kê khai và nộp thay, đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Mức thuế GTGT tăng thêm 7%, từ 3% lên 10% sẽ tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng. Khi các hãng xe công nghệ kê khai và thu hộ khoản thuế này trên tổng doanh thu mỗi cuốc xe. Điều đó có nghĩa là cước phí cũng tăng thêm và khách hàng phải tăng số tiền chi trả cho những cuốc xe mình phải đi thêm 7%.
Nhiều ý kiến cho biết, kể cả mức thuế nói trên được áp cho tài xế hay doanh nghiệp thì giá cước của các loại xe công nghệ trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng bởi doanh nghiệp sẽ phải cân đối nguồn thu và lợi ích các bên. Như vậy, đối tượng bị ảnh hưởng sẽ vẫn là người tiêu dùng.
Dù mức tiền phải chi thêm trên mỗi cuốc xe di chuyển hàng ngày là không lớn, nhưng chắc chắn sẽ gia tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng, nhất là khi việc kê khai và khấu trừ vào thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam gần như ít được người dân để ý.
Duy Vũ
Grab Việt Nam cho biết “Đã đạt được giấy phép kinh doanh phù hợp với loại hình dịch vụ đã đăng ký”, khi phản hồi thông tin cáo buộc về những sai phạm trong hoạt động.
" alt=""/>Tăng thuế xe công nghệ: ai là người phải gánh?Trước đó, ngày 15/1/2016, VinaPhone đã có buổi thử nghiệm thực tế tốc độ 4G tại TP Hồ Chí Minh. Kết quả đo kiểm 4G của VinaPhone ở phòng Lab của VNPT tại đây đã đạt tốc độ lên tới xấp xỉ 600 Mbps. Theo ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT, đơn vị này sẵn sàng triển khai 4G. Đây là lần đầu tiên một nhà mạng trong khu vực Đông Nam Á thử 4G đạt tới gần 600 Mbps.
Cục Viễn thông cho biết, Cục đã cấp phép thử nghiệm 4G cho VNPT, Viettel và MobiFone. Mới đây, FPT cũng xin cấp phép thử nghiệm 4G. Bộ TT&TT đang yêu cầu FPT bổ sung hoàn thiện hồ sơ để cấp phép cho thử nghiệm.
Đại diện Qualcomm Đông Nam Á cho hay, mặc dù Việt Nam triển khai chậm hơn một số nước nhưng có lợi thế được hưởng lợi công nghệ mới nhất của 4G. Tổng Giám đốc Qualcomm Đông Dương, ông Thiều Phương Nam nhận định: Thời điểm cuối năm 2015 đầu 2016 là chín muồi để Việt Nam triển khai 4G khi giá di động hỗ trợ đã giảm xuống dưới 100 USD. Tuy nhiên, ông Nam lưu ý nhà mạng cần có mô hình kinh doanh phù hợp để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Giả sử nếu nhà mạng đặt giá 4G bằng với giá 3G thì đã có lợi nhuận tốt.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng lưu ý để triển khai một dịch vụ vào thị trường, đặc biệt Việt Nam, có một số yếu tố cần xem xét để biết triển khai sớm hay muộn, có phù hợp không.
Trước hết, phải xem công nghệ chín muồi chưa, có tính phổ biến chưa. Nếu công nghệ không phổ biến, chín muồi thì có khi triển khai giữa chừng, thế giới đã chuyển sang công nghệ khác, lúc đó Việt Nam sẽ bị lỡ nhịp. Hoặc độ chín muồi chưa đủ thì giá thành thiết bị đắt dẫn đến giá cước đối với người dùng cao, không phù hợp. “Chúng ta từng trả giá cho công nghệ đưa vào Việt Nam nhưng không phù hợp thời điểm hoặc lạc hậu. Ví dụ CityPhone, Calling, CDMA2000... chỉ phát triển trên thế giới được một thời gian, cũng có một giai đoạn phát triển tốt tại Việt Nam nhưng không kéo dài, số người dùng không nhiều nên giá thành cao”, ông Thắng nhấn mạnh.
" alt=""/>Hôm nay, VNPT công bố thử nghiệm 4G ở Phú Quốc