Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, anh Nguyễn Tân Phong (SN 1979, Quận 8, TP.HCM) lại chăm bẵm, vuốt ve những chú chim bồ câu non. Đó là giống bồ câu đua. Anh Phong dụng công chăm sóc chúng để chuẩn bị cho những giải đua sắp tới.
Từ những năm 2000, người chơi bồ câu tại TP.HCM đã biết đến thú chơi bồ câu đua. Tuy nhiên, thời điểm ấy, các cuộc đua bồ câu chỉ mang tính tự phát theo kiểu người chơi đem chim của mình đến thi thố, đua với nhau.
![]() |
Thú chơi đua bồ câu đang thu hút nhiều người tại TP.HCM. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam) |
Khoảng năm 2009, các nhóm, hội bồ câu đua bắt đầu xuất hiện tại TP.HCM. Từ đây, các giải đua bồ câu chuyên nghiệp hình thành, thu hút vô số người tham gia, trải nghiệm.
Những người này gọi chim bồ câu đua là "chiến binh", gọi chuồng dành cho các chú chim này là “căn cứ”. Người chơi tự lập căn cứ, tự huấn luyện những chiến binh của mình để tham gia các chặng đua dài hàng ngàn km.
Anh Phong cho biết: "Căn cứ chỉ là chuồng chim. Tuy nhiên, muốn có căn cứ đẹp, hiệu quả, người chơi cần phải tham khảo nhiều căn cứ khác nhau để thiết kế sao cho phù hợp nhất với nơi ở của mình.
Căn cứ là nơi chim ở, chim trở về sau những chặng đua mệt mỏi nên cũng rất quan trọng và cần được đầu tư”.
![]() |
Hiện nay, các cuộc đua bồ câu được tổ chức chuyên nghiệp, có đầu tư lớn. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam). |
Sau căn cứ, công việc khó khăn nhất trong thú chơi này là huấn luyện các chiến binh. Anh Tô Chấn, Hội trưởng Hội bồ câu Sài Gòn cho biết, bồ câu đua không phải là bồ câu ta, bồ câu cảnh. Chúng đều là “con cháu” của các giống bồ câu nước ngoài.
“Trước đây, bồ câu đua chủ yếu là giống của Thái Lan, Trung Quốc... Sau này có thêm các giống bồ câu từ châu Âu. Chúng được tiêm vắc-xin ngừa bệnh từ nhỏ và được chăm sóc, nuôi nấng cẩn thận chỉ với một mục đích duy nhất là có thể bay về đến căn cứ sau mỗi cuộc đua”, anh Chấn chia sẻ.
Sau khi đã chọn được giống tốt, ấp nở khoảng 5-7 ngày, người huấn luyện sẽ đeo kiềng vào chân cho bồ câu. Sau một vài tháng, chim mọc đủ lông, đôi cánh cứng cáp, người chơi mới bắt đầu tập bay cho chim.
Bước đầu, người chơi huấn luyện cho các chiến binh bay vòng vòng trên không trung.
![]() |
Bồ câu đua là giống ngoại nhập có ngoại hình oai vệ, to lớn hơn bồ câu thường. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam) |
Mục đích của việc này là giúp cho đôi cánh của các chiến binh thêm vững chắc. Ngoài ra, quá trình huấn luyện này còn giúp chim định vị được căn cứ của mình.
Anh Phong chia sẻ: “Chim được 6 tháng tuổi là có thể huấn luyện đua. Lúc này, mình có thể huấn luyện theo cự ly 60km, 120km, 200km, 350km, 500km, 600km, 700km, 800km... để nắm bắt độ ổn định của chim”.
Vượt thử thách, tranh quán quân
Tuy vậy, công việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng, thách thức. Đối với cự ly huấn luyện dài, “huấn luyện viên” phải đem các chiến binh của mình đến tỉnh, thành khác để thả. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, chỉ mới lần đầu thả, chiến binh đã bay mất dạng.
Đó là do chim gặp thiên địch hoặc sức khỏe chưa đảm bảo khiến chúng mệt, kiệt sức, chết trên đường về lại căn cứ. Những trường hợp như thế, người nuôi buộc phải bắt đầu lại từ việc ấp nở, đợi chim lớn, đem đi huấn luyện.
![]() |
Bồ câu đua được người nuôi gọi là chiến binh và được chăm bẵm, nuôi dưỡng, huấn luyện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam) |
Anh Phong nói: “Một chú bồ câu đua hay là chú chim bay ổn định, về căn cứ đúng thời gian trong lúc huấn luyện. Tùy giải đua, tôi sẽ chọn giống bồ câu thiên về tốc độ hay sức bền để tham gia”.
“Khi huấn luyện, chủ chim có thể cho chim bay 1-3 lần/cự ly nhất định để nhận biết chim có đủ thể lực tham gia các cuộc đua hay không. Chi phí cho một chiến binh từ lúc tập huấn cho đến khi bay được 800km trên 1 triệu đồng", anh nói thêm.
Khi chiến binh đã vượt qua những thử thách trong quá trình huấn luyện bay, “huấn luyện viên” sẽ cho chim tham gia các cuộc đua. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cho phép, đường đua sẽ có cự ly dài, ngắn khác nhau.
![]() |
Người nuôi nô nức đem các "chiến binh" của mình đến đăng ký với ban tổ chức. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam) |
Ngày diễn ra các cuộc đua, người chơi nô nức đem các chiến binh của mình đến đăng ký, lập hồ sơ với ban tổ chức. Tại đây, ngoài việc ghi nhận màu lông, màu mắt, cân nặng… ban tổ chức còn dán tem bí mật lên kiềng trên chân chim.
Sau đó, nài chim sẽ đem các chiến binh đến điểm thả do ban tổ chức đã chuẩn bị trước. Tại đây, đúng giờ quy định, nài chim cùng lúc mở cửa lồng, cho các chiến binh ùa ra, bắt đầu hành trình chinh phục đường đua trên không dài hàng ngàn km.
Trong khi đó, các huấn luyện viên trở về căn cứ, ngóng đợi chiến binh của mình trở về trong sự hồi hộp, lo âu. Anh Chấn chia sẻ: “Ngày đua còn phụ thuộc vào thời tiết gió thuận, gió ngược, mưa hay sương mù… Vì thế, người nuôi rất khó biết chim có về đúng giờ dự đoán hay không”.
![]() |
Tại đây, các "chiến binh" được đóng mộc đỏ trên cánh...(Ảnh: Bồ Câu Việt Nam) |
“Hơn thế, có thể chim không bao giờ quay về. Trong các cuộc đua, chim bị mất tích là chuyện rất bình thường. Bởi, trên đường đua, chim có thể bị mệt hoặc gặp thiên địch như đại bàng, chim cắt, chim ưng… thậm chí bị con người săn bắn”, anh nói thêm.
Đối với các chặng đua đường dài, chim mệt quá, có thể hạ cánh, nghỉ ngơi hoặc qua đêm rồi mới tiếp tục đua về căn cứ. Trong hành trình này, những chiến binh không đủ sức khỏe, gặp thời tiết xấu như mưa bão có thể gặp tai nạn hoặc chết dọc đường.
![]() |
Chân chim được đeo kiềng có dán tem chứa mã số bí mật trước khi tham gia cuộc đua dài hàng ngàn km. |
Anh Chấn chia sẻ: “Trên đường bay, các chiến binh phải vượt qua nhiều thử thách, nguy hiểm, mệt mỏi nên những chú chim quay trở về được đều rất đáng tự hào”.
“Khi về đến căn cứ, chim thường có biểu hiện mệt mỏi, ngủ gật gù, thậm chí xù hết lông hoặc có vết thương trên thân thể... Thấy chú chim của mình trở về bình an sau mỗi cuộc đua là cảm giác hạnh phúc, sung sướng nhất”, anh nói thêm.
Khi các chiến binh trở về căn cứ, người nuôi sẽ cào, lấy mã số trên tem bí mật được dán trên kiềng của chim trước đó. Sau đó, người nuôi sẽ nhắn tin mã số này đến số điện thoại của ban tổ chức.
![]() |
Anh Chấn Phong và chú chim đoạt hạng nhất trong cuộc đua bồ câu được tổ chức vào năm 2015. (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |
Người nuôi nào nhắn tin sớm nhất đồng nghĩa với việc chiến binh của mình hoàn thành cuộc đua sớm nhất sẽ đoạt giải quán quân.
Theo anh Chấn, nếu đua ở cự ly ngắn, tốc độ bay của các chiến binh có thể lên đến 70-80km/h. Tuy nhiên, đối với loại đường đua dài, tốc độ bay của chim giảm dần và thường dao động ở mức 40-50km/h.
“Năm 2017, trong chặng đua từ ga Đức Phố (tỉnh Quảng Ngãi) về TP.HCM đã có một chú chim về đích với tốc độ kỷ lục. Hôm đó, chú chim này chỉ mất hơn 6 giờ đồng hồ để về đích. Đây là một tốc độ kỷ lục. Cho đến bây giờ, chưa có con bồ câu đua nào tại TP.HCM lập lại được thành tích này", anh Chấn chia sẻ.
Hà Nguyễn
Tại ‘thành phố xanh’ chỉ cách hồ Hoàn Kiếm 14km - Ecopark, hàng nghìn cá thể chim tìm về làm tổ, những đàn thiên nga, vịt trời đi lại tự do trong khu đô thị...
" alt=""/>Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km"Thông qua hình thức này, nhà trường muốn gửi đến hai thông điệp: Hình thành văn hoá đọc cho học sinh; Đọc một cuốn sách hay giúp các em có sự lắng đọng trong tâm hồn, biết yêu thương nhiều hơn, từ đó giảm bớt những xung đột học đường”, thầy Phú cho hay.
Hiệu trưởng trường Bùi Thị Xuân khẳng định: “thực tế, học sinh của trường thích thú với hình thức này, cho tới nay phụ huynh cũng rất đồng tình".
Khuyến khích văn hoá đọc trong nhà trường
Từ tháng 10/2022, trường THCS & THPT Lương Thế Vinh cơ sở 1 bắt đầu áp dụng hình thức xử lý học sinh vi phạm nội quy bằng việc đọc sách và viết bài thu hoạch.
Theo đó, đối với học sinh vi phạm nội quy, nhà trường sẽ được yêu cầu lên thư viện vào chiều thứ 7 hàng tuần, tự chọn sách để đọc trong thời gian quy định dưới sự giám sát của thủ thư. Khi kết thúc giờ đọc, các em viết cảm nhận của mình về những gì đã tiếp thu từ cuốn sách, nhân viên thư viện tiến hành kiểm tra bài thu hoạch. Nếu không đạt yêu cầu học sinh phải thực hiện hình thức xử lý kỷ luật khác.
Cô Văn Liên Na, Phó Hiệu trưởng cho biết, việc yêu cầu học sinh đọc sách không chỉ đơn thuần là hình thức phạt mà còn là biện pháp mang tính giáo dục và nhân văn nhằm khuyến khích đọc sách và giúp các em nhận thức được hành vi của mình. Tùy từng trường hợp, mức độ vi phạm, nhà trường sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật này. Đặc biệt, mọi hình thức xử lý đều có sự trao đổi và đồng thuận của cha mẹ nhằm đảm bảo phối hợp trong việc giáo dục học sinh.
Đại diện nhà trường bày tỏ mong muốn, thời gian tới biện pháp xử lý kỷ luật này sẽ được nhân rộng trong môi trường giáo dục, giúp học sinh nhận thức được giá trị của đọc sách, phát triển khả năng ngôn ngữ, kiến thức và tư duy. Đồng thời, các em cũng hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, nội quy trường lớp.
Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc công ty First News - Trí Việt cũng cho rằng đây là hình thức phạt “nhân văn và nên lan toả ra cả nước”.
Một giáo viên trường Tiểu học Tốt Động (Hà Nội) bày tỏ, nhìn ở góc độ phương pháp giáo dục, phạt đọc sách trở thành nhiệm vụ phải làm để chuộc lỗi. “Trong bối cảnh học sinh đang có xu hướng lười đọc, có thể xem đây là hình thức giáo dục sáng tạo, khuyến khích văn hoá đọc trong nhà trường”.
TS Giáo dục Nguyễn Thuỵ Anh - người sáng lập Câu lạc bộ Đọc sách cùng concho rằng “phạt đọc sách rất độc đáo và có ích”. Theo bà, khoảng thời gian ngồi trong thư viện giúp trẻ bình tâm lại để nghĩ về lỗi sai, hành vi chưa phù hợp của mình. Tuy nhiên, hình phạt không có hiệu quả nếu chỉ đơn giản là yêu cầu các em đọc sách. Vẫn cần sự trò chuyện, trao đổi thẳng thắn, chân tình sau đó giữa giáo viên và học sinh dựa trên nội dung cuốn sách mà thầy cô gợi ý cho trò đọc, ghi lại câu văn phải suy ngẫm, liên hệ với lỗi lầm của mình.
Nếu không có phương pháp, việc “đọc như một hình thức phạt” cũng trở thành một hoạt động hời hợt, không giúp trẻ nhìn được lại mình để điều chỉnh thái độ, hành vi.
Để việc đọc trở thành thú vui
"Tôi rèn luyện cho con từ nhỏ thói quen đọc sách, truyện tranh, coi đó như một quyền lợi. Hôm nào không hoàn thành tốt việc nhà, ăn uống vệ sinh trễ giờ sẽ bị phạt không được đọc. Mỗi lần như thế bé rất tiếc nuối. Nay đến trường, đọc sách lại trở thành hình phạt, e rằng sẽ tạo tâm lý ngược cho con?", chị Ngọc Linh - một phụ huynh băn khoăn.
Theo ông Nguyễn Quốc Vương - tác giả của cuốn Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam, Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm, phạt học sinh đọc sách là con dao hai lưỡi. Đặc biệt khi trẻ chưa hình thành nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của sách lẫn định nghĩa của cụm từ "bị kỷ luật". Học sinh sau khi bị phạt có thể ghét/yêu sách. Vì vậy, biện pháp này nên áp dụng cho người lớn, những công ty, tổ chức, đoàn thể nhằm thúc đẩy văn hóa đọc lan rộng.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khẳng định, mọi đứa trẻ trên thế giới đều thích nghe kể chuyện. Thói quen đọc sách là sự nối dài việc nghe chuyện dưới hình thức chủ động. Đó là một hành vi, một nhu cầu như chạy nhảy, bơi lội, đùa nghịch, hát hò, vẽ vời. Nhưng hạt giống của thói quen đó phải có ai gieo trồng trong đầu đứa trẻ từ thuở ấu thơ bằng những câu chuyện kể, những cuốn sách làm quà tặng. Để nhu cầu đọc sách nảy mầm và trở thành một khát khao tự nhiên.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhấn mạnh, trẻ em đến với sách trước hết vì niềm vui. Các em đọc do thích thú chứ không phải nghĩa vụ nên mới có câu "thú đọc sách". Nó cũng như câu cá, đánh cờ, chơi tem là hoạt động hoàn toàn tự nguyện.
Bài 2: Trương Ngọc Ánh, Mỹ Uyên, Tùng Dương không ủng hộ phạt đọc sách
Theo Hoàng Đức, video chỉ là một phương tiện để anh lan tỏa thông điệp nên anh không quá đặt nặng hình thức. Nhưng chính sự bình dị lại mang đến sự lan tỏa không ngờ với clip lên đến hàng triệu lượt xem, nhờ vậy nhiều hoàn cảnh nhận được sự chung tay của các mạnh thường quân trên khắp cả nước.
Hoàng Đức nhấn mạnh: “Tôi muốn các bạn trẻ sống không chỉ vì mình, mà nên biết cho đi. Giúp đỡ người khác dù từ việc nhỏ nhất niềm vui cũng nhân lên nhiều lần. Các bậc phụ huynh nhìn người trẻ như vậy cũng vui hơn".
Sau thời gian bắt đầu xây kênh khá khó khăn, giờ đây kênh Hà nội của Đứcđược nhiều người biết đến vì sự dung dị, ấm áp, không màu mè và đầy nhân văn thông qua các hoạt động thiện nguyện.
Trong quá trình làm từ thiện và ghi lại video trên kênh, Hoàng Đức không chủ đích đi tìm kiếm hay tham khảo các thông tin có sẵn về những người anh sẽ gặp. Thay vào đó, anh chọn cách đi thật nhiều để có duyên gặp gỡ những người đang cần được giúp đỡ.
Hoàng Đức chia sẻ, anh rất yêu Hà Nội - nơi anh đã trưởng thành và có những kỷ niệm đáng nhớ. Phố phường, con người hiền hậu và truyền thống văn hóa lâu đời của Thủ đô luôn được anh trân trọng. Hà Nội mang lại cho anh những trải nghiệm vô giá, giúp anh có thêm động lực để gặp gỡ và chia sẻ với những mảnh đời khó khăn. Hà Nội Của Đức chính là một góc nhìn chứa đựng nỗi trăn trở nhưng cũng đầy nhiệt huyết và yêu thương của Hoàng Đức.
Hoàng Đức nhớ nhất trường hợp của người đàn ông bán muối. Hàng ngày ông thồ mấy tạ muối trên 1 chiếc xe đạp phượng hoàng cổ, đi bộ từ huyện Hoài Đức vào trung tâm Hà Nội bán cho mọi người hoặc một số nhà hàng, với giá 4 ngàn đồng/kg. Làn da đen nhánh do cháy nắng và dáng vẻ gầy gò, hốc hác ông khiến Hoàng Đức đồng cảm và mong muốn lan toả để giúp đỡ ông.
Sau 2 clip Hoàng Đức đăng về người đàn ông bán muối, có rất nhiều người quan tâm muốn mua muối để ủng hộ ông.
Hoàng Đức có một quán ăn nhỏ. Anh mong muốn công việc kinh doanh phát đạt để có nhiều điều kiện giúp đỡ người khó khăn hơn. Đây cũng là nơi anh cùng bạn bè tổ chức các bữa ăn miễn phí cho người nghèo xung quanh.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
" alt=""/>Chàng trai 'đi thật nhiều' để giúp người theo cách riêng