Trao đổi tại Toạ đàm "Kiểm soát nguồn vốn vào BĐS - Chính sách và tác động” diễn ra hôm nay, 11/5, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết, đối với thị trường bất động sản hiện nay, ở góc độ vĩ mô, theo báo cáo của NHNN việc bơm tín dụng ra thị trường trong 4 tháng đầu năm 2022 cao hơn cùng kỳ các năm 2020 và 2021. Cộng thêm với áp lực lạm phát do nhập khẩu và một số lĩnh vực trong nước, chúng tôi dự báo điều này sẽ gây tác động gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong thị trường BĐS về khả năng thanh khoản và mua, bán.
PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, hiện nay, có thể thấy dòng vốn chảy vào các ngành khác so với BĐS bị thiên lệch. Theo ông Thiên, cần nghiên cứu kỹ và giải quyết từng mục cụ thể nhằm khuyến khích, để tạo ra hệ thống phân bổ nguồn lực, làm giảm đầu cơ đất đai.
“Thị trường BĐS đã nghẽn 2 năm nay, cơ hội bùng nổ đang đến khi có các chương trình phục hồi kinh tế. Cơ hội vô cùng lớn, việc kiểm soát dòng vốn chưa được định hình, có thể bỏ lỡ cơ hội, khi cơ hội đầu tư đang “bùng nổ”. Bởi chính sách hiện nay, chưa đủ “táo bạo” để tiếp cận được cơ hội “bùng nổ”. Cũng nên đặt vấn đề để tạo cơ hội, tạo điều kiện để nguồn lực tư nhân phát triển”, ông Thiên nói.
Tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV nhận định, những năm gần đây, thị trường bất động sản nhộn nhịp khiến giá đất nhiều nơi tăng phi mã. Để ứng phó, nhiều ý kiến đã đề xuất việc siết lại tín dụng bất động sản. Điều này nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường trở nên minh bạch, tránh xảy ra hiện tượng bong bóng, và tâm lý sử dụng nguồn vốn vào BĐS làm đòn bẩy tài chính.
Theo ông Lực, siết tín dụng là điều nên làm, nhưng trong dài hạn, quá trình này có thể dẫn đến nguy cơ thiếu vốn bởi tác động kép từ dịch Covid-19. Mặt khác, BĐS là kênh có đóng góp đến 14% GDP cho nền kinh tế hiện nay. Chủ trương có những biện pháp cân bằng, hài hòa với dòng vốn đổ vào BĐS. Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh việc kiểm soát rủi ro.
"Cơ quan quản lý cần nắn dòng vốn chứ không làm nghẽn, đồng thời chú trọng điều tiết cung – cầu", ông Lực nói.
Khơi thông
Dưới góc độ doanh nghiệp, theo ông Lê Hoàng Hoán, Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Tập đoàn Đất Việt, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, nếu các ngân hàng tiếp tục thắt chặt cho vay tín dụng bất động sản thì doanh nghiệp bất động sản và hàng loạt doanh nghiệp tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn nếu không tiếp cận được nguồn vốn để hoạt động. Giá nhà đất có thể leo thang và cơ hội tiếp cận với nhà ở của người dân sẽ giảm.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh đánh giá, việc siết tài chính tín dụng đối với BĐS chắc chắn sẽ có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh BĐS. Ông Châu cho biết, hiện Nhà nước đã quyết định có gói hỗ trợ 350.000 tỷ, phần lớn tập trung cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm các nước lân cận đang làm là hỗ trợ tín dụng cho thị trường BĐS, cấp tín dụng cho chủ đầu tư BĐS, cấp tín dụng cho đối tượng người dân, các nhà đầu tư thứ cấp. Nhà nước không nên thắt chặt thị trường BĐS, mà nên kiểm soát cho vay đối với các doanh nghiệp, đối tượng vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích.
“Tôi cho rằng, việc chúng ta có lộ trình hạn chế tín dụng vào lĩnh vực BĐS là cần thiết nhưng nên cần giảm tiến độ này cho đến cuối năm 2023. Đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp chúng ta rà soát lại sửa đổi các quy định phát luật để việc phát hành trái phiếu một cách chặt chẽ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các nhà đầu tư và để tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng sự lỏng lẻo trong phát hành trái phiếu để trục lợi thậm chí để lừa đảo” – ông Châu nêu ý kiến.
Về phía quản lý nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng nhìn nhận thị trường BĐS gắn chặt với thị trường vốn, có tác động đến nhau rất nhiều. Ông Khởi đặt vấn đề trong thời điểm này ở góc độ quản lý trong lĩnh vực bất động sản có nên kiểm soát dòng vốn vào BĐS hay dùng từ như TS. Cấn Văn Lực nói là “nắn dòng vốn”.
“Tôi cho rằng kiểm soát là hợp lý. Nếu thị trường vốn có vấn đề thì thị trường BĐS cũng có vấn đề nhưng không phải “siết” mà là kiểm soát cho đúng nghĩa của nó. Tôi cho rằng dòng vốn tín dụng BĐS vẫn phải chảy vào BĐS nhưng nếu trong giai đoạn này nên ưu tiên trong các dự án bất động sản đang triển khai để nhanh cung cấp ra thị trường. Chú ý hơn đến nguồn cung nhà ở giá vừa phải. Đồng thời, đẩy mạnh nguồn cung trong lĩnh vực nhà ở xã hội, cho vay nhiều hơn. Bên cạnh đó, kiểm soát dòng tiền chạy theo tiến độ hay gọi là tiến độ dòng tiền chứ không phải ào ào một lúc. Lúc này thị trường đang có cơ hội, nhưng cũng có những thách thức. Chúng ta cũng cần phải chú trọng, kiểm soát và có định hướng đúng đắn, lâu dài” – ông Khởi nhấn mạnh.
Thuận Phong
Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19 gói tín dụng 65 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân.
" alt=""/>Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản tránh giật cục đánh đồngĐoạn clip đã thu hút gần 100 nghìn lượt thích, hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận của cộng đồng mạng. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng cần có sự thay đổi về công tác hành chính đối với bộ phận một cửa, để tránh những trường hợp người dân xô đẩy như trong clip, đảm bảo an ninh, trật tự.
Được biết sự việc trong clip xảy ra tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nằm trên đường Trần Huy Liệu, thuộc huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Theo chia sẻ của người dân, để bốc được số thứ tự kịp giải quyết hồ sơ trong ngày, nhiều người phải tập trung trước cổng từ 5 giờ sáng, thậm chí có người có mặt lúc 3 giờ sáng.
Trao đổi với báo chí, đại diện Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Chơn Thành xác nhận có sự việc trên. Nguyên nhân là lượng người đến làm hồ sơ về đất đai tăng đột biến, trong khi năng lực giải quyết của chi nhánh chỉ khoảng 100 hồ sơ mỗi ngày.
Để giải quyết cho người dân, chi nhánh đã cho nhân viên tăng cường làm thêm giờ, kể cả thứ bảy và chủ nhật. Ngoài ra, đơn vị cũng đang tuyển dụng thêm nhân sự để kịp thời giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người dân.
Một số người dân cho biết đây không phải lần đầu tiên xảy ra trường hợp người dân chen lấn xô đẩy để được bốc số thứ tự giải quyết hồ sơ đất đai. Vào đầu tháng 4, một số đoạn clip, hình ảnh, bài viết tương tự đã xuất hiện trên mạng xã hội.
Thời gian qua huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước được biết đến là một trong những điểm nóng về "sốt đất". Trước đó, mạng xã hội cũng đã xôn xao với clip ghi cảnh lãnh đạo và nhân viên một công ty bất động sản dựng rạp, dàn cảnh chạy, chốt giá đất nền, để tạo cơn “sốt đất” tại huyện Lộc Ninh. Ngay sau vụ việc, UBND huyện Lộc Ninh đã quyết định xử phạt hành chính 100 triệu đồng đối với Công ty TNHH địa ốc Nam Khương (trụ sở tại Bình Dương) do ông Vũ Văn Khương làm chủ tịch kiêm giám đốc.
Theo đó, Công ty địa ốc Nam Khương có hành vi vi phạm "kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản theo nghị định 16 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về xây dựng, khi vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản". Chính quyền tỉnh Bình Phước cũng chỉ đạo “siết” phân lô, bán nền, cấm tự mở đường.
Thanh Sơn
Các dự án mới chỉ trên giấy, các nhóm “cò" đất đã kéo theo từng tốp tập trung về các vùng quê Hà Tĩnh tạo sóng. Tuy nhiên “cò” chỉ vây kín một vài ngày rồi lại kéo đến vùng quê khác.
" alt=""/>Dòng người chen lấn xô nhau ngã lăn quay khi đi làm sổ đỏTrong mắt giới chuyên môn lẫn người hâm mộ, Arsenalxem như hết cửa đua vô địch Ngoại hạng Anh với Man City, khi tự bắn vào chân mình.
Tuy nhiên, Mikel Arteta không chấp nhận thực tế phũ phàng. Ông vẫn cố gắng hô hào các học trò, còn nước còn tát. Theo The Sun, nếu ở trận chiến với Liverpool, ông dùng loa để hò hét “You’ll Never Walk Alone” (Bạn sẽ không bao giờ đi một mình)để các học trò quen với sức nóng ở Anfield, thì cựu trợ lý của Pep Guardiola còn dùng ‘chiêu’ lạ khó đỡ khác: mang chó Win đến sân tập để lấy khí thế cho toàn đội.
Cụ thể, ở buổi tập trước chuyến làm khách sân Nottingham Forest lúc 23h tối nay, 20/5, ở vòng 37 Ngoại hạng Anh, HLV Arteta đã mang chó Win (Chiến thắng) tới sân London Colney.
Win là chú chó có màu socola, thuộc giống Labrador, là thú cưng của một nhân viên Arsenal, xuất hiện khá thường xuyên (vài lần một tuần) ở sân tập của thầy trò Arteta kể từ tháng trước.
Chú chó này thậm chí còn được vị thuyền trưởng Pháo thủ cho xuất hiện ở lễ ký hợp đồng dài hạn mới (đến năm 2027) của thủ thành Aaron Ramsdale.
Đây rõ ràng là liệu pháp tự lên tinh thần cho bản thân và học trò trong bối cảnh tình hình đang xấu đi với Arsenla. Sự thật là dù có chó WIN xuất hiện nhưng Arsenal đã không thể THẮNG ở 5 trong 7 trận gần nhất.
Đó là các trận hòa tai hại trước Liverpool, West Ham, Southampton, sau đó là thua Man City 1-4 và 0-3 Brighton (chỉ thắng Chelsea và Newcastle.
Phong đội tồi tệ này đã khiến họ đánh mất lợi thế 8 điểm trước Man City trong cuộc đua tranh tới chức vô địch Ngoại hạng Anh. Hiện tại, chỉ cần thắng Chelsea vào ngày mai là Man City lên ngôi, hoặc họ thậm chí có thể vô địch sớm vào tối nay, nếu Arsenal thua Nottingham Forest.
" alt=""/>HLV Arteta mang chó Win đến sân để Arsenal lật kèo Man City