Trẻ nhỏ thích những cuốn sách có màu sắc tươi sáng và có minh họa hấp dẫn. Hãy cùng nhau xem tranh ảnh và đọc từ khi bạn chỉ vào tranh. Sau đó, bạn có thể yêu cầu trẻ chỉ vào những thứ khác nhau. Hãy khuyến khích trẻ nói ra từ đó bằng cách hỏi “Cái gì đây?”. Nghe đọc chuyện sẽ giúp trẻ làm quen với âm thanh và ngữ điệu của tiếng Anh.
5. Sử dụng bài hát
Nghe bài hát là một cách thực sự hiểu quả để học từ mới và cải thiện cách phát âm. Những bài hát có nhảy múa đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ vì trẻ có thể nhảy múa theo khi vẫn chưa thể hát. Những hành động minh họa thường diễn tả ý nghĩa của từ trong bài hát.
Có rất nhiều bài hát vui nhộn bạn có thể nghe cùng trẻ.
6. Dạy ngữ pháp
Với trẻ nhỏ, không cần phải dạy các quy tắc ngữ pháp một cách cầu kỳ, mà thay vào đó cho trẻ làm quen với nghe và sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nhau theo ngữ cảnh. Ví dụ, cấu trúc “have got” khi bạn nói về ngoại hình của ai đó, hay “must/ mustn’t” khi bạn nói về những quy định ở trường. Nghe cấu trúc ngữ pháp được sử dụng theo ngữ cảnh từ nhỏ sẽ giúp trẻ sử dụng nó một cách tự nhiên và chính xác khi lớn lên.
Với trẻ lớn hơn, bạn có thể sử dụng các bài luyện ngữ pháp, những video, câu đố, trò chơi. Sẽ rất hữu ích khi để trẻ lớn dạy trẻ nhỏ - đây là cách tốt để trẻ tự ôn luyện ngữ pháp.
7. Bạn nên dạy từ/ cụm từ nào trước?
Tùy vào sở thích và tính cách của trẻ để quyết định chủ đề bạn sẽ dạy. Để trẻ chọn chủ đề giúp bạn cũng là một cách hay. Bạn có thể bắt đầu với một số chủ đề gợi ý dưới đây:
Số (từ 1-10, 10-20, 20-100)
Màu sắc
Tính từ (to, nhỏ, cao, thấp, vui, buồn…)
Bộ phận cơ thể người
Đồ chơi
Quần áo
Động vật
Thức ăn
Dù phương pháp dạy của bạn là gì thì điều quan trọng nhất là hãy thư giãn, vui vẻ và khiến những giờ học tiếng Anh trở thành một trải nghiệm thú vị cho cả bạn và con.
Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội chia sẻ tại hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018. Ảnh: Thanh Hùng.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, năm 2016, Sở đã hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, công chức, viên chức ngành giáo dục Hà Nội, với tổng kinh phí là 56,262 tỷ đồng.
Cụ thể, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho 135.406 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành. Đây cũng là năm đầu tiên ngành giáo dục Hà Nội triển khai bồi dưỡng đại trà cho 91.759 cán bộ quản lý và giáo viên của 30 quận, huyện, thị xã với tổng kinh phí là 13,812 tỷ đồng.
Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và chức danh nghề nghiệp được chú trọng, tập trung vào một số nội dung như: nâng chuẩn về trình độ đào tạo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; bồi dưỡng Tin học theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bồi dưỡng Ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
“Ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức cũng phải làm như thế nào đó xây dựng chính sách để cho đội ngũ giáo viên có những động lực để công tác tốt. Tôi muốn nhấn mạnh là năm nay tất cả các thầy cô cùng suy nghĩ để xây dựng các chính sách tạo nên động lực cho giáo viên. Bởi nếu như có năng lực chuyên môn giỏi, điều kiện để làm tốt, cơ sở vật chất khang trang nhưng giáo viên thiếu động lực thì kết quả, hiệu suất công việc khó cao được. Do đó điều quan trọng là phải đánh thức tiềm năng, sự yêu nghề của các thầy cô”, ông Độ nói.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chia sẻ tại hội nghị ngành giáo dục Hà Nội diễn ra sáng 12/8. Ảnh: Thanh Hùng.
Ghi nhận những thành tích và kết quả mà toàn ngành giáo dục Hà Nội đạt được, ông Nguyễn Đức Chung, mong muốn trong thời gian tới sẽ khắc phục được những tồn tại mà Hà Nội để xảy ra trong năm học vừa qua.
“Thành phố đã rà soát toàn bộ hệ thống quy hoạch giáo dục Thủ đô và giao cho ngành giáo dục có thể tiến hành thuê chuyên gia tư vấn, để quy hoạch lại toàn bộ hệ thống giáo dục. Hiện, toàn thành phố có 1,8 triệu học sinh, 2.669 trường với trên 9.000 phòng học. Với số trường và số phòng học thì chúng ta không thể quá tải nhưng sự phân bố của các trường, phòng học không đều, dẫn tới quá tải tại một số nơi dân số gia tăng mạnh, nên cần quy hoạch lại”, ông Chung nhấn mạnh.
Thanh Hùng
" alt=""/>Hà Nội chi 56 tỷ đồng bồi dưỡng, tập huấn nhân sự ngành giáo dục trong năm 2016