
Một số nguyên nhân phổ biến của bệnh gan nhiễm mỡ là nghiện rượu, béo phì, mất cân bằng hormone…
Tuy nhiên, bằng cách hạn chế bia rượu, vận động thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh và áp dụng bài thuốc dưới đây, bạn có thể điều trị bệnh gan nhiễm mỡ ngay tại nhà.
Công thức:
- Nước ép củ cải đường: 1/2 chén
- Nước ép hành tây: 3 muỗng canh
![]() |
Nước ép củ cải đường |
![]() |
Nước ép hành tây |
Trộn đều 2 loại nước ép này, uống vào mỗi buổi sáng sau khi ăn sáng trong vòng 3 tháng. Để tăng hương vị và dễ uống, có thể cho thêm mật ong.
Công thức điều trị tại nhà này rất hiệu quả khi được sử dụng một cách thường xuyên. Củ cải đường rất giàu chất xơ và kali, cả hai đều có thể hòa tan các chất béo trong gan giúp gan hoạt động đúng chức năng của mình.
Hành tây có chứa một loại enzyme gọi là allium, có thể giúp lọc rửa các tế bào chất béo dư thừa và độc tố có trong gan, từ đó ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.
Phương Lam(Theo Boldsky)
" alt=""/>Hết gan nhiễm mỡ trong 3 tháng với hỗn hợp nước ép nàyDấu hiệu nhận biết hành động tự sát ở học sinh
- Có bất ổn về tâm lý từ trước đó, không phải là hành động bộc phát phụ hunh có thể nhận biết qua các chia sẻ của trẻ.
- Luôn cảm thấy mình có lỗi, xứng đáng bị chà đạp, bỏ rơi… thể hiện thông qua cảm xúc như khó chịu, lo lắng tột độ, buồn kéo dài, khí sắc trầm buồn, cảm xúc tức giận khó chịu kéo dài, ảnh hưởng tới cuộc sống.
- Có lời nói đề cập tới chủ đề tự sát. Có trẻ nói rằng nếu trẻ chết gia đình sẽ hạnh phúc hơn, nhiều cha mẹ tưởng rằng con nói đùa nhưng thực tế đó là trẻ có hành động chuẩn bị như mua dao kéo, thuốc paracetamol, thuốc trừ sâu. Thậm chí, trẻ còn chuẩn bị cho mình chuyến đi xa.
Do đó, chuyên gia Vũ Toàn Thiện cho rằng cha mẹ, thầy cô không nên nghĩ rằng con không dám làm hay trẻ chỉ đùa giỡn, dọa người lớn. Khi đó, trẻ có thể tự sát. Một số trẻ có hành vi tự sát để người khác hối hận như cha mẹ, thầy cô giáo, trẻ thử làm hành động đó và đôi khi làm quá đà dẫn tới mất mạng.
Thực tế, nhiều trẻ tự sát được đưa vào cấp cứu thành công. Khi đó, trẻ chia sẻ rằng chỉ muốn thử, muốn cha mẹ quan tâm hơn nhưng thực tế trẻ có thể phải trả giá nặng nề.
Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện tự sát, thầy cô, phụ huynh cần lắng nghe trẻ chia sẻ về cảm xúc, khó khăn. Người lớn cần thấu cảm, tránh lời kết án chê bai trẻ.
Khi học sinh có hành vi tự sát, cha mẹ có thể hỏi trực tiếp trẻ về động cơ tự sát. Điều đó không làm gia tăng nguy cơ tự sát ở trẻ. Qua đó, cha mẹ thầy cô có thể biết được nguy cơ tự sát ở trẻ mức độ như thế nào để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Khi trẻ có ý tưởng tự sát cần thông báo cho người có liên quan như thầy cô giáo cần báo với gia đình, ban giám hiệu để can thiệp, không nên giữ bí mật. Cha mẹ cũng nên thông báo với người khác trong gia đình, thầy cô giáo để quan tâm, loại bỏ nguy cơ tự sát. Đồng thời, đưa trẻ đưa đến các trung tâm, phòng khám có các chuyên khoa tâm thần để được điều trị sớm, tránh tình huống không thể kiểm soát được.
Chuyên gia toàn Thiện cho biết đa số học sinh khi có hành động tự sát đã trải qua biến cố lớn trong tâm trí của mình như sự cô đơn, trải qua đau khổ, không được giải tỏa, bế tắc nên các em tìm tới cái chết chấm dứt đau khổ của mình.
Khi đó, nhà trường, các chuyên gia tâm lý học đường cần giúp trẻ tập bình tĩnh, gọi tên cảm xúc. Học sinh cần thấy rõ bản thân như thế nào buồn, lo lắng, tức giận, đau khổ, sợ hãi. Việc gọi đúng tên cảm xúc sẽ giúp các em hiểu được chính mình và cảm thấy được an ủi, nâng đỡ.
Ngoài ra, các em cũng cần chuyên gia tâm lý để đồng hành. Bên cạnh đó, cha mẹ, thầy cô cần quan tâm chú ý đến con em để can thiệp kịp thời.
Theo chia sẻ của các học sinh, chiều 8/9, sau giờ tan học, một số em hái quả vông và mang về khu bán trú cùng ăn với bạn bè. Sau đó, các em có triệu chứng buồn nôn. Khi nắm được tình hình, các giáo viên đã nhanh chóng báo ban giám hiệu nhà trường và phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuần Giáo. Nhà trường lập tức đưa các em đến bệnh viện.
Tại Trung tâm y tế huyện, những học sinh trên được điều trị theo phác đồ ngộ độc quả dại. Đến sáng 9/9, cả 40 em đã ổn định, không còn nôn ói, tiêu chảy nên được ra viện.
Vông là loại cây dại, mọc nhiều ở vùng cao, được nhiều gia đình trồng làm hàng rào, không phải là cây lấy quả. Quả vông có vị ngọt, bùi nhưng ăn vào sẽ bị ngộ độc. Các bác sĩ khuyến cáo gia đình và thầy cô nên chú ý, tuyên truyền trẻ không được ăn quả lạ. Nếu trẻ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và nôn nhiều, nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.