ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tiếp tục xét tuyển một số ngành
2025-05-02 23:24:35 Nguồn:NEWS Tác Giả:Nhận định View:757lượt xem
Thông tin xét tuyển
Điều kiện xét tuyển bao gồm:
1. Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020
- Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020
- Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và có kết quả thi đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng do trường quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Riêng khối ngành sức khỏe do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thời gian xét tuyển: Xét tuyển nhiều đợt khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020
2. Xét tuyển bằng học bạ (kết quả học tập lớp 12):
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
- Cách tính: Điểm xét tuyển (ĐXT) = M1 + M2 + M3 ≥ 18.
Trong đó: M1,ĐHKinhdoanhvàCôngnghệHàNộitiếptụcxéttuyểnmộtsốngàmessi M2, M3 là điểm tổng kết của mỗi môn học lớp 12 ứng với 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của trường.
- Hạnh kiểm năm lớp 12 xếp loại Khá trở lên.
- Hồ sơ đăng ký xét tuyển:
+ Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của trường (lấy trên trang ưeb của trường);
+ Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng) đối với học sinh tốt nghiệp trước năm 2020 hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp năm 2020;
+ Học bạ THPT (bản sao công chứng);
+ 1 phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người nhận;
- Thời gian xét tuyển: Xét tuyển liên tục đến tháng 2/2021.
Nhà trường không thu lệ phí xét tuyển.
- Chế độ ưu tiên thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH, cao đẳng hệ chính quy năm 2020.
* Các môn năng khiếu (nhân hệ số 2, do Khoa Kiến trúc và Khoa Mỹ thuật của Trường tổ chức sơ tuyển/thi tuyển hoặc sử dụng kết quả thi năng khiếu của các trường ĐH trong cả nước).
Về trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập tháng 6/1996. Trường là cơ sở đào tạo đa ngành (27 ngành), đa cấp (Cao đẳng, ĐH, Thạc sỹ, Tiến sỹ), đa hình thức (Chính quy, Liên thông,, Vừa làm vừa học, trực tuyến).
Theo đại diện trường, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có sứ mệnh đào tạo các nhà kinh tế thực hành, các nhà kỹ thuật - công nghệ thực hành, các bác sỹ dược sỹ, cử nhân điều dưỡng giàu y đức tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trường có 3 cơ sở: Cơ sở 1 tại Vĩnh Tuy - Hà Nội; cơ sở 2 tại Từ Sơn - Bắc Ninh; cơ sở 3 tại Lương Sơn - Hòa Bình. Cả ba cơ sở được trang bị hiện đại, thiết kế khoa học, đủ đáp ứng cho hàng chục nghìn sinh viên nghiên cứu, học tập.
Nhà trường có thư viện hiện đại, trên 8.000 đầu sách, tạp chí các loại và hệ thống học liệu điện tử kết nối dữ liệu với nhiều trường ĐH, học viện trong nước và quốc tế. Ký túc xá của trường khang trang sạch đẹp, bảo đảm chỗ ở cho 2.000 sinh viên. Sân vận động ngoài trời và nhà tập có mái che bảo đảm điều kiện cho sinh viên phát triển thể lực.
Với môi trường giáo dục ĐH năng động, hiện đại, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội không chỉ giúp sinh viên học tập tốt mà còn rèn luyện kỹ năng sống tích cực thông qua các chương trình ngoại khóa, hoạt động thiện nguyện, khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên, học bổng về thi đua học tập, rèn luyện xuất sắc, nghiên cứu khoa học… được tổ chức đều đặn hàng năm.
Trường cũng đã sớm thành lập Hội đồng khoa học xét duyệt hàng trăm đề tài đăng ký nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách và thiết thực ở nhiều lĩnh vực. Sinh viên tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ tuổi trẻ sáng tạo, các Ban tổ chức các cuộc thi Olympic cấp Quốc gia và khu vực khen thưởng về các lĩnh vực tin học, kiến trúc, cơ khí điện tử, trong đó có một số sinh viên được giải Đặc biệt và giải Nhất cuộc thi Sáng tạo trẻ (VIFOTEC), nhiều ý tưởng kinh doanh của sinh viên được nhận giải thưởng Kawai của Công ty Jouju Nhật Bản; Ý tưởng khởi nghiệp cùng Vintech được sinh viên hưởng ứng nhiệt tình, nhiều sinh viên đã đạt giải cao.
Công tác hợp tác quốc tế cũng được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường chú trọng. Hiện trường có quan hệ đào tạo với một số trường ĐH và tổ chức ở các quốc gia như: Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Trường có chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ với các trường, nhiều học viên được gửi đi du học tại các nước nói trên theo các ngành Quản lý kinh doanh, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Du lịch…
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Địa chỉ : Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Website: www.hubt.edu.vn
Hotline: 1900 633695; Điện thoại liên hệ: (024) 3.6339113; (024) 3.6336507 máy lẻ 110, (024)22153214
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ niềm vui to lớn cùng với toàn thể cộng đồng thực hành nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ niềm vui to lớn cùng với toàn thể cộng đồng thực hành nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ.
“Trong suốt 10 năm qua, hai chữ Việt Nam thân thương của chúng ta luôn được xướng lên tại các hội nghị của tổ chức UNESCO khi một di sản thiên nhiên, một di sản văn hoá hay một di sản ký ức thế giới của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được thế giới vinh danh.
Năm nay, UNESCO vinh danh nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ, di sản văn hoá phi vật thể thứ 12 của Việt Nam, chính là vinh danh những con người anh dũng, kiên trung nhưng đậm chất dí dỏm, sáng tạo và yêu thơ ca của mảnh đất miền Trung đầy nắng gió bởi lẽ Bài Chòi là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp mang tính sáng tạo và giải trí cao, kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xướng, hội họa và văn học",
Thủ tướng cho rằng, đi cùng với niềm tự hào là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật Bài Chòi trước quốc tế vì từ nay di sản này không chỉ của riêng Việt Nam mà đã trở thành tài sản chung của nhân loại.
Thủ tướng chia sẻ. “Hãy để tiếng ca bài chòi được vang lên trong từng gia đình, ngõ xóm của toàn bộ vùng đất miền Trung Việt Nam, để tiếng cười lan toả khắp muôn nơi, mang cho chúng ta niềm lạc quan về thế và lực mới của dân tộc Việt Nam.
Ông Michael Croft trao bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện.
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Michael Croft, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam chúc mừng Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là 9 tỉnh miền Trung cũng như toàn thể cộng đồng nhân dân địa phương, các nghệ sĩ và những người đã đóng góp vào thành tích nghệ thuật văn hóa Bài Chòi được ghi danh vào danh sách các di sản đại diện của nhân loại. Đây là sự ghi nhận rất xứng đáng. UNESCO đánh giá cao sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Bài chòi với những hướng dẫn cụ thể, trong đó có việc mở rộng không gian biểu diễn, trao đổi và chia sẻ những tham luận, nghiên cứu, tư liệu hóa và xuất bản về Bài Chòi, cũng như các sáng kiến khác.
Ông Hồ Quốc Dũng Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh, việc UNESCO công nhận, ghi danh Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ, Việt Nam là DSVHPVT đại diện của nhân loại góp phần nâng cao nhận thức về giá trị của di sản này. Khẳng định vai trò của Bài Chòi trong đời sống tinh thần của cộng đồng địa phương, tôn trọng giá trị sáng tạo nghệ thuật Trung bộ trong tổng thể các giá trị DSVHPVT của Việt Nam, góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa của nhân loại.
Ông Hồ Quốc Dũng khẳng định, trong thời gian tới, 9 tỉnh, thành dưới sự chủ trì của Bộ VHTTDL sẽ quyết tâm thực hiện hiệu quả Đề án bảo tồn và phát huy di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ, Việt Nam. Trong đó, chú trọng tổ chức tập huấn, kiểm kê hàng năm, nhận diện, tư liệu hóa Di sản, phục hồi các thành tố đã mai một, những tri thức dân gian liên quan và định kỳ tổ chức liên hoan Bài Chòi. Xây dựng các chương trình giáo dục, giới thiệu, quảng bá Di sản gắn với phát triển du lịch. Tôn vinh các cá nhân, câu lạc bộ, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản.
Cũng nhân dịp này, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã công bố Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ, Việt Nam (giai đoạn 2018 - 2023) gồm 5 nội dung.
Mục đích Chương trình nhằm công bố, kêu gọi các bộ, ban, ngành, UBND các cấp, các cơ quan hữu quan, cộng đồng các địa phương là chủ thể của di sản Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ, Việt Nam và nhân dân cả nước cùng thực hiện Chương trình, để bảo vệ bền vững và phát huy hiệu quả di sản quý giá trên.
Bài Chòi là một loại hình nghệ thuật dân gian ở 9 tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, đã bám rễ ăn sâu vào tâm hồn, không gian sống của người dân các địa phương nơi đây, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và góp phần tạo nên cốt cách của con người Trung Bộ: thẳng thắn, chân thành, giản dị, mạnh mẽ, lạc quan, mến khách.
Các câu chuyện trong bài chòi thể hiện tình yêu quê hương đất nước, sự gắn kết cộng đồng và những bài học đạo đức, kinh nghiệm trong cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, nghệ thuật Bài Chòi là loại hình nghệ thuật đa dạng kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học.
Bài Chòi có 2 hình thức chính là "Chơi Bài Chòi" và "Trình diễn Bài Chòi". Chơi Bài Chòi là hô, hát kết hợp với thẻ bài có ghi tên các con bài và thường được tổ chức tại sân đình hoặc trên bãi đất trống vào dịp Tết Nguyên đán.
Trải qua thăng trầm lịch sử, bài chòi Trung bộ vẫn không ngừng phát triển đa dạng và phong phú. Hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa, kiểm kê bài chòi được 9 tỉnh, thành phố của miền Trung sở hữu di sản này và Viện Âm nhạc, Viện Văn hóa - Nghệ thuật quốc gia phối hợp cùng cộng đồng thực hiện từ năm 1998 đến năm 2015. Năm 2013, Nghệ thuật Bài chòi của các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Nam và Phú Yên được công nhận là DSVHPVT quốc gia.
Vào ngày 7/12/2017, tại Hàn Quốc, Ủy ban Liên Chính phủ UNESCO về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể đã ra Nghị quyết đưa “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tình Lê
" alt=""/>Bài Chòi: Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại