
![]() |
Điểm trường Trương Thế Vinh. Ảnh: áo Pháp luật TP.HCM |
Theo Báo Người lao động, chiều ngày 5.6, tại điểm thi trường THPT Lương Thế Vinh, em L. không tham dự thi lại môn Ngữ văn đúng với thời gian quy định.
Một cán bộ tại điểm trường này cho hay, lúc em L. đến trường để thi là 17h, cũng là thời điểm kết thúc thời gian thi, trong khi toàn bộ học sinh thi lại vào lúc 14h30.
Khi nghe cán bộ thông báo, em L. đã quỳ gối tại trường và khóc nước nở. Em L. lý giải rằng hôm thi môn Toán, hết 2/3 giờ em đã ra về. Cuối buổi thi, các giám thị mới thông báo thi lại môn Ngữ văn theo đề dự bị nên em không biết được lịch thi.
Theo Báo Pháp luật TP.HCM, chiều ngày 6.6, ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình, cho biết sau khi nắm được thông tin về thí sinh N.T.L, ông đã trực tiếp gọi điện xin lỗi em L. và hứa sẽ xem xét cho em vào trường để tổ chức xét tuyển.
Ông Nhân cho biết đây là sự cố không ngờ tới. Hôm thi môn Toán, vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý của các thí sinh nên các điểm thi không thông báo sớm về việc thi lại môn Ngữ văn. Đợi đến khi thi xong mới thông báo nên em L. về sớm không biết.
"Tôi cũng có nghe về hoàn cảnh khó khăn của Lài, trong gia đình đến tivi cũng không có, may bác em có điện thoại chúng tôi mới liên hệ được”, ông Nhân nói.
Ông Nhân còn cho biết thêm có một em ở xã Cao Quảng (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) tham dự thi tại điểm thi trường THPT Lê Hồng Phong sau khi thi môn Toán phải nhập viện và không tham dự thi lại môn Ngữ Văn. Về sự việc này, Sở cũng đang xem xét thực hiện theo quy chế.
Trước đó, như Vietnamnet đã thông tin, Ngày 3.6 trong buổi thi môn Ngữ văn vào lớp 10 của Quảng Bình đã liên tiếp xảy sự cố. Cụ thể, tại điểm thi Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, giám thị coi thi ký nhầm vào ô của cán bộ chấm thi. Khi thời gian làm bài đã trôi qua hơn một nửa hai giám thị coi thi của phòng thi số 25 mới phát hiện ký nhầm, dẫn đến 24 thí sinh phòng này phải làm lại bài thi từ đầu.
Sau khi kết thúc buổi thi, thí sinh và phụ huynh phản ánh đề thi môn này giống hệt với đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 của các trường THCS tại TP Đồng Hới. Do đó, tỉnh Quảng Bình đã quyết định bố trí để toàn bộ thí sinh thi lại môn Ngữ văn bằng đề dự phòng. Giám đốc Sở GD-ĐT cũng công khai xin lỗi thí sinh và phụ huynh vì đã để xảy ra sự cố.
Ngân Anh (tổng hợp)
Chiều 5/6, hơn 6.400 thí sinh ở Quảng Bình đã kết thúc buổi thi lại môn Ngữ văn.
" alt=""/>Không biết tin thi lại môn Văn lớp 10, nữ sinh Quảng Bình khóc nức nởĐại diện Trung tâm Chính phủ số thuộc Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT) cho hay, việc xây dựng huyện, xã thông minh hay chuyển đổi số cấp huyện, xã là nhu cầu cấp thiết, hướng tới mục tiêu góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị nhờ ứng dụng công nghệ số.
Thời gian qua, bên cạnh nỗ lực của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong việc thử nghiệm mô hình xã nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện tử, Bộ TT&TT cũng đã hướng dẫn, hỗ trợ một số địa phương triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã.
Thực tế, quá trình triển khai, xã Yên Hòa (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), xã Vi Hương (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) cùng các xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Đồng Nai, Quảng Nam… đã thu được những kết quả nhất định. Và từ chương trình thí điểm, nhiều địa phương đã chủ động nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Để các địa phương có công cụ theo dõi, đánh giá kết quả chuyển đổi số của các huyện, xã trên địa bàn, từ năm 2023, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Chuyển đổi số quốc gia đã khởi động soạn thảo ‘Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ chuyển đổi số cấp huyện và cấp xã’ (phiên bản 1.0).
“Đến nay, dự thảo khung tiêu chí này đã có sự đóng góp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và đang trong quá trình hoàn thiện", đại diện Trung tâm Chính phủ số cho hay.
Theo dự thảo, khung tiêu chí gồm 2 cấp huyện và xã, được phân thành 2 nhóm với các tiêu chí bắt buộc và tiêu chí mở rộng. Trong đó, tiêu chí bắt buộc là những tiêu chí thuộc chương trình, chiến lược, kế hoạch của quốc gia về chuyển đổi số; còn tiêu chí mở rộng là các tiêu chí thực tế kinh nghiệm tại các địa phương và chương trình chuyển đổi số ngành, lĩnh vực khác.
Cấu trúc khung tiêu chí chuyển đổi số cấp huyện và xã dự kiến gồm 4 nhóm: tiêu chí chung, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số với tổng số 53 tiêu chí thành phần. Đối với cấp xã, Cục Chuyển đổi số quốc gia đề xuất 3 nhóm tiêu chí là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số với 56 tiêu chí thành phần. Năm mức độ chuyển đổi số cấp huyện, xã gồm: Khởi động, kết nối, cơ bản, nâng cao, toàn diện.
Cũng theo Cục Chuyển đổi số quốc gia: Việc xây dựng và ban hành ‘Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ chuyển đổi số cấp huyện và cấp xã’ hướng tới đo lường mức độ chuyển đổi số cấp huyện và cấp xã của các tỉnh, thành phố. Qua đó, làm cơ sở chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng thời phát huy thế mạnh trong việc chuyển đổi số, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành và phục vụ nhân dân.
Bên cạnh đó, việc đưa ra khung tiêu chí này góp phần nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại địa phương về chuyển đổi số; xây dựng các cơ quan điển hình, cá nhân tiêu biểu trong chuyển đổi số.