Binh sĩ Ukraine trong chiến hào ở tỉnh Sumy gần biên giới với Nga (Ảnh: Reuters).
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ đưa tin, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc đã báo cáo vào ngày 13/11 rằng quân đội Triều Tiên đã tham gia vào các hoạt động chiến đấu ở Nga, sau khi huấn luyện và dần triển khai ra chiến trường trong hai tuần qua. Thực tế này cũng đã được tình báo Mỹ xác nhận.
Báo cáo có đoạn: "Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 12/11 rằng, hơn 10.000 binh sĩ quân đội Triều Tiên đang đồn trú ở miền Đông nước Nga và hầu hết đã chuyển đến khu vực Kursk, nơi họ đang tham gia vào các hoạt động chiến đấu cùng với các lực lượng vũ trang Nga".
Ông Patel lưu ý rằng các lực lượng Nga đã huấn luyện quân đội Triều Tiên về pháo binh, máy bay không người lái (UAV) và các hoạt động bộ binh cơ bản, bao gồm cả các hoạt động đột kích chiến hào. Đây là những kỹ năng quan trọng đối với các hoạt động tiền tuyến.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, thành công trên chiến trường của Nga khi sử dụng quân đội Triều Tiên phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc Nga có thể tích hợp họ vào quân đội tốt đến mức nào.
Các nguồn tin quân sự phương Tây đánh giá, Nga đang dồn quân để đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi Kursk trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1 tới.
Theo đó, Nga đã triển khai khoảng 50.000 quân, bao gồm cả lính Triều Tiên, để chuẩn bị cho một cuộc phản công quy mô lớn ở Kursk trong những ngày tới. Việc giành lại các vùng lãnh thổ bị Ukraine kiểm soát ở Kursk cùng với đà tiến công nhanh chóng ở miền Đông Ukraine sẽ giúp Nga nâng cao vị thế trước bất cứ cuộc đàm phán tiềm năng nào.
Moscow và Bình Nhưỡng hiện chưa bình luận về thông tin này.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cuối tuần qua và đầu tuần này đã phê chuẩn Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.
Hiệp ước nêu rõ, hai nước nên "ngay lập tức hỗ trợ quân sự và các hỗ trợ khác bằng mọi phương tiện sẵn có" nếu một trong hai bên rơi vào tình trạng chiến tranh.
Bản đồ chiến sự Nga - Ukraine tại vùng Kursk của Nga ngày 13/11. Trong đó, biên giới hai nước màu đen, khu vực gạch chéo xanh là nơi lực lượng Kiev đang nắm giữ. Moscow chiếm lại khu vực màu đỏ và các vùng màu vàng là nơi họ đang phản công (Ảnh: ISW).
Những nhận định đáng chú ý trong báo cáo ngày 13/11 của ISW:
Thứ nhất,việc Điện Kremlin đang cố gắng đặt ra các điều khoản cho những cuộc đàm phán "hòa bình" tiềm năng với Ukraine trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho thấy rõ ràng rằng, mục tiêu của Nga vẫn không thay đổi và vẫn là sự đầu hàng hoàn toàn của Ukraine.
Điện Kremlin dường như không muốn nhượng bộ nhiều hơn trước chính quyền mới của ông Trump so với chính quyền hiện tại.
Thứ hai,việc Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov từ chối trước một đề xuất tiềm năng về việc đóng băng tiền tuyến hiện tại một lần nữa chứng tỏ rằng Nga không quan tâm đến việc làm dịu cách tiếp cận hoặc các yêu cầu của mình trong các cuộc đàm phán và duy trì mục tiêu là sự đầu hàng hoàn toàn của Ukraine, điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu rõ vào tháng 6 năm 2024.
Thứ ba,ngày 13/11, các cơ quan đặc biệt của Ukraine được cho là đã sát hại một sĩ quan thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga tại Crimea.
Thứ tư,Tổng thống Nga Vladimir Putin và các giám đốc điều hành dầu mỏ hàng đầu của Nga được cho là đã từ chối một đề xuất sáp nhập giữa ba công ty dầu mỏ lớn nhất nước này.
Thứ năm,các cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ đã xác nhận độc lập rằng binh sĩ Triều Tiên đã tham gia chiến đấu cùng với quân đội Nga ở khu vực Kursk.
Thứ sáu,quân đội Nga gần đây đã tiến gần Toretsk, Kurakhove, Ugledar (Vuhledar) và trên biên giới của các khu vực Donetsk và Zaporizhia, trong khi quân đội Ukraine gần đây đã tái lập các vị trí gần Chasov Yar.
Thứ bảy,lực lượng Moscow tiếp tục dựa vào xe tăng và xe bọc thép được tân trang lại được lấy từ kho để thay thế các thiết bị bị mất trong quá trình chiến đấu, nhưng họ khó có thể chịu đựng được những tổn thất này trong thời gian dài.
Theo Ukrainska Pravda" alt=""/>ISW: Lính Triều Tiên sát cánh cùng Nga chiến đấu với Ukraine ở KurskTại hội thảo "Phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới: Tăng tốc và bứt phá" vừa tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn, ông Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng với những thế mạnh nổi bật về kinh tế cửa khẩu và dịch vụ logistics qua biên giới, tỉnh chính là mắt xích quan trọng trong phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
"Tỉnh sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến khảo sát, tìm hiểu và đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp của tỉnh Lạng Sơn về kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử quốc tế và các dịch vụ như logistics, xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng", ông nhấn mạnh.
Tại Lạng Sơn, thương mại điện tử thời gian qua đã phát triển nhanh. Hiện tỉnh có gần 21.000 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử, đứng thứ 2 toàn quốc. Hơn 228.000 số hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số, tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số trên hộ gia đình đạt 93%, đứng thứ 3 toàn quốc và hơn 72% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định tỉnh sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cho doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc (Ảnh: Moit).
Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), cũng đánh giá tỉnh Lạng Sơn có vai trò quan trọng trong phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.
Cụ thể, tỉnh nằm ở vị trí đặc biệt trong mạng lưới giao thương quốc tế với hệ thống cửa khẩu, lối mở, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa phong phú, đa dạng được xem như cầu nối quan trọng, giúp hàng hóa Việt Nam từ các tỉnh, thành phố vươn xa tới thị trường Trung Quốc - Đông Bắc Á.
"Kinh tế cửa khẩu kết hợp thương mại điện tử giúp thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần phát triển thương mại hiện đại, tạo nền tảng vững chắc để Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm thương mại điện tử xuyên biên giới trọng điểm trong khu vực", bà Oanh nhìn nhận.
" alt=""/>Lạng Sơn, cầu nối quan trọng để phát triển thương mại điện tử Việt