Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT) đã có trao đổi với phóng viên.
Phóng viên: Thời gian qua, để phòng chống dịch bệnh Covid-19, các địa phương, cơ sở giáo dục đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học kéo dài. Việc thu học phí đối với học sinh, sinh viên trong thời gian nghỉ học sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Tú Khánh: Việc thu học phí thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và không thu học phí đối với tháng học sinh được nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh. Thực hiện việc thu học phí đối với tháng đi học bù, đồng thời đảm bảo việc thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên theo số tháng thực học.
Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm; đối với cơ sở giáo dục đại học là 10 tháng/năm.
Còn đối các trường ngoài công lập, thực hiện việc thu học phí theo thỏa thuận từ trước với phụ huynh học sinh.
Các dịch vụ hỗ trợ học online và hướng dẫn học trong thời gian nghỉ dịch là dịch vụ phát sinh ngoài chương trình học chính khóa. Do đó, do phụ huynh và nhà trường tự thỏa thuận với nhau, không tính bù vào chương trình học và thu học phí thêm.
![]() |
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT) |
- Đối với các trường quốc tế và trường tư thục, ngoài học phí còn có những khoản thu khác nữa. Các khoản thu này nên tính toán thế nào cho hợp lý?
Như tôi đã nói ở trên, đối với học phí của các trường quốc tế và trường tư thục thực hiện việc thu học phí phải được thông báo công khai ngay từ đầu năm học, khóa học cho từng năm và cả lộ trình. Việc thực hiện thu theo như thỏa thuận ban đầu, đúng kế hoạch năm học và trong thời gian nghỉ học. Nếu triển khai dịch vụ hỗ trợ học online và thu chi phí thì việc này triển khai trên cơ sở thỏa thuận giữa 2 bên nhà trường với cha mẹ học sinh và phải thông báo công khai ngay từ đầu.
- Trên thực tế, một số trường tư đã thu học phí dạy online. Việc thu như vậy là đúng hay sai, có phù hợp với các quy định hiện hành hay không?
Bộ GD-ĐT chỉ quy định việc thu học phí các chương trình đào tạo theo quy định của Bộ. Đối với các chương trình bổ trợ khác như củng cố kiến thức qua online… thì việc quy định mức thu cho các loại hình bổ trợ này là thỏa thuận tham gia và đóng chi phí giữa nhà trường và gia đình học sinh. Bộ GD-ĐT không quy định chương trình và mức thu cho các chương trình bổ trợ này.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
- Việc thu phí để dạy và học online gần như chưa có tiền lệ. Vậy các trường công lập và tư thục cần phải thu thế nào cho đúng? Bộ có hướng dẫn gì hoặc có lưu ý gì về các quy định hay không?
Do đây là dịch vụ thỏa thuận nên việc thu hay không tùy thuộc vào các trường và phụ huynh thỏa thuận trên cơ sở có chi phí hợp lý nhất để triển khai các dịch vụ này, tránh tình trạng học sinh, sinh viên nghỉ học quá dài do tình thế nghỉ chống dịch.
Bộ GD-ĐT không thể hướng dẫn việc này vì đây là các hoạt động ngoài kế hoạch và chương trình, các nhà trường phải căn cứ nội dung, khối lượng công việc để xây dựng tính toán mức thu hợp lý, thu đủ bù chi cho các dịch vụ chứ không thể thu theo học phí.
Đồng thời phải thông báo công khai và thỏa thuận với phụ huynh học sinh trước khi triển khai.
- Đối với một số khoản mà một số nhà trường có thể đã thu nguyên học kỳ, hoặc nguyên một năm, chẳng hạn các khoản phụ trợ như nước uống, vệ sinh…, thì theo ông các trường nên xử lý thế nào?
Đối với các khoản đã thu dịch vụ như tiền nước, tiền vệ sinh,... là các khoản thu dịch vụ theo thỏa thuận được thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh cho cả năm học, thường thu vào đầu năm. Do đó, việc dọn vệ sinh trường lớp và chuẩn bị điều kiện cho các con quay trở lại trường đúng theo kế hoạch năm học và kế hoạch điều chỉnh nếu có phải do nhà trường thực hiện và không được thu thêm chi phí. Ngoài ra các trường có thể kêu gọi hội phụ huynh cùng hỗ trợ và tham gia vệ sinh dọn dẹp trong công tác phòng chống dịch theo nguyên tắc tự nguyện.
Hiện, Bộ GD-ĐT đang tiến hành rà soát khó khăn, vướng mắc của các cơ sở giáo dục, từ đó điều chỉnh một số văn bản hiện hành cho phù hợp. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ một số chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19.
Hải Nguyên
- Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường không được thu bất kỳ khoản tiền nào đối với học sinh, phụ huynh khi tổ chức dạy học trực tuyến, kể cả khi Hội cha mẹ học sinh huy động sự đóng góp.
" alt=""/>Trường dạy trực tuyến mùa dịch CovidTại tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc, các học sinh lớp 4 của một trường tiểu học ở Hạnh Hoa Lĩnh, thành phố Thái Nguyên đã đeo những đôi cánh sặc sỡ khi đi tới trường. Đây là sản phẩm của chính học sinh và phụ huynh được sáng tạo từ những đồ dùng tái chế.
Bà Zhao Zhao Gending, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngoại ngữ (Hạnh Hoa Lĩnh), cho hay với cách làm này, học sinh sẽ hiểu cụ thể hơn và luôn phải ghi nhớ về việc duy trì khoảng cách an toàn trên 1m với các bạn học.
Học sinh tiểu học đeo đôi cánh trên vai trong khi tập thể dục tại một trường học ở Hạnh Hoa Lĩnh, thành phố Thái Nguyên.
Đeo ngay khi ngồi trong lớp
Mục đích của việc này là nhắc nhở học sinh cần phải duy trì khoảng cách an toàn trên 1m với các bạn học.
Đây là sản phẩm của chính học sinh và phụ huynh được sáng tạo từ những đồ dùng tái chế.
Những sáng kiến giúp học sinh đảm bảo khoảng cách an toàn đang được áp dụng ở nhiều trường học.
Trước đó, những học sinh tại một trường tiểu học ở Hàng Châu, Trung Quốc cũng đã đội chiếc mũ đặc biệt nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn trong mùa dịch. Những chiếc mũ có chiều dài khoảng 1m là sáng kiến của nhà trường nhằm giúp học sinh cảm nhận một cách trực quan về khoảng cách an toàn từ 1-2m.
Trường Giang (Theo Gulf News)
Trong ngày đầu tiên trở lại trường, những học sinh tại một trường tiểu học ở Hàng Châu, Trung Quốc đã đội chiếc mũ đặc biệt giúp các em đảm bảo khoảng cách an toàn trong mùa dịch.
" alt=""/>Học sinh Trung Quốc đeo đôi cánh tới trường để duy trì khoảng cáchThầy Nguyễn Quang Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Châu Trinh, chia sẻ: “Thấm thoát 3 năm THPT đã trôi qua, những tháng ngày của quãng đời học sinh đã kết thúc. Giờ phút chia tay đã đến, khép lại một hành trình để các em bước vào chặng đường mới.
Chia tay là để hẹn một ngày về, bởi chốn này lưu giữ bao kỷ niệm về mái trường, góc lớp, tình bạn bè, nghĩa thầy trò. Thầy cô vẫn tin dù đi đâu, ở đâu, làm gì và với cương vị nào, các em sẽ luôn nhớ về nơi đây”.
Thầy Hưng cũng chúc các học sinh lớp 12 đạt kết quả cao trong kì thi quan trọng sắp đến.
Tấn Khoa, học sinh lớp 12/2, cho biết em sẽ rất nhớ quãng thời gian vừa qua.
“Chúng em đã khóc rất nhiều vào buổi học cuối cùng trên lớp. Còn hôm nay là một ngày thật đặc biệt, và không có khoá học sinh nào được ở lại trường, bên cạnh thầy cô và bạn bè lâu như chúng em… Em mong các thầy cô luôn vui, khoẻ và nhớ đến những đứa học trò này”, Tấn Khoa xúc động nói.
![]() |
Những dòng lưu bút được lưu lại trên áo |
![]() |
Sẽ không còn những giờ phút bên nhau như thế này |
![]() |
"Chúc đậu trường đời", bạn nhé |
![]() |
Những lời chúc, chữ ký trên chiếc áo được lưu giữ làm kỷ niệm |
![]() |
Tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc với thầy giáo chủ nhiệm |
![]() |
Buổi bế giảng nhiều cảm xúc, có cả nụ cười và nước mắt |
![]() |
Đôi bạn bịn rịn bên nhau trong thời khắc sắp phải chia xa |
![]() | ||
“Chia tay bạn bè, mái trường gắn bó thời gian dài là cảm xúc đầy tiếc nuối. Có những kỷ niệm đẹp chúng em sẽ không bao giờ quên..”
|
![]() |
3 năm THPT đã khép lại. Sau ngày bế giảng, học sinh khối 12 sẽ tích cực ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới |
Hồ Giáp
Khi tiếng trống trường cuối cùng vang lên cũng là lúc các học trò lớp 12 chính thức chia tay mái trường mà mình đã gắn bó trong suốt 3 năm học.
" alt=""/>Học sinh Đà Nẵng ký lưu bút kín áo, ôm nhau khóc chia tay tuổi học trò