
Trong năm 2022, năm đầu tiên được VNISA phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Vụ Giáo dục chính trị Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT), Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH) cùng một số cơ quan, đơn vị tổ chức, cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” dành cho đối tượng học sinh THCS trên cả nước.
Trước đó, từ năm 2021, nhằm bảo đảm khả năng chủ động trong quá trình thi, Ban tổ chức đã phối hợp với Công ty Bkav xây dựng, phát triển phần mềm đề thi riêng, cải tiến qua từng năm. Bên cạnh việc xây dựng ngân hàng đề thi và phần mềm thi, Ban tổ chức cũng hoàn thành việc xây dựng wesite tại địa chỉ Childsafe.vn và bộ phim hoạt hình về cuộc thi.
Hiện tại, các học sinh THCS trên cả nước đã có thể truy cập vào website tại địa chỉ thihsattt.vn để đăng ký tài khoản dự thi và luyện tập các bài thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022.
Để tham gia luyện tập trên hệ thống thi, trước tiên học sinh cần đăng ký và xác thực tài khoản dự thi. |
Theo hướng dẫn của Ban tổ chức, sau khi truy cập vào trang web thihsattt.vn, học sinh cần bấm vào menu “Đăng ký” để đăng ký tài khoản dự thi bằng cách điền thông tin theo mẫu form đăng ký và nhắn tin xác thực tài khoản. Tiếp đó, chọn “Vào thi” để thực hành thi.
Trong thời gian thi thử kéo dài từ ngày 16/2/2022 đến hết 2/3/2022, các thí sinh có thể làm bài thi thử nhiều lần với đề thi được chọn ngẫu nhiên và xem lại kết quả. Ban tổ chức lưu ý thêm, học sinh không làm mới lại giao diện màn hình web khi đang thi (không bấm phím F5 trên máy tính, không thực hiện thao tác refresh màn hình trên các thiết bị di động) vì có khả năng tự làm rớt phiên thi.
Học sinh nên thi thử nhiều lần để làm quen với hệ thống và cũng biết được nhiều kiến thức bổ ích qua việc xem đáp ứng đúng cho các câu hỏi. Đặc biệt, thí sinh không cho người khác dùng tài khoản dự thi của mình vì có thể khiến bản thân mất quyền thi thật.
Trong thời gian thi chính thức dự kiến diễn ra từ ngày 3/3/2022 đến 24/3/2022, các thí sinh chỉ làm bài duy nhất một lần. trong trường hợp gặp sự cố, hệ thống sẽ lưu đề thi và tình trạng làm bài để thí sinh có thể thi tiếp sau khi đăng nhập lại.
Đề thi “Học sinh với An toàn thông tin" năm 2022 gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm do hệ thống thi cung cấp ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi. Thời gian làm bài của thí sinh là 30 phút.
Các câu hỏi thi là những kiến thức phổ thông về an toàn thông tin và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, tập trung vào 8 chủ đề chính gồm: Giáo dục về đạo đức, pháp luật; Kiến thức về tin học và an toàn thông tin; Bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ em và phòng chống nội dung xấu trên mạng; Phòng tránh các tương tác có hại trên mạng; Phòng tránh nguy cơ có hại trong quảng cáo và tiêu dùng trên mạng; Phòng chống nguy cơ mất an toàn mạng; Bảo vệ trẻ em trong sử dụng mạng xã hội; Sử dụng thiết bị di động an toàn.
Vân Anh
Cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2022 sẽ tập trung cung cấp các kiến thức và kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho học sinh THCS, giúp các em có “vắc xin số” để tự bảo vệ, tự phát triển lành mạnh, sáng tạo trên mạng.
" alt=""/>Đã ở hệ thống thi thử trực tuyến 'Học sinh với An toàn thông tin' năm 2022Lãnh đạo khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có văn bản kết luận về những thông tin phản ánh liên quan đến giảng viên Nguyễn Hùng Cường. Văn bản được ký ngày 22/8.
Trước đó, theo các thông tin phản ánh trên mạng xã hội và đơn thư kiến nghị của sinh viên, giảng viên Nguyễn Hùng Cường bị tố cáo có hành vi không phù hợp với các nữ sinh viên, đồng thời trù dập điểm số của sinh viên và thường xuyên đi dạy muộn, bỏ tiết.
Sau khi nhận được các thông tin phản ánh, sau một thời gian xem xét, tiến hành xác minh, khoa Luật đã đưa ra kết luận. Cụ thể, văn bản kết luận gồm 3 nội dung.
Thứ nhất là thông tin phản ánh về ứng xử, giao tiếp giữa ông Nguyễn Hùng Cường và người học.
“Cho đến thời điểm hiện nay, với những thông tin được cung cấp với tổ công tác, hiện chưa đủ cơ sở để cho rằng giảng viên (GV) Nguyễn Hùng Cường đã quan hệ với nữ sinh khoa Luật và làm sinh viên này mang thai, hay đe dọa, gạ tình với các nữ sinh trong khoa như nội dung thông tin phản ánh trên các trang mạng xã hội. Nội dung thông tin phản ánh này hiện không có ảnh chụp tin nhắn (tồn tại dưới dạng 2 bài đăng ẩn danh trên trang SOL-VNU Confessions), đồng thời cũng không có người cung cấp thông tin trực tiếp” – văn bản này viết.
Tuy nhiên, đã có cơ sở để cho rằng GV Nguyễn Hùng Cường đã chủ động nhắn tin với các nữ sinh trong khoa, trong đó nội dung các tin nhắn có thể hiện cách ứng xử chưa đúng mực trong mối quan hệ giữa nhà giáo và người học.
Kết luận này khẳng định, hành vi của ông Cường có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 30 Quy chế Đào tạo đại học tại ĐHQGHN về trách nhiệm và quyền hạn của giảng viên; vi phạm khoản 3, 4 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2005 về nhiệm vụ nhà giáo; vi phạm khoản 4, 5 Điều 55 Luật Giáo dục đại học năm 2012 về nhiệm vụ và quyền của giảng viên…
Ngoài ra, những trao đổi qua lại trên mạng xã hội về mối quan hệ giữa ông Cường và người học đã gây ảnh hưởng tiêu cực, nghiêm trọng tới hình ảnh, uy tín, lợi ích của Khoa Luật, của ĐHQG Hà Nội trong sinh viên, cựu sinh viên và dư luận xã hội.
Nội dung thứ 2 phản ánh về việc đánh giá kết quả học tập của GV Nguyễn Hùng Cường với người học.
Về việc ông Cường chấm điểm 1 với bài kiểm tra giữa kỳ của sinh viên Hoàng Thị Thu Uyên, tổ công tác nhận thấy chưa có đủ bằng chứng để khẳng định có sự vi phạm của GV. Nguyễn Hùng Cường trong việc chấm, đánh giá điểm đối với em Uyên do không có đủ cơ sở để khẳng định ảnh chụp bài kiểm tra của em Uyên chính là bài kiểm tra đã nộp cho giảng viên này.
Về việc này, tổ công tác đã yêu cầu ông Cường cung cấp bài kiểm tra của cả lớp nói chung và của em Uyên nói riêng để đối chiếu. Tuy nhiên, ông Cường viện dẫn việc quy chế của khoa Luật không bắt buộc giảng viên phải lưu trữ bài kiểm tra điều kiện và ông Cường hiện không còn lưu trữ nữa vì học phần đã kết thúc từ lâu.
Về việc ông Cường cho 0 điểm chuyên cần của cả lớp văn bằng kép INL-2003, ông Cường giải thích với lý do lớp không trung thực trong việc điểm danh. Giảng viên này giải thích rằng đã có thông báo trước lớp về việc cả lớp sẽ bị 0 điểm chuyên cần nếu có sự gian dối trong điểm danh. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, việc ông Cường cho tất cả sinh viên 0 điểm chuyên cần là chưa công bằng với những sinh viên đi học đầy đủ - văn bản khẳng định.
Việc đánh giá và cho điểm chuyên cần nêu trên của GV Nguyễn Hùng Cường đã có dấu hiệu vi phạm một số quy định, luật.
Nội dung thứ 3 về thông tin phản ánh ông Cường thường xuyên đi dạy muộn, bỏ buổi dạy…, văn bản kết luận “GV. Nguyễn Hùng Cường thường bảo đảm số buổi lên lớp giảng dạy của học phần được phân công. Tuy nhiên, có một số lần lên lớp giảng dạy muộn so với thời gian quy định từ 15 phút, 30 phút đến 120 phút. Việc này làm ảnh hưởng và không đảm bảo thời lượng giảng dạy đối với học phần.
Việc đi muộn này của GV. Nguyễn Hùng Cường có dấu hiệu vi phạm Quy định về đạo đức nhà giáo: “…không đi muộn, về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường”
Lãnh đạo khoa Luật, ĐHQGHN xác định đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến danh dự, uy tín của khoa, ảnh hưởng không tốt đến tình hình chính trị, tư tưởng và tâm tư, tình cảm của các cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên, cựu người học của khoa.
Với các nội dung đã được xác minh, ban chủ nhiệm khoa Luật đề nghị bộ phận Tổ chức – Cán bộ của khoa đề xuất biện pháp xử lý triệt để, nghiêm minh và đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nguyễn Thảo
Liên quan đến sự việc giảng viên Nguyễn Hùng Cường (khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội) bị sinh viên tố cáo quấy rối và trù dập sinh viên, nữ sinh Hoàng Thị Thu Uyên – hiện đang là sinh viên năm cuối của khoa này – đã lên tiếng.
" alt=""/>Kết luận ban đầu về vụ giảng viên Luật bị tố quấy rối nữ sinhKì thi tuyển sinh lớp 10 năm nay, TP Đà Nẵng có 13.264 thí sinh đăng kí dự thi vào 21 trường THPT trên địa bàn và 1.099 thí sinh đăng kí dự thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Đà Nẵng, có 78,4% bài thi môn Ngữ văn, 61,9% bài thi môn Tiếng Anh và 66,2% bài thi môn Toán có điểm thi từ trung bình trở lên (điểm 5 trở lên).
Có 97 em đạt điểm 10 môn Toán (chiếm 0,7%), 379 em đạt điểm 10 môn Tiếng Anh (2,9%), Tiếng Đức có 2 em.
Không có em nào đạt điểm 10 môn Ngữ văn, Tiếng Pháp và Tiếng Hàn.
Hội đồng thi đang tiến hành kiểm dò điểm bài thi, kết quả học tập 4 năm học THCS, điểm khuyến khích và các nguyện vọng đăng ký của thí sinh.
Dự kiến kết quả chính thức sẽ được công bố vào lúc 18h ngày 30/7.
Diệu Thùy
Sở GD&ĐT Đà Nẵng đề xuất các thí sinh thi tốt nghiệp THPT thuộc diện F0 được xem xét đặc cách công nhận tốt nghiệp; thí sinh thuộc diện F1 được bố thi tại điểm thi dự phòng.
" alt=""/>Điểm thi vào lớp 10 ở Đà Nẵng năm 2020