Theo ông Trần Ngọc Thạch, hiện nay, Sở TT&TT đang xây dựng, hoàn thiện Đề án phát triển vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, trong đó chú trọng công đoạn thiết kế chip và lắp ráp, kiểm thử, đóng gói. Mục tiêu đến năm 2030 có tối thiểu 5.000 nhân lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn với 1.500 nhân lực thiết kế vi mạch và 3.500 nhân lực về đóng gói, kiểm thử. Đồng thời, Đà Nẵng sẽ tham gia sâu vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu.
“Những năm qua, thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo động lực thúc đẩy phát triển lĩnh vực CNTT; triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn về hạ tầng, nhân lực, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư vào thành phố…”, ông Thạch cho hay.
Từ cuối năm 2023, thành phố đã thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo; triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, kết nối các tập đoàn, cơ sở đào tạo, đối tác trong và ngoài nước thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo thành phố.
Phó Giám đốc Sở TT&TT cho hay, ngành CNTT thành phố tăng trưởng nhanh, bền vững về cả doanh thu và sản lượng, là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Doanh thu toàn ngành năm 2023 đạt 36.571 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 147,8 triệu USD, tăng 12% so với năm 2022. Kinh tế số Đà Nẵng đóng góp khoảng 20% cơ cấu GRDP toàn thành phố.
Thành phố hiện có 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1000 dân (đứng thứ hai sau TP.HCM, gấp 3 lần tỷ lệ trung bình toàn quốc), số lượng nhân lực công nghệ số khoảng 53.000 người.
Trên địa bàn thành phố hiện có 3 khu CNTT tập trung đang hoạt động, gồm Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng với 2.200 nhân lực, lấp đầy 100%; Khu CNTT tập trung Đà Nẵng dự kiến thu hút 20.000 nhân lực; Khu FPT Complex hiện có hơn 6.500 nhân lực và đặt mục tiêu thu hút 10.000 vào năm 2025.
Thành phố đang hoàn thiện, đưa vào vận hành Khu Công viên phần mềm số 2 vào cuối năm 2024, dự kiến thu hút 6.000 nhân lực; Tòa nhà phần mềm và công nghệ cao Viettel dự kiến thu hút 2.500 nhân lực CNTT.
“CNTT được xác định là một trong 5 lĩnh vực kinh tế mũi nhọn ưu tiên phát triển theo Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, theo đó đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN”, ông Thạch chia sẻ.
" alt=""/>6 năm nữa, Đà Nẵng có 1.500 nhân lực thiết kế vi mạchNăm ngoái, UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị tập huấn Luật An ninh mạng và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cho các lãnh đạo và cán bộ chủ chốt phụ trách công tác này tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh. Hội nghị tập huấn an ninh mạng được tổ chức trực tuyến đến nhiều điểm cầu.
Tại buổi tập huấn, các cán bộ đã được lãnh đạo Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) truyền đạt về quá trình xây dựng nội dung cơ bản và một số vấn đề đặt ra trong triển khai thi hành Luật An ninh mạng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai thi hành Luật An ninh mạng...
Qua đó, cán bộ cấp cơ sở trong toàn tỉnh đã nhận thức rõ vấn đề, nội dung, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh mạng và vận dụng có hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tại cơ quan, địa phương, đơn vị.
H.A.H
Tuyên Quang đang hướng đến các mục tiêu cụ thể về an toàn thông tin mạng, như 80% các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được giám sát và bảo vệ theo mô hình 4 lớp.
" alt=""/>Phú Thọ định hướng an toàn thông tin đến năm 2030Thí sinh la ó, lăn lộn bán hàng
Ngày 4/3, 77 cô gái tụ họp tại một khán phòng, tay cầm điện thoại cùng sản phẩm để tham gia phần thi bán hàng online. Theo quy định, thí sinh có doanh thu cao nhất sẽ được chụp ảnh cùng Chủ tịch Hoa hậu Hòa bình - Nawat Itsaragrisil. Đỉnh điểm, nhiều thí sinh liên tục la ó, hò hét, tranh nhau nói và dùng "chiêu trò" để thu hút người xem nhằm tăng doanh thu bán hàng.
Mong muốn đạt số lượng đơn hàng lớn, một số đại diện nằm lăn lộn, hò reo trên mặt đất, đáp ứng mọi yêu cầu từ người hâm mộ.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Sau những hành động "lố lăng", nhiều khán giả đã để lại bình luận chê bai: "Tại sao họ lại lựa chọn cách này để nổi tiếng? Tôi sẽ không mua những sản phẩm này".
Một khán giả nhận xét: "Miss Grand Thailand đang lạm dụng sức hút từ cuộc thi để tận dụng cho mục đích kinh doanh, xa rời với tiêu chuẩn vốn có của một sân chơi sắc đẹp".
Chọn trang phục hở hang, phản cảm để gây chú ý
Trước đó, tại buổi họp báo ra mắt, dàn hoa hậu tiếp tục gây chú ý khi chọn những thiết kế độc đáo, nóng bỏng. Đại diện tỉnh Phuket - Malin Chara-anan diện trang phục với phần ngực khoét sâu, phần hông cắt xẻ táo bạo khoe trọn vòng 3. Trong lúc trình diễn, người đẹp để lộ phần nội y gây phản cảm và nhận về nhiều lời chỉ trích nặng nề.
Malin Chara-anan năm nay 27 tuổi, cao 1,65m hiện là người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội và là CEO của một hãng mỹ phẩm. Cô thường xuyên chia sẻ bí quyết, xu hướng làm đẹp trên trang cá nhân. Malin tốt nghiệp ngành Báo chí và Truyền thông tại trường ĐH Thammasat (Thái Lan).
Thí sinh cưỡi ngựa, đi xe cấp cứu đến cuộc thi
Ngày 3/3, dàn thí sinh Miss Grand Thailand cũng có màn "chào sân" lắm chiêu trò. Để tạo điểm nhấn, một số người đẹp không ngần ngại việc làm lố, đầu tư váy áo, đạo cụ và bỏ ra số tiền lớn để có thể nổi bật nhất. Trước cửa khách sạn, các cô gái lần lượt xuất hiện bằng kiệu, xe mô tô phân khối lớn, cưỡi ngựa và xe đẩy rác.
![]() | ![]() | ![]() |
Đặc biệt, Hoa hậu Hòa bình tỉnh Pathum Thani - Kanyaphatsaphon Rungrueang còn khiến người hâm mộ phát hoảng khi nhập cuộc bằng xe cấp cứu. Người đẹp mặc đồ bệnh nhân được các diễn viên đóng vai y tá và bác sĩ đẩy khỏi xe. Cô bước khỏi băng ca, lột bỏ lớp áo bên ngoài khoe 3 vòng bốc lửa trong trang phục cắt xẻ táo bạo. Hành động chơi trội của Kanyaphatsaphon nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Được biết, đây là "đặc sản" không thể thiếu tại mỗi mùa giải của cuộc thi, thí sinh giành chiến thắng sẽ được điểm cộng lớn..
Những năm qua, ông Nawat - Chủ tịch của cuộc thi Miss Grand Thailand liên tục ban hành các luật lệ "khó hiểu" như cấm thí sinh từng thi Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan tham gia, các cô gái dự thi phải biết livestream bán hàng... đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng quy định này thể hiện sự hẹp hòi, ích kỷ của người đứng đầu cuộc thi.
Việc ông Nawat thương mại hóa cuộc thi nhan sắc là vấn đề mà công chúng quan ngại, thí sinh làm mọi cách lố lăng để bán hàng, khiến hình ảnh và chất lượng cuộc thi bị ảnh hưởng.
Đỗ Phong